Thức cả đêm canh ‘núi’ tiền thưởng
Tại một ngôi làng ở Trung Quốc, tiền lợi nhuận từ các hoạt động của hợp tác xã đã được xếp thành một bức tường.
Xếp tiền như núi
13 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,3 bảng Anh) đã được xếp thành một bức tường dài đến 2m tại ngôi làng Jianshe thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trước khi chia cho những người nông dân. Được biết, số tiền này là lợi nhuận thu được của hợp tác xã qua việc chăn nuôi, trồng cây ăn quả và đầu tư thủy điện.
Một số đàn ông, thanh niên đã ngủ qua đêm tại nơi xếp tiền để canh giữ. Ông Jin Ou, một người nhận được khoảng 300.000 nhân dân tệ cho biết: “Tôi đã chờ đợi số tiền này lâu rồi và có thể tưởng tượng ra cảm giác khi cầm nó trên tay”.
Dân làng được đảm bảo tiền thưởng hàng năm mặc dù người dân không được trực tiếp tham gia vào công việc của hợp tác xã. Sau khi những hình ảnh trên được lan truyền trên mạng, nhiều người đã hỏi làm thế nào để có thể tham gia vào hợp tác xã.
Tuy nhiên, ông Jin Hongyuan, trưởng thôn cho biết phải có hộ khẩu tại thôn mới được đăng ký tham gia hợp tác xã.
Theo Xahoi
Video đang HOT
Sự thật kinh hoàng về rau an toàn bán ở các siêu thị Hà Nội
Hơn 1 năm nay, các sản phẩm rau an toàn ở siêu thị Le's Mart, Minh Hoa, Citimart,... đều nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (địa chỉ tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV báo Đất Việt, phần lớn các mặt hàng "rau an toàn" này đều là những rau củ quả không rõ nguồn gốc, được Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm mua từ các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sau đó mang về đóng gói, dán tem giả làm rau củ quả được trồng tại xã Vân Nội.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Cấp dưới tham nhũng, sếp bị kỷ luậtNghi vấn mới về vụ trừ khử chú Kim Jong Un2013, năm vui vẻ của ôtô nhập khẩu[VIDEO] Doanh nghiệp đau đầu bài toán thưởng tết
Điều bất ngờ là công đoạn này diễn ra ngay trên chiếc xe ôtô 16 chỗ và chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó các sản phẩm này tuồn vào trong siêu thị dưới nhãn mác rau an toàn và bán với giá trên trời. Người tiêu dùng đã bị lừa trong thời gian dài mà không hề biết thực phẩm mình đang tin tưởng thực chất có nguy cơ gây hại rất cao.
Được quyền tự nhận rau an toàn
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm do người phụ nữ tên là Trần Thị Vui làm giám đốc nhưng thực chất người điều hành hoạt động lại là người thanh niên tên Nguyễn Hưng Bình. Ngoài Bình còn có hai người cùng trợ giúp việc nhập và xuất mặt hàng rau củ quả cho công ty này là bà Hiền - mẹ vợ Bình và Dương - vợ Bình.
Cơ sở này hàng ngày đều lấy rau không rõ nguồn gốc ở các chợ đầu mối, sau đó đem cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội dưới dạng rau an toàn, được trồng ở xã Vân Nội. Trong đó đáng chú ý là siêu thị Minh Hoa (có 2 cơ sở ở 174 Thái Hà và 14 Đặng Tiến Đông), siêu thị Le's Mart (có 3 cơ sở ở Bà Triệu, KĐT Văn Quán, Mỹ Đình) và siêu thị Citimart (tòa nhà Indochina số 239 Cầu Giấy)...
Hệ thống các siêu thị Le's mart, Citimart, Minh Hoa trên địa bàn Hà Nội hàng ngày vẫn nhập rau không rõ nguồn gốc từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm
Chúng tôi tìm đến công ty của Bình để tìm hiểu về việc cung ứng rau cho các siêu thị lớn ngoài Hà Nội, tuy nhiên những người dân ở xã Vân Nội đều cho biết, trên địa bàn có rất nhiều công ty cung ứng rau củ quả an toàn đi khắp cả nước.
Ở đây không có một công ty nào treo bảng hiệu mà chỉ liên danh với Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn Vân Nội để hợp thức hóa giấy tờ, thủ tục kinh doanh. Trụ sở của các công ty này thực chất chỉ là những nhà dân và nhân viên công ty là các thành viên trong một gia đình (vừa là giám đốc, kiêm luôn nhân viên - PV).
Để chứng minh công ty của mình đều xuất đi những mặt hàng rau củ quả nguồn gốc rõ ràng, người thanh niên tên Bình - con bà Vui chỉ tay vào chiếc tem chứng nhận rau sạch của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội giọng khá tự hào: "Quan trọng là chiếc tem này này, không phải cơ sở nào cũng được cấp đâu, phải những cư sở uy tín như nhà tôi mới có".
Tuy nhiên, chỉ một lúc sau Bình lại cười và nói: "Những cái này lần đầu là do HTX rau Vân Nội cấp cho nhưng sau này là do nhà mình tự đi in".
Chiếc xe ô tô của Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm đi mua rau ở chợ đầu mối Dịch Vọng vào lúc sáng sớm...
Rau an toàn sản xuất...ở chợ!
Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như đường đi của mặt hàng rau không rõ nguồn gốc được hóa thành rau an toàn vào các siêu thị, PV báo Đất Việt đã thâm nhập vào cơ sở của công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm dưới dạng nhân viên làm thuê.
Tại đây, bà Hiền - mẹ vợ của Bình, đồng thời cũng là nhân viên lâu năm của công ty bật mí: "Phần lớn lượng rau xuất cho siêu thị mỗi ngày là được mua ở chợ Vân Trì. Vì đây là chợ đầu mối rau lớn của Hà Nội, rau từ khắp các nơi được mang về đây do đó có nhiều chủng loại rau hơn ở chợ này".
Hàng ngày, vào khoảng 13h, Bình, Dương và bà Hiền trực tiếp có mặt tại chợ đầu mối Vân Trì mua rau. Sau đó, đưa về nhà gắn nhãn mác rau an toàn xã Vân Nội rồi cung ứng cho các siêu thị Minh Hoa, Le's Mart, Citimart...
Theo lời kể của những người trong gia đình Bình, để biết được lượng rau mỗi siêu thị cần một ngày là bao nhiêu kilogam và những loại rau củ gì, thì cứ khoảng từ 3h chiều cho đến 7h tối hàng ngày, các siêu thị đều gửi một bản fax đơn đặt hàng trong đó có ghi cụ thể số lượng, chủng loại rau họ cần và có khi là ghi cả thời gian giao hàng cho họ.
Rồi sau đó được đóng gói rau an toàn trong thời gian 5 phút và chuyển đến ngay cho siêu thị vào lúc sáng sớm.
Nhưng lượng rau và loại rau các siêu thị nhập mỗi ngày không thay đổi nhiều. Nếu như có thừa thì để lại hôm sau giao tiếp. Còn nếu vẫn còn kịp thời gian giao hàng thì một người sẽ xuống chợ mua rau rồi trực tiếp đưa lên xe để Bình ngồi trong đó "sản xuất rau an toàn" trực tiếp chỉ trong 5 phút bằng cách đóng gói và dán tem ngay trên xe.
Theo lời của Dương, để mua được đủ lượng rau cần thiết, Dương thường rong ruổi cả buổi chiều ở chợ. Xem hết hàng nọ hàng kia, nâng lên đặt xuống, ỉ ôi mặc cả sao cho mua được rau với giá rẻ nhất. Do công việc này diễn ra từ nhiều năm nay nên chỉ cần mua xong là tới cuối phiên chợ những người bán rau sẽ chở rau về tận nhà cho Dương.
Vừa đóng gói rau mua ở chợ, Bình cho biết: "Từ nhiều năm nay, chỉ trừ 3 ngày tết là nghỉ, mỗi ngày gia đình thu mua, sơ chế đóng gói và mang đi giao khoảng một tấn rau củ quả các loại cho rất nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội".
Rồi Bình bật mí tiếp, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, gia đình còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.
Nếu đơn hàng từ các siêu thị quá lớn, lượng rau thu mua được từ các chợ đầu mối chưa đủ thì tầm hơn 1h sáng, gia đình Bình lái một chiếc xe tải dạng 1 tấn tới các chợ đầu mối khác để tiếp tục thu mua một lượng lớn rau trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, lên đời cho rau tại chỗ.
Ngay sau đó, những loại rau này lập tức được giao cho các siêu thị ngay trong đêm dưới dạng hàng rau an toàn, sản xuất từ Vân Nội.
HTX số 5 Vân Nội thừa nhận đã trà trộn rau Trung Quốc
Ngày 28/8/2013, trả lời báo chí, ông Trần Văn Mây, chủ nhiệm HTX rau sạch Vân Nội đã thừa nhận có một số hộ gia đình vì ham lợi mà đã trà trộn các sản phẩm rau củ quả Trung Quốc rau an toàn do mình sản xuất rồi bán đi các nơi.
Đại diện hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vân Nội thừa nhận, vào mùa hè các cơ sở trong hợp tác xã chỉ sản xuất được su hào, bí cô tiên và bí xanh chứ không thể tự sản xuất củ cải, cải bắp giữa mùa hè để xuất vào trong các siêu thị bày bán.
Chính vì thế, để có các mặt hàng củ cải, cải bắp... bán cho các siêu thị thì một số cơ sở sản xuất rau an toàn ở Vân Nội lấy hàng Trung Quốc về đóng gói rồi bán lại cho các siêu thị.
Theo Văn Tuấn - TP
Đất Việt
Hà Nội quyết đóng cửa Zone 9 trước 15/1 Sau quyết định đóng cửa Zone 9 trước 23/12 khiến nhiều hộ kinh doanh phản ứng, UBND Hà Nội đã quyết định chấm dứt hoạt động của "hợp tác xã" này trước 15/1/2014, bằng biện pháp hành chính hoặc thậm chí là cưỡng chế. Theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các cơ quan, đơn vị, cá...