Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ghi nhãn phụ thế nào?
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: Phải ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Ông Ma Xuân Nghị (TPHCM) hỏi, nhãn phụ của thức ăn chăn nuôi chỉ ghi thành phần chính hoặc nguyên liệu chính và kèm định lượng của từng nguyên liệu/thành phần có coi là đã tuân thủ quy định của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP hay chưa, hay phải liệt kê tất cả nguyên liệu được sử dụng?
Theo ông Nghị tìm hiểu thì chưa có văn bản nào định nghĩa “nguyên liệu chính” là gì. Ông Nghị hỏi, nguyên liệu và thành phần chính cần phải được ghi cụ thể đến mức độ nào là đủ để tuân thủ với quy định hiện hành?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có quy định: “Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu”.
Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định: “ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, việc ghi thành phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên nhãn được quy định tại Phụ lục II, cụ thể như sau:
Video đang HOT
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: Phải ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Đối với thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống: Phải ghi tên các nguyên liệu sử dụng để phối chế sản phẩm, không bắt buộc ghi định lượng của từng nguyên liệu.
Như vậy, nhãn phụ của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải ghi thành phần nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT nêu trên./.
Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, ATTP hàng nhập khẩu
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Ảnh minh họa
Theo đó, sẽ cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Phạm vi, đối tượng quản lý và kiểm tra rộng, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; thực hiện không thống nhất giữa các bộ, ngành hoặc giữa văn bản hướng dẫn và văn bản có pháp lý cao hơn; quy định kiểm tra quá mức cần thiết; đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro nhưng chưa toàn diện, chưa bảo đảm tính minh bạch, tính dự báo, tính nhất quán trong hệ thống pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cũng như trong việc tổ chức thực hiện,.....
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện các quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm trong tổng thể thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
Với những bất cập, vướng mắc nêu trên, tại Quyết định số 38/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, đồng thời trình Chính phủ ban hành Nghị định để làm cơ sở triển khai mô hình mới này.
Dự thảo nêu rõ trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo 3 phương thức: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm.
Phương thức kiểm tra chặt là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu phân tích, kiểm nghiệm áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: 1- Hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; 2- Hàng hóa có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất; 3- Hàng hóa thuộc diện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp; hàng hóa có rủi ro cao, dấu hiệu vi phạm.
Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm, áp dụng đối với hàng hóa giống hệt đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra chặt (trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chặt và kiểm tra giảm).
Phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: 1- Hàng hóa giống hệt đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra thông thường; 2- Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; 3- Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Trình tự kiểm tra chặt như sau: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra và lựa chọn cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra thông báo việc áp dụng phương thức kiểm tra chặt trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm tra lựa chọn tổ chức thử nghiệm lấy mẫu để thử nghiệm. Tổ chức thử nghiệm thông báo kết quả trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi có kết quả thử nghiệm. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả thử nghiệm để thông quan hàng hóa.
Trình tự kiểm tra thông thường: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra và lựa chọn cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra thông báo việc áp dụng phương thức kiểm tra trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ đăng ký kiểm tra. Cơ quan hải quan căn cứ thông báo kết quả kiểm tra để thông quan hàng hóa...
Dự thảo cũng quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Theo đó, cơ quan kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định hoặc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra chặt, thông thường.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ phương tiện nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm.
Sử dụng thông tin truy xuất nguồn gốc, thông tin về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan các nước để phân tích, đánh giá rủi ro của hàng hóa, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan là cơ sở để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan, trường hợp không nhất trí với kết luận của cơ quan hải quan, người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị định hướng đến mục tiêu cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức; cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Đồng thời, tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định) .
Giá lợn hơi hôm nay 12/4/2021: 2 miền Bắc - Nam biến động nhẹ Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 12/4, tại hai miền Bắc - Nam biến động nhẹ, trong khi miền Trung đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 73.000 - 76.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Bắc Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc giá lợn hơi hôm nay báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức...