Thuật toán CameraX API của Google sẽ sớm hỗ trợ bên thứ ba
Sắp tới, những nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba sẽ sớm được hỗ trợ thuật toán CameraX API, hứa hẹn mang nhiều tính năng camera vượt trội lên ứng dụng của mình.
Trong sự kiện Googe I/O 2019, Google đã giới thiệu thuật toán API CameraX, một loại phiên bản phát triển từ hàm API Camera2 đơn giản hơn, chỉ yêu cầu một vài dòng mã để thêm tính năng của camera vào ứng dụng.
Đối với lập trình viên lợi ích đầu tiên của hàm API CameraX giúp những nhà phát triển không cần mã dành riêng cho thiết bị trong cơ sở mã của mình. Vì vậy, giúp tăng khả năng tương thích nhiều thiết bị (thuật toán cũng hỗ trợ tương thích ngược với nền tảng Android 5.0).
Lợi ích thứ hai (đặc biệt quan trọng) là khả năng có được trải nghiệm và các tính năng tương tự đầy đủ từ camera của các nhà sản xuất chỉ với hai dòng mã. Vì vậy, người dùng phổ thông có thể nhận được những tính năng hấp dẫn như chụp chân dung, chế độ HDR, chế độ ban đêm và chế độ làm đẹp trong ứng dụng bên thứ ba.
Cũng theo Tiến sĩ Commodore chia sẻ trên blog công nghệ cho biết OPPO sẽ sớm cung cấp các tính năng camera trên điện thoại cho các nhà phát triển sử dụng API CameraX, trong sự kiện Google Developer diễn ra tại Trung Quốc gần đây.
Như vậy, các nhà phát triển sẽ có thể sử dụng chế độ làm đẹp và HDR trong ứng dụng camera của OPPO. Hiện tại, API CameraX sẽ được hỗ trợ sẵn trên Reno 10x Zoom và Reno 2. Trong sự kiện OPPO cũng so sánh chất lượng ảnh giữa mẫu ảnh có và không có CameraX API trên ứng dụng CameraX Basic, nhờ đó người tham dự sự kiện có thể thấy những ưu điểm nổi bật của thuật toán mới này.
Ngoài OPPO, thì những nhà sản xuất khác cũng hỗ trợ sẵn API CameraX bao gồm Samsung, LG và Motorola.
Mời các xem video để hiểu rõ hơn về ứng dụng API CameraX:
Theo FPT Shop
Google đang thay đổi thuật toán tìm kiếm, ưu tiên hơn các loại "tin tức gốc"
Tuy nhiên, Google đang phải dựa vào một đội ngũ 10.000 người đánh giá trên toàn cầu để huấn luyện thuật toán của mình nhận biết báo cáo tin tức gốc là gì.
Google cho biết họ đang thay đổi thuật toán tìm kiếm của mình một lần nữa. Theo thông báo của công ty, thuật toán tìm kiếm giờ đây sẽ nhấn mạnh hơn vào "các báo cáo gốc" khi chúng sẽ được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm. Để chuẩn bị cho việc này, công ty đã phân phát các chỉ dẫn cho bộ khung thuật toán của mình đến hơn 10.000 reviewer con người, để nhận được phản hồi về kết quả xếp hạng thực sự.
Dưới đây là lời giải thích cụ thể của Google về những gì sẽ thay đổi khi bạn tìm kiếm một chủ đề tin tức nhất định nào đó:
"Trong khi chúng tôi thường hiển thị các câu chuyện với phiên bản mới nhất và toàn diện nhất đối với kết quả tin tức, giờ đây chúng tôi đang thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm của mình trên toàn cầu để nhấn mạnh những bài viết được chúng tôi xác định như báo cáo gốc đáng chú ý nhất. Những bài viết như vậy có thể nằm ở vị trí hiển thị đáng chú ý lâu hơn. Vị trí này sẽ cho phép người dùng xem được báo cáo gốc trong khi cũng nhìn thấy những bài viết gần đây hơn bên cạnh nó."
"Không có định nghĩa chắc chắn nào về báo cáo gốc, cũng như không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào của việc xuất bản một bài viết được xem là gốc như thế nào. Nó có thể có nghĩa rất khác nhau giữa các phòng tin tức và các nhà xuất bản tại những thời điểm khác nhau, vì vậy, nỗ lực của chúng tôi sẽ liên tục phát triển khi chúng tôi làm việc để hiểu vòng đời của câu chuyện đó."
Rõ ràng báo cáo gốc là một ý tưởng khá phức tạp. Một mặt, các bản tin nóng thường không bao quát toàn bộ sự việc. Do vậy, các nhà xuất bản thường tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau để cho người đọc có cái nhìn lớn hơn, cung cấp các diễn biến tiếp theo để có thông tin sâu sắc hơn so với bản gốc, nhằm loại bỏ những sự nhiễu loạn về thông tin và xoáy vào trọng tâm câu chuyện, nhằm mang đến nhiều ý nghĩa và sự thật hơn cho độc giả.
Sáng kiến News Initiative được Google đề cập vào năm ngoái.
Vậy làm thế nào thuật toán của Google có thể phân biệt những điều này với nhau khi bản thân Google cũng không đề cập đến một định nghĩa chắc chắn nào cho nó.
Trong bài đăng của mình trên blog công ty, Phó chủ tịch về tin tức của Google, Richard Gingras cho biết, công ty làm được điều này thông qua đội ngũ Quality Raters của mình, một mạng lưới toàn cầu với hơn 10.000 cá nhân sẽ đưa ra các phản hồi về kết quả tìm kiếm của Google, nhằm cải thiện thuật toán tìm kiếm của công ty.
Những người đánh giá này sẽ phải tính đến cả danh tiếng của nhà xuất bản khi cung cấp các báo cáo chất lượng, và nâng hạng cho một câu chuyện nào đó khi nó "cung cấp thông tin mà nếu không có nó thì câu chuyện sẽ không được tiết lộ" với cái nhìn hướng đến "báo cáo điều tra nguyên bản, sâu sắc". Các câu chuyện như vậy hiếm khi có nhanh trên mặt báo.
Nỗ lực thay đổi thuật toán lần này của Google là một phần trong dự định lớn hơn của công ty khi tìm kiếm các cách thức mới để làm việc với ngành công nghiệp báo chí, đáng chú ý nhất là sáng kiến News Initiative trị giá 300 triệu USD được thông báo vào năm ngoái.
Theo GenK
Google đã trả cho mỗi người 5 USD để có được khuôn mặt của người dùng Để tính năng mở khóa bằng khuôn mặt trên Pixel 4 chính xác hơn, Google đã thu thập khuôn mặt của mọi người và trả cho họ 5 USD. Các nhân viên của Google đã đi khắp các thành phố của Mỹ, cung cấp giấy chứng nhận tặng 5 USD cho mọi người để đổi lấy việc quét khuôn mặt. Công ty cũng...