Thưa Vụ trưởng Thành và GS Thuyết: tóm lại CTGDPT mới, trường hay trò chọn môn?
Học sinh được quyền chọn môn học phù hợp dựa vào đam mê, sở thích, định hướng nghề nghiệp nhưng nhà trường không đáp ứng được thì làm thế nào?
Chỉ còn 4-5 tháng nữa, học sinh lớp 10 cả nước sẽ chính thức bước vào học chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tuy nhiên, hiện đang còn quá nhiều điều rối rắm, phức tạp của chương trình mới trong đó có vấn đề học sinh được chọn tổ hợp môn với 108 cách chọn, chọn cụm chuyên đề học tập,…
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn tự chọn còn khá chung chung, chủ yếu “đá” trách nhiệm xuống cho các trường như khi triển khai các môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở bậc trung học cơ sở.
Bộ Giáo dục cần làm rõ học sinh được chọn môn hay nhà trường chọn và ấn định?
Trước nội dung trả lời người viết nhận thấy có phần vòng vo, né tránh của một số vị có trách nhiệm liên quan, đến giai đoạn này vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng để các trường định hướng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông, nhất là phần chọn tổ hợp môn.
Tại buổi công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, định hướng chương trình mới đối với môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông nêu rõ học sinh phải chọn 5 môn trong 3 tổ hợp, mỗi nhóm ít nhất 1 môn: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (chọn môn Âm nhạc hoặc Mĩ thuật).
Ảnh minh họa: Baoninhthuan.com.vn
Có thể hiểu ở đây là học sinh sau khi học xong lớp 9, sẽ học 7 môn chung và dựa vào sở thích, sở trường được lựa chọn 5 môn thuộc 3 nhóm môn trên và học suốt bậc trung học phổ thông.
Video đang HOT
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng vẫn có trường hợp học sinh học xong lớp 10 (lên lớp 11) được chọn lại môn nhưng phải học bổ sung kiến thức của bộ môn đó trong thời gian hè.
Thực tế điều này khá phi lý vì chỉ có 1 vài học sinh muốn chọn lại thì không thể nào mở lớp để dạy môn đó trong hè và cũng khó có giáo viên nào dạy vì vướng mắc cơ chế, kinh phí chi giảng dạy,…
Nếu học sinh lên lớp 11 muốn chọn lại môn khác chỉ còn cách là học lại môn đó trong năm lớp 10 (giống như ở lại, học lại môn) điều này rất thiệt thòi cho học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đã quy định các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”.
Và Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH có nội dung: “nhà trường xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình và xây dựng một số tổ hợp 3 cụm chuyên đề của 3 môn học để vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”.
Với những hướng dẫn trên thì các trường lại được giao xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình. Như thế là nhà trường chọn, đâu phải học sinh chọn theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Học sinh được quyền chọn môn học phù hợp dựa vào đam mê, sở thích, định hướng nghề nghiệp nhưng nhà trường không đáp ứng được (giáo viên, cơ sở vật chất, phân công, kinh phí…) thì làm thế nào?
Không cho học sinh được tự chọn môn là không đúng định hướng chương trình mới, tiếp theo giả sử nhà trường chỉ giao chỉ tiêu có 3 lớp gồm 5 môn tự chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Tin học nhưng có nhiều học sinh chọn thì học sinh phải chuyển sang lớp khác thì lại tiếp tục tước đoạt quyền chọn môn lần thứ ba.
Trường thiếu giáo viên môn nào sẽ bỏ môn đó ra không cho học sinh chọn (ví dụ năm 2022-2023 gần như sẽ bỏ môn Âm nhạc, Mĩ thuật vì không có giáo viên dạy) trong khi có nhiều học sinh thích; những môn có nhiều giáo viên thì đưa vào nhiều tổ hợp môn (có thể nhiều học sinh không thích).
Chưa kể rắc rối, phức tạp phát sinh khi học sinh chọn sai môn, lưu ban, chuyển trường, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, đi du học, dự báo nhân sự giáo viên, tuyển dụng giáo viên, in ấn sách giáo khoa,… sẽ là những bài toán vô cùng nan giải của bậc trung học phổ thông ở phía trước.
Chọn cụm chuyên đề học tập cũng dễ “vỡ trận”
Học sinh không chỉ chọn tổ hợp môn gồm 5 môn trong 9 môn (gồm 108 cách lựa chọn), mà còn phải chọn ba cụm chuyên đề học tập của ba môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân.
Nếu cho học sinh tự do lực chọn tổ hợp môn trong 108 cách chọn thì chắc chắn “vỡ trận” vì học sinh chỉ cần chọn 10 cách trở lên thì nhà trường đã “vỡ trận”, quá sức chịu đựng của nhà trường về nhân sự, cơ sở vật chất,…
Bên cạnh đó, việc lựa chọn 3 cụm chuyên đề cũng là điều đáng bàn, giả sử trong một lớp học có 45 học sinh thì cũng có vài chục cách để chọn 3 cụm chuyên đề học tập thì nhà trường sẽ xoay sở như thế nào?
Việc ghép chuyên đề với các lớp khác cũng là phương án được bàn nhưng nếu ghép thì việc sắp xếp thời khóa biểu như thế nào? Thời gian học ra sao? Giáo viên đánh giá như thế nào? Giáo viên sử dụng sổ điểm như thế nào? Quản lý học sinh trên phần mềm của nhà trường ra sao?,… cũng là những điều đáng bàn, rất khó sắp xếp. Hay lại tiếp tục “đá” trách nhiệm xuống các trường?
Rõ ràng, điều này cho thấy Ban biên soạn chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chưa lường hết những khó khăn, vướng mắc khi cho học sinh chọn tổ hợp môn; chọn cụm chuyên đề môn, khi triển khai để có phần bị động, lúng túng.
Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc này nên có hướng dẫn cụ thể về môn tự chọn cho các địa phương thực hiện đồng bộ, thống nhất tránh mỗi nơi mỗi kiểu, người thiệt thòi nhất sẽ là học sinh
Thời gian thực hiện chương trình lớp 10 mới chỉ còn 4-5 tháng, nên rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc chọn tổ hợp môn, chọn chuyên đề học tập cho học sinh bậc trung học phổ thông, nếu kéo dài giáo viên, phụ huynh và học sinh càng hoang mang hơn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hài hòa lợi ích
Theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Cấp học này có các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (mọi học sinh đều phải học, tham gia); môn học lựa chọn (môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp); môn học tự chọn (môn học không bắt buộc, được học sinh chọn theo nguyện vọng).
Cụ thể, chương trình THPT có 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và nghệ thuật. Học sinh chọn 5 môn từ 3 nhóm trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. Ngoài ra, các môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học. Ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.
Như vậy, ngay trong Chương trình GDPT 2018, việc xây dựng các tổ hợp môn học đã được lưu ý trên cả 2 vế: "Nhu cầu người học" và "điều kiện về về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường". Việc hài hòa được cả 2 vế này là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ căn cứ theo nguyện vọng của học sinh, nguy cơ "vỡ trận" có thể xảy ra bởi xuất hiện rất nhiều tổ hợp, vượt ngoài khả năng của nhà trường. Ngược lại, nếu chỉ căn cứ trên những gì nhà trường có, mục tiêu phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động khó có thể thực hiện được.
Làm sao để có thể hài hòa được cả 2 yếu tố này? Chương trình GDPT 2018 chỉ quy định tổng số tiết/năm học; nhà trường được giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của trường phù hợp với điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất và định hướng phát triển. Nhiều cơ sở giáo dục có sáng kiến thực hiện khảo sát nguyện vọng thực tế tại trường THCS có nhiều học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường. Từ phân tích kết quả khảo sát và thực tiễn đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng một số mô hình lớp với các tổ hợp tự chọn. Việc công khai tổ hợp các môn học trước khi tuyển sinh, do đó phải là yêu cầu bắt buộc để học sinh biết, lựa chọn. Điều này đã không ít lần được đại diện Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Dự báo, năm học 2022 - 2023, tổ hợp các môn học sẽ chủ yếu tập trung theo các khối thi/xét tuyển đại học truyền thống, vì học sinh lớp 9 vẫn theo học theo chương trình 2006. Có thể thấy, hầu hết trường THPT đều quan tâm đến tổ hợp thi/xét tuyển đại học trong tương lai để định hướng xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn; đây cũng là quan tâm của đa số học sinh khi lựa chọn tổ hợp. Cũng dự báo nhiều trường sẽ từng bước điều chỉnh theo các các tổ hợp (cơ bản) thi/xét tuyển của các trường đại học, coi đó là yêu cầu "đầu ra", đáp ứng nguyện vọng định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Với bất cứ vấn đề gì, lần đầu tiên thực hiện khó tránh khỏi lúng túng. Việc xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn ở lớp 10 cũng không ngoại lệ. Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo, trách nhiệm, quyết liệt, để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho chương trình mới; việc đồng hành, tư vấn, định hướng để các em chọn được tổ hợp phù hợp (chọn cả tổ hợp, không phải từng môn theo sở thích) là không thể thiếu. Thực hiện điều này cần sự vào cuộc của cả nhà trường và cha mẹ học sinh. Chọn đúng tổ hợp để tập trung học xuyên suốt trong 3 năm THPT là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, giúp các em phát triển được năng lực, sở trường, đặt nền móng vững chắc cho giai đoạn sau THPT.
Các thầy cô chia sẻ về việc chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 Theo cô Nguyễn Thị Thu Hà, trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai, nhờ có các chương trình tập huấn, bồi dưỡng thiết thực trong những năm qua đã giúp cô và các đồng nghiệp của mình tiến hành công tác hiệu quả và triển khai được phương pháp phát triển năng lực của học sinh như yêu cầu đặt ra đối...