Thừa trăm triệu tấn phân, chất thải mà vẫn dùng hóa chất bón ruộng
Phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 28/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng ưu tiên, hỗ trợ tối đa cho phát triển phân bón hữu cơ để hình thành một nền sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Đã có 2.487 sản phẩm phân bón hữu cơ
Tính đến tháng 6/2019, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành ở Việt Nam là 2.487 sản phẩm, tăng lên 3,5 lần so thời điểm tháng 12/2017, tăng nhanh hơn so với số lượng phân bón vô cơ được công nhận ở cùng thời điểm.
Cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với số lượng 180 nhà máy năm 2017. Sản xuất phân bón hữu cơ tại nông hộ cũng phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.
Một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Quế Lâm, Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Sông Gianh… đã hợp tác với nhiều địa phương trên cả nước để đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó chuyển giao cho các hộ nông dân quy trình tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày làm phân bón hữu cơ tại chỗ.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ.
Do vậy, công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng lên rõ rệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,19 triệu tấn, cao hơn 0,12 tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017. Mặc dù vậy, số lượng và sản phẩm phân bón hữu cơ, vẫn còn khiêm tốn so với phân bón vô cơ (11,6 % so với 86,9%).
Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), mỗi năm nước ta có khoảng 200 triệu tấn chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.. có thể khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ. Chưa kể công nghiệp chế biến nông sản, rác thải sinh hoạt, nguồn than bùn cũng vô cùng phong phú.
“Tiềm năng về nguyên liệu để phát triển phân bón hữu cơ trong nước là rất lớn, cần có giải pháp khai thác triệt để, hiệu quả để sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ” – ông Trung nói.
Video đang HOT
Tuy công suất sản xuất cũng như sản lượng phân bón hữu cơ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng phân bón lớn. Năm 2017 là năm có khối lượng phân bón hữu cơ nhập khẩu lớn nhất trong 3 năm gần đây với 220.000 tấn, tăng hpn 2 lần so với năm 2016; năm 2018, con số nhập khẩu là 216.000 tấn; 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 107.000 tấn, trong đó, khối lượng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Australia, Trung Quốc chiếm 91%.
Hỗ trợ tối đa phát triển phân bón hữu cơ
Tuy đạt được kết quả vô cùng tích cực trong thời gian ngắn, song theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, số lượng và sản phẩm phân bón hữu cơ nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với phân bón vô cơ (11,6% so với 86,9%).
Sản lượng phân bón hữu cơ ngày càng tăng. Ảnh: I.T
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi bền vững, từng bước hạn chế chạy theo số lượng và xuất khẩu thô nên vai trò của ngành nông nghiệp hữu cơ, vai trò của phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học đóng vai trò then chốt với nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Theo ông Hoàng Trung, công tác quản lý nhà nước về phân bón ngày càng được củng cố với hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, chính sách nhà nước về phát triển phân bón hữu cơ đã được cụ thể hóa tại Điều 4 Luật Trồng trọt năm 2018 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2020), các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn (QCVN) để kiểm soát chất lượng phân hữu cơ đang được hoàn thiện về số lượng và chất lượng như TCVN về phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học và vi sinh vật, quy chuẩn quốc gia về chất lượng phân bón, kiểm soát các phòng thử nghiệm, khảo nghiệm phân bón…
Tuy nhiên, hiện chưa có hành lang pháp lý cho việc công nhận phòng thử nghiệm kiểm chứng, thiếu các kết quả nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân bón, thất thoát dinh dưỡng…đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý.
Nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm phân bón hữu cơ mới đáp ứng được các tiêu chí hiệu quả cao, tác dụng nhanh, thân thiện với môi trường, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất. Đặc biệt ưu tiên các đề tài/dự án nghiên cứu giải pháp, công nghệ làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón hữu cơ; chuyển giao việc sản xuất phân bón hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt ở quy mô nông hộ.
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, tuân thủ các quy định về quản lý phân bón trong tất cả các khâu từ khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. Đồng thời,tăng cường sự phối hợp, tổ chức triển khai quyết liệt và hiệu quả giữa các cơ quan, lực lượng chức năng từ trung ương tới địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ưu tiên nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi
Tại cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, một số con lợn nhiễm virus DTLCP nhưng vẫn sống khỏe và đây là nguồn vật liệu quan trọng để giới khoa học nghiên cứu, tìm ra những giống lợn có thể kháng bệnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định việc nghiên cứu vaccine phòng chống DTLCP đang cho kết quả khả quan. Ảnh: M.H
Được biết, hiện nay chúng ta đã có những kết quả bước đầu về việc nghiên cứu vaccine phòng chống DTLCP, ông có thể cho biết đó là vaccine gì?
- Một trong những điểm đáng mừng trong công tác phòng chống DTLCP là chúng ta đã có những kết quả ban đầu trong việc nghiên cứu vaccine. Ngay từ đầu, chúng ta cũng đã xác định bên cạnh việc chăn nuôi an toàn sinh học, phải nghiên cứu bằng được vaccine để phục vụ chăn nuôi, khống chế dịch.
Qua 5 tháng, chúng ta đã có kết quả ban đầu tích cực. Trong đó, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên dòng vaccine vô hoạt thế hệ mới, khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm và khảo nghiệm trên diện hẹp cho kết quả tốt.
Bên cạnh đó, Công ty CP thuốc thú y trung ương Navetco cũng đang phối hợp Chi cục Thú y vùng 6 triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau, kết quả trong phòng thí ngiệm cũng rất tốt.
Thứ hai, cùng với hướng nghiên cứu vaccine, chúng ta cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học và cũng cho kết quả rất tích cực. Chúng tôi đã kiểm tra tại nhiều trang trại, trong đó có trang trại quy mô 500 con lợn thì cho thấy, với việc sử dụng đồng bộ giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với chế phẩm, có thể giúp nâng cao sức đề kháng của con lợn, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Có người nghi ngờ rằng ở các quốc gia tiên tiến đã trải qua dịch bệnh tới 60 năm mà chưa tìm ra vaccine, trong khi Việt Nam đã nhanh chóng có được kết quả khả quan. Liệu việc sản xuất vaccine có thể trở thành hiện thực?
- Phải khẳng định là chúng ta có quyền tin tưởng và sự quyết tâm rất lớn, không phải thế giới không làm được mà chúng ta lại chịu bó tay. Ngay từ đầu, Bộ NN&PTNT đã xác định việc nghiên cứu tìm ra vaccine là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tiến tới sản xuất vaccine. Niềm tin đó đang có câu trả lời, bởi chúng ta có đội ngũ nhà khoa học giỏi, cộng với 9 cơ sở sản xuất vaccine đảm bảo quy trình an toàn theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Đặc biệt, với niềm tin và sự quyết tâm rất cao, không có lẽ chúng ta lại chịu thua trước dịch bệnh này?
Bằng sự quyết tâm đó, có thể khẳng định hướng đi này đang có những thành công nhất định. Dĩ nhiên, để tiến tới sản xuất được vaccine, còn mất một thời gian dài và đầy gian nan nữa.
Nhưng với kết quả này và với sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lí nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, thậm chí cả người dân..., chúng tôi tin tưởng điều này sẽ trở thành hiện thực.
Đến thời điểm này, đã có 61 tỉnh, thành phố xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi với gần 3 triệu con lợn phải tiêu hủy. Ảnh: Dương Tường
Theo thông tin từ Chi cục Thú y vùng 6 cho thấy, có những con lợn đã bị nhiễm virus DTLCP nhưng sau một thời gian theo dõi vẫn sống khỏe mạnh. Chúng ta có nghiên cứu tìm hiểu xem vì sao lại có chuyện lạ đó, nhằm tìm ra giống lợn có khả năng kháng bệnh dịch nguy hiểm này?
- Phải thừa nhận một điều là thiên nhiên vốn cân bằng, tạo hóa hài hòa, do đó các loài sinh ra đều có một kháng thể nhất định trong cơ thể, có những đàn lợn bị nhiễm virus DTLCP, nhưng trong đàn lại có con vượt qua được dịch bệnh, vẫn sống khỏe mạnh.
Đây sẽ là nguồn vật liệu quan trọng để chúng ta nghiên cứu theo 2 hướng: Một là nghiên cứu những giống lợn có khả năng thích ứng với những loại bệnh như DTLCP và với các bệnh khác; thứ 2, từ những con lợn này, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và gửi đi phân tích tại các cơ sở khoa học lớn trên thế giới để xem cấu trúc gen của con lợn đó như thế nào? Những chủng virus đang tồn tại trong cơ thể con lợn còn sống đó như thế nào để phục vụ nghiên cứu, tiến tới tìm ra phương pháp thích ứng, chủ động với dịch bệnh.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Danvie t
Nuôi lợn an toàn sinh học - "Vũ khí" trong khi đợi vaccine ra đời? Sáng qua (2/7), Bộ NNPTNT đã tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan. Đem...