Thừa Thiên – Huế: Triển khai cảnh báo những vấn đề dân sinh qua điện thoại di động
Sáng 21-5, Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, bắt đầu từ ngày 5-6, đơn vị sẽ cung cấp cho người dân những thông tin dân sinh trên địa bàn tỉnh này để người dân sớm nhận diện và phòng tránh.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế
Theo đó, thông qua ứng dụng Hue-S (Dịch vụ đô thị thông minh), cơ quan nhà nước sẽ chuyển tải đến cho người dân những thông tin có tính chất cảnh bảo nhằm hỗ trợ cho người dân sớm nhận diện và phòng tránh như: Tình trạng giao thông; Tình hình cung ứng điện nước; Các hình thức lừa đảo; Tình hình thời tiết nguy hiểm…
Dịch vụ thông tin cảnh báo là một chức năng trong ứng dụng trên điện thoại di động Hue-S. Điều kiện sử dụng dịch vụ: Dịch vụ được cung cấp miễn phí. Cá nhân, tổ chức tải ứng dụng Hue-S để sử dụng và nhận thông báo. Đối với các nhân, tổ chức đã cài đặt Hue-S cần lưu ý cập nhật phiên bản.
Bắt đầu từ ngày 5-6, Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ cung cấp cho người dân những thông tin dân sinh trên địa bàn tỉnh này để người dân sớm nhận diện và phòng tránh
Lộ trình triển khai chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin cảnh báo một chiều cho người dân nắm. Giai đoạn 2: Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin cảnh báo tức thời đối với những sự kiện đang diễn ra trên thực tế. Giai đoạn 3: Hoàn thiện cộng đồng tương tác cảnh báo hướng đến nhà nước và người dân cùng tham gia toàn diện vào hoạt động cảnh báo.
Video đang HOT
Tình trạng giao thông sẽ được Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế cung cấp miễn phí cho người dân qua điện thoại di động
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, địa phương đã triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng đô thị thông minh đang được nâng cấp chức năng tương tác theo hướng tiêu chí thông minh.
Đáng chú ý, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã liên thông được 4 cấp, trong đó có 3 cấp ở địa phương và liên thông với hệ thống cấp quốc gia; chữ ký số đã được cấp phát đến cơ quan hành chính cấp xã đạt tỉ lệ 95%…
Hệ thống Cổng dịch vụ công đã được triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và đạt 54% ở cơ quan cấp xã; trong đó đã tích hợp các dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thành phố thông minh.
Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính; hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia đang được phát triển và ngày càng nâng cấp hoàn thiện.
Đến nay, trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã đưa vào vận hành chính thức 7 dịch vụ: giám sát đô thị qua cảm biến camera; phản ánh hiện trường; giám sát thông tin báo chí; giám sát dịch vụ hành chính công; thẻ điện tử; cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh; giám sát quảng cáo điện tử.
Trong khi đó, theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ, để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế rất quan tâm vấn đề hạ tầng kỹ thuật CNTT.
Hiện nay, Thừa Thiên – Huế đã có chủ trương triển khai theo hướng hạ tầng dùng chung, tuy nhiên chỉ đầu tư đối với những hạ tầng có tính chất cốt lõi, còn lại sẽ thực hiện thuê dịch vụ trong phát triển hạ tầng CNTT, việc làm này vừa giảm gánh nặng ngân sách đầu tư vừa thuận tiện trong quản lý và đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
Ghi nhận và đánh cao những kết quả đạt được của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, những thế mạnh của Thừa Thiên – Huế trên các lĩnh vực này là kinh nghiệm tốt cho các địa phương trong nước đến trao đổi, học tập để triển khai hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Hy vọng, thời gian tới Thừa Thiên – Huế sẽ là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh.
Theo SGGP
Hệ sinh thái sản xuất điện thoại di động của Hàn Quốc đã sụp đổ
Quyết định dừng sản xuất smartphone của LG Electronics sẽ đánh động toàn bộ ngành công nghiệp smartphone của Hàn Quốc.
Theo báo Business Korea, "hệ sinh thái điện thoại di động" của Hàn Quốc là mối liên kết giữa các nhà sản xuất smartphone với đối tác cung ứng đã sụp đổ. Việc này xem như an bài khi mà LG Electronics đứng trước sụt giảm ngày càng phình to của đơn vị smartphone, đã quyết định chấm dứt việc sản xuất ở Hàn Quốc. Số lượng đối tác cung ứng linh kiện của họ đã giảm rất nhiều so với thời điểm tốt nhất, khi mà hoạt động sản xuất ở Hàn ngày càng bị thu hẹp.
Bên trong nhà máy LG
Cứ qua mỗi năm, hoạt động này lại càng kém đi so với trước. Hiện tại, công suất nội địa chỉ chiếm 15% tổng sản lượng đầu ra. Hệ quả, nhiều công ty rời khỏi chuỗi cung ứng hoặc đi tìm miền đất mới, như Ấn Độ và Việt Nam. Trong quá khứ, điện thoại nắp gập của LG tiêu thụ tốt giúp danh sách đối tác tăng lên đến 1.000, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 200 đến 300 công ty. Tệ hơn, có những công ty không chịu nổi khi doanh thu giảm sút, buộc phải đóng cửa việc kinh doanh. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào LG Electronics, số phận của họ xem như sắp chấm hết.
Có ý kiến cho rằng, chính việc chi tiêu tiếp thị yếu kém của LG là nguyên nhân dẫn đến kết cục này. Nó không phù hợp với thị trường di động đòi hỏi rót ngân sách quảng bá dồi dào. Trường hợp điển hình chính là LG G7. Khi triển khai tiếp thị quy mô lớn, họ chỉ dùng ngân sách hạn chế. Áp lực khiến các nhà thầu phụ phải giảm giá linh kiện. Và rồi áp lực còn lớn hơn nữa khi lợi nhuận bị bào mòn, do doanh số kém và giá thành xuất xưởng giảm xuống.
Nhân viên trong nhà máy đang làm việc với mẫu LG G6
LG Electronics đẩy phần lớn linh kiện tồn kho cho nhà thầu phụ, khiến thiệt hại của họ tăng lên. Đó là lý do vì sao mà các công ty cung ứng linh kiện cho LG không thể cải tiến công nghệ kịp thời. Vì nguồn lực dành cho hoạt động R&D đã bị hao tổn đáng kể.
Khủng hoảng trong ngành công nghiệp linh kiện smartphone, gây ra bởi LG Electronics, đã lan đến cả chuỗi cung ứng của Samsung. Một tin đồn lan truyền trong ngành cho hay, ngay cả nhà cung cấp chính cho Samsung Electronics cũng đã bị phá sản, khiến cảm giác khủng hoảng thêm nặng nề. Một quan chức trong đơn vị cung ứng thứ cấp của Samsung nói rằng: "Bây giờ thì ngay cả tình hình ở Việt Nam cũng không còn tốt đẹp nữa. Số lượng đơn đặt hàng của các nhà thầu chính đã ít đi".
LG trưng bày nội thất LG G Flex 2
Quyết định của LG Electronics cũng làm dấy lên những lo ngại, về tình trạng đang suy yếu của ngành công nghiệp smartphone của Hàn Quốc. Các công ty rơi vào tình trạng khó khăn do mức lương tối thiểu cao hơn, thời gian làm việc ngắn hơn, suy thoái kinh tế toàn cầu và sự trì trệ của các ngành công nghiệp chủ chốt.
Kim Jong-ki, thuộc Viện Kinh tế & Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KIET), cho biết: "Ngành công nghiệp điện thoại di động nội địa được dẫn dắt bởi Samsung và LG. Việc đình chỉ sản xuất của LG sẽ làm suy yếu nền tảng công nghiệp và khả năng cạnh tranh". Chính phủ đang để mắt đến những tác động sắp xảy đến với các công ty sản xuất linh kiện smartphone nội địa, sau quyết định di dời của LG.
Theo VN Review
Đằng sau cú bán mình của Viễn Thông A Như chúng ta đã biết, hệ thống bán lẻ điện thoại di động và phụ kiện Viễn Thông A đã được bán lại cho Vingroup và chính thức sáp nhập vào Vinpro - một công ty con của tập đoàn Vingroup - từ ngày 30/11/2018. Tuy nhiên, phải tới gần đây khi Vingroup công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2018 sau...