Thừa Thiên Huế phát triển trồng sen theo hướng đi bền vững
Không chỉ hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất các sản phẩm từ sen Huế, kế hoạch phát triển trồng sen tại Thừa Thiên Huế còn góp phần bảo vệ nguồn gen, kết hợp du lịch sinh thái và ẩm thực để nâng cao thu nhập cho người dân.
Có lợi thế nhưng chưa phát huy hết
Từ lâu, sen Huế được cả nước biết đến là loại cây thủy sinh cho các sản phẩm như hoa, hạt, trà sen… có hương vị đặc trưng mang đậm dấu ấn vùng đất xứ Huế. Ở Huế, sen không chỉ là cây trồng mang lại kinh tế cho người dân mà còn gắn bó với đời sống, văn hóa địa phương.
Các sản phẩm như hoa, hạt, trà sen… có hương vị đặc trưng mang đậm dấu ấn vùng đất xứ Huế. Ảnh: Lê Chung
Đa số các giống sen Huế ngoài vẻ đẹp quyến rũ, hạt sen có phần xốp hơn sen Bắc, sen Nam và hạt sen có hương vị và không chát, chất lượng đặc biệt thơm ngon đã tạo thành một sản phẩm du lịch tạo nên thương hiệu “Sen Huế”. Các bộ phận của cây sen từ hoa, lá cho đến ngó, gương, hạt đều được sử dụng để làm món ăn và vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền. Đặc biệt, ở khu vực Kinh thành Huế, sen còn được xếp vào hàng thực phẩm vô địch về hương vị so với sen của các xứ khác.
Trước đây, ở Huế, cây sen được đưa vào trồng để làm cảnh quan tại các hồ xung quanh Kinh thành Huế. Tuy nhiên, những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây sen với giá trị kinh tế cao đã được nhiều địa phương tin trồng như sản phẩm sen Tịnh Tâm, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang…
Bên cạnh đó, do sen là loại cây dễ trồng và ít công chăm sóc, giá sen ổn định nên diện tích trồng sen ngày càng mở rộng. Số liệu thống kê từ năm 2017 đến nay cho thấy, diện tích trồng sen tại Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên. Năm 2019 diện tích trồng sen của địa phương này khoảng 494,5 ha, năng suất hạt ước tính 1,5-4,0 tấn/ha. Giá bán lẻ từ 30.000-60.000 đồng/kg, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.
Video đang HOT
Hầu hết diện tích trồng sen tại Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn còn manh mún, mang tính tự phát. Ảnh: Lê Chung
Tuy vậy, theo ghi nhận, hầu hết diện tích trồng sen tại Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn còn manh mún, mang tính tự phát. Thực tế, việc thiếu quy hoạch hoặc chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật nên năng suất, hiệu quả trồng sen tại Huế vẫn còn thấp. Địa phương vẫn chưa phát huy hết lợi thế giá trị của cây sen trên địa bàn.
Hướng đến phát triển bền vững
Là một trong những hộ dân đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển kinh tế gia đình từ việc trồng sen, ông Hoàng Độ (thôn Sơn Tùng, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) cho biết, giống sen đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh lâu nay chủ yếu là sen truyền thống của Huế (sen trắng Tịnh Tâm) và sen hồng cao sản.
Hiện tại, Thừa Thiên Huế vẫn chưa có đơn vị sản xuất và cung cấp giống sen, nên nguồn giống hàng năm phần lớn là giống sen lưu gốc hoặc lấy từ các tỉnh phía Nam. Cũng có một số hộ dân dựa vào kinh nghiệm tự nhân giống được bằng hạt, tuy nhiên chỉ đủ cung cấp trong phạm vi hộ gia đình. Người trồng sen đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn giống để tổ chức sản xuất theo thời vụ.
“Năm nay gia đình tôi cho trồng 15,5 ha sen, số giống sen chủ yếu là lưu gốc từ vụ trước. Tuy có giống để bán lại, nhưng nguồn giống này cũng chỉ đủ để cung ứng cho một số hộ trong vùng”, ông Độ chia sẻ.
Người trồng sen tại Thừa Thiên Huế gặp khá nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn giống để tổ chức sản xuất theo thời vụ. Ảnh: Lê Chung
Trong khi đó, theo anh Hoàng Diên Khởi (một hộ trồng sen khác ở thôn Sơn Tùng), sản phẩm sen Huế lâu nay mặc dù được đánh giá có chất lượng cao, có thương hiệu, nhưng giá thành vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường, lợi nhuận mang về cho người dân vẫn chưa thực sự cao và bền vững.
“Việc tiêu thụ hạt sen hiện nay chủ yếu do thương lái đến thu mua tận ruộng. Nhiều ruộng trồng sen còn được đặt hàng mua từ trước. Nhìn chung giá cả khá ổn định, nhưng cũng tùy theo vùng. Một số nơi vẫn còn bị tư thương ép giá”, anh Khởi nói.
Mới đây, tin vui đã đến với những người trồng sen khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch cụ thể để phát triển trồng sen trong thời gian tới. Theo đó, địa phương này sẽ ưu tiên đến các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại về kỹ thuật, giống, tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ…
Sen ở Thừa Thiên Huế được trồng từ tháng 2 đến tháng 7, cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Ảnh: Lê Chung
Cụ thể, trong các giải pháp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các đơn vị để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sen. Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, đặc biệt là kết nối hệ thống các siêu thị, các điểm du lịch… làm khâu cầu nối để tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với đó, sẽ mở rộng thị trường ngoại tỉnh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Triển khai mạnh mẽ và thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội, hội thi đối với các sản phẩm từ cây sen. Hướng đến xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các địa phương vùng trồng có diện tích đủ lớn. Sớm tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sen Huế” cho các sản phẩm sen của tỉnh.
Với những lợi thế sẵn có, người trồng sen tại Thừa Thiên Huế đang đặt nhiều hy vọng việc phát triển diện tích trồng sen trên địa bàn dựa trên những giải pháp cụ thể đã được đưa ra sẽ mạng lại nguồn lợi kinh tế cao và bền vững trong thời gian tới./.
Huyện Phú Xuyên tăng thời gian cho hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND
Trong nhiệm kỳ qua, với sự phối hợp tích cực của các ngành liên quan, sự nỗ lực hoạt động của các đại biểu, hoạt động HĐND huyện Phú Xuyên khóa XIX đã đạt được kết quả tích cực.
Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Lê Ngọc Anh trao phần thưởng cho các tập thể
Sáng 10/3, HĐND huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành cho biết, trong nhiệm kỳ qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song HĐND huyện đã hoàn thành các nhiệm vụ, thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Hoạt động của HĐND huyện ngày càng thể hiện rõ tính dân chủ, tăng cường giám sát hoạt động, đảm bảo hiệu quả, có nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn.
Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức được 18 kỳ họp. Trong đó, có 11 kỳ họp thường kỳ, 7 kỳ họp không thường kỳ để kiện toàn các chức danh. Ban hành 114 Nghị quyết tập trung cho các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản, nghị quyết về tổ chức, nhân sự. Trong nhiệm kỳ qua, mỗi năm HĐND huyện tổ chức được 2 phiên giải trình, tại mỗi phiên có hàng chục lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và tái chất vấn để lãnh đạo các phòng, ban, xã, thị trấn giải trình.
Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành trao phần thưởng cho các cá nhân
Trong nhiệm kỳ qua, Thường trực và đại biểu HĐND huyện, xã, thị trấn đã thực hiện 6.915 buổi tiếp dân, tiếp nhận đơn và giải quyết được trên 80% đơn thư về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai, chính sách xã hội, tài chính.... Cùng với đó, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với Tổ đại biểu số 17 HĐND TP tổ chức 40 hội nghị tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội và HĐND TP. Đồng thời, Thường trực HĐND huyện và Thường trực HĐND các xã, thị trấn đã tổ chức được 162 phiên giải trình về các vấn đề nhằm làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân.
Cũng trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, hoạt động giám sát của HĐND huyện đã được thực hiện với 33 cuộc tại 36 đơn vị, cơ quan, UBND xã, thị trấn. Nội dung giám sát, giải trình tập trung vào lĩnh vực, như: Thu chi ngân sách Nhà nước; công tác quản lý đất đai, xây dựng; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ngoài ra còn có 4 cuộc giám sát chuyên đề đã có nhiều đổi mới, được thực hiện bài bản, thiết thực, hiệu quả. Cũng trong nhiệm kỳ qua, HĐND cấp xã, thị trấn đã tổ chức được 725 cuộc khảo sát, giám sát các lĩnh vực, vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm
Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành khẳng định, thời gian tới HĐND huyện đề ra một số giải pháp trọng tâm như: Chuẩn bị tốt nhất cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát của HĐND; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC.
Nhân dịp này, 29 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động HĐND các cấp của huyện Phú Xuyên nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được UBND huyện khen thưởng.
Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2021 Năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3% trở lên; trong đó, nông nghiệp 2,4%, lâm nghiệp 6,2%, thủy sản 5,6%. Sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%. Để đạt được mục tiêu về tăng trưởng, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp đã và đang...