Thừa Thiên Huế phát động học sinh tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước
Lễ phát động học sinh tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước trẻ em tại Thừa Thiên Huế được tổ chức nhằm hạn chế mức thấp nhất các trường hợp chết đuối cho các em học sinh đến từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Ngày 20/5, tại bể bơi Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ Phát động học sinh tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh trong trường học và Khai mạc Giải bơi học sinh phổ thông năm 2019.
Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch của Bộ VHTTDL về việc tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2019 và Chương trình phối hợp liên ngành giữa Sở VHTT, Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động học sinh tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước được tổ chức tại Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hoạt động được tổ chức với mục đích thúc đẩy việc dạy bơi, học bơi, nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp chết đuối cho các em học sinh đến từ các trường học trên địa bàn tỉnh, đồng thời là dịp để phát hiện, tuyển chọn những vận động viên trẻ có thành tích xuất sắc tham dự các giải bơi trong khu vực, cả nước.
Năm nay giải bơi được tổ chức trong 2 ngày (20 – 21/5/2019), tại bể bơi Trung tâm Thê thao tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia của các em học sinh đến từ 9 huyện, thị xã, TP Huế.
Video đang HOT
Các vận động viên tham gia thi đấu với các nội dung nam, nữ khác nhau, bao gồm: Bơi tự do (25m, 50m; riêng nội dung 100m giành cho vận động viên các nhóm tuổi từ 8 đến 11 tuổi), bơi ếch (25m và 50m), bơi tiếp sức tự do (4×25m gồm 2 nam – 2 nữ phối hợp, 4×50m gồm 2 nam – 2 nữ phối hợp).
Nội dung và cự ly bơi tương ứng với từng nhóm, lứa tuổi được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức thi đấu của Giải do Sở VHTT, Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp ban hành.
Lê Chung
Theo toquoc
Những khoảng trống đáng lo ngại
Chỉ còn ít ngày nữa là năm học 2018 - 2019 kết thúc. Các trường sẽ tổ chức lễ bế giảng, tổng kết năm học vào ngày 24/5. Sau đó là học sinh được nghỉ hè.
Ảnh minh họa
Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên, cũng trong thời gian này, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông báo Bắc bộ và Trung bộ, trong đó có Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39oC. Nói trùng lặp là bởi có thời gian tự do, lại đúng đợt nắng nóng, các em, nhất là các em trai sẽ càng thấy sự quyến rũ từ làn nước mát của những con sông, dòng suối, ao hồ, bãi biển...
Dù không muốn nhưng sự liên hệ giữa những ngày Hè không chính thức đầu tiên với tiết trời nắng nóng cùng sự hấp dẫn của làn nước mát lại khiến ta nghĩ đến sự rình rập của tai nạn đuối nước đau lòng với trẻ em.
Như trên đã nói, thời điểm không còn sự quản lý của nhà trường mà các gia đình cũng chưa có điều kiện quản lý con em mình một cách sát sao vô hình trung đã tạo ra những khoảng trống đáng lo ngại. Nó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những tai nạn với con trẻ, trong đó có đuối nước. Thực tế cũng đã cho thấy hầu hết những tai nạn trẻ đuối nước thời gian gần đây đều do các em tự phát rủ nhau ra sông, suối, ao, hồ, bãi biển để tắm mà không có sự quản lý, giám sát của người lớn.
Ảnh minh họa
Theo thống kê, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, sau tai nạn giao thông. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng 3, cả nước đã xảy ra hơn chục vụ đuối nước cướp đi mạng sống của hàng chục đứa trẻ.Vụ đuối nước khiến cho 8 học sinh phải bỏ mạng tại bãi cát Thịnh Minh, Thịnh Lang, bờ sông Đà TP Hòa Bình khiến cộng đồng bàng hoàng, thương xót là một bài học về việc thiếu quản lý, giám sát trẻ trong thời gian này.
Đã có nhiều cuộc bàn thảo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.
Ngày 21/3/2019, ngay sau sự việc 8 học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ra sông Đà chơi và bị đuối nước tử vong, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã chỉ đạo Bộ LĐTB&XH, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về trẻ em có Công văn số 1123 gửi UBND các tỉnh, TP đề nghị quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em.
Không thể không ghi nhận hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện, trong đó được quan tâm nhiều nhất là dạy cho trẻ biết bơi. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, chỉ dạy cho con trẻ biết bơi là chưa đủ. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 15/5 vừa rồi, Tổng cục Thể dục Thể thao đã phát động Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019.
Theo các nhà chuyên môn, bơi lội an toàn nghĩa là chỉ bơi lội khi có vật dụng cứu hộ như phao cứu sinh, áo phao, có người giám sát ở trên bờ. Trước khi bơi phải quan sát chung quanh, biết đánh giá phân biệt sự khác thường của luồng nước. Biết cách cứu hộ, gọi cứu hộ hoặc tự nổi dưới nước chờ cứu hộ.
Thực tế đã cho thấy, nhiều người lớn biết bơi, thậm chí bơi khá tốt cũng là nạn nhân đuối nước bởi những tình huống bất thường của con nước, dòng chảy... Đó là chưa kể đến việc dạy bơi cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đang là một thách thức không hề nhỏ!
Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến mới đây của ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH. Đó là cần phải thực hiện cùng lúc nhiều phương án thì mới giảm được tai nạn đuối nước.
Ngoài những giải pháp đã và đang triển khai như tổ chức lớp dạy bơi thì cần phải đẩy mạnh việc dạy thêm kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ. Và đặc biệt là tăng cường sự giám sát của nhà trường và gia đình với các em.
Với quan điểm nói trên, trong những ngày Hè, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội có liên quan như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên... cần tăng cường sự giám sát, quản lý, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, học tập của các em. Đó cũng là một biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những "khoảng trống đáng lo ngại" như chúng tôi đã đề cập, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt là nạn đuối nước, để con em chúng ta có những ngày Hè thật sự bổ ích, lý thú!
Theo kinhtedothi
Nam sinh lớp 9 dũng cảm lao xuống sông cứu 3 học sinh khỏi đuối nước Sáng 6/5, em Vũ Văn Hùng, học sinh lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã được nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT vì đã có hành động dũng cảm lao xuống sông Chu cứu 3 học sinh thoát khỏi đuối nước. Trực tiếp trao tặng bằng khen và phần thưởng, ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng phụ...