Thừa Thiên Huế: Làm bài thi gần 20 phút, thí sinh bỗng nhận được đề… đính chính
Nhiêu hoc sinh khôi 12 tai trương THPT Thưa Lưu, huyên Phu Lôc, tinh Thưa Thiên Huê hiên đang lo lăng bơi đê thi môn Toan trong ky thi hoc ky 1. Ly do sau khi lam bai gân 20 phut, cac em bông nhân đươc đê đinh chinh tư phia nha trương.
Ảnh minh họa
Theo đo, sáng 22/12, hoc sinh khôi 12 thi môn Toán với thời gian làm bài 90 phút. Ơ phần lam bai trắc nghiệm có 40 câu hỏi vơi tông 8 điểm. Trong sô cac câu hoi nay co câu “Giả sử p và q là các số thực dương sao cho log9 p = log16 (p q). Tính giá trị của p/q”.
Tuy nhiên sau khi lam bai gần 20 phút, bông nhiên cac giám thị đến đưa đề đính chính của câu hỏi này là “…Tính giá trị của q/p”.
Qua trao đôi, Ban giam hiêu trường THPT Thừa Lưu xac nhân co sư cô trên. Nguyên nhân là ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó hiệu trưởng của trường nay đa quên đưa cho giám thị phần đề thi đính chính câu hỏi này của Sở GD-ĐT tinh Thưa Thiên Huê
Sau khi thời gian làm bài được khoảng 15 – 20 phút, Pho Hiêu trương Nguyên Thi Kim Ngân bông phat hiện nên thông báo với ông Tuấn. Ngay sau đo hội đồng thi đa khắc phục va chi đao cac giam thi thông báo cho hoc sinh va đưa phân đê thi đinh chinh.
Video đang HOT
Bên canh đo, một lỗi nhỏ cũng đã xảy ra với đê môn Giáo dục công dân và Sở GD-ĐT cũng có đính chính, bổ sung.
Theo trương THPT Thưa Lưu, sự cô không nghiêm trọng do nhà trường đa chủ động cho hoc sinh làm bù giơ thêm 5 phút.
Sư cô nay se la bai hoc kinh nghiêm cho nganh giao duc khi nhưng viêc nho đang le phai han chê tôi đa xay ra.
Đai Dương
Theo Dân trí
Môn giáo dục công dân mới dạy gì?
Môn giáo dục công dân lâu nay vốn được ví như cái 'bị' chứa tất cả những nội dung cần bổ sung vào chương trình giáo dục phổ thông, từ giáo dục đạo đức lối sống đến hiểu biết chính trị, pháp luật, trong khi việc đào tạo giáo viên thì chưa theo kịp.
Một giờ học tích hợp môn giáo dục công dân với địa lý tại Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới đào tạo giáo viên (GV) giáo dục công dân (GDCD), đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS Phạm Viết Thắng, Trưởng khoa Lý luận chính trị - GDCD, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, khẳng định mục tiêu định hướng và giáo dục giá trị cho học sinh (HS) thông qua môn học là khả thi và phù hợp với xu thế. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự đào tạo bài bản cùng hệ thống GV dạy môn học này.
Dạy từ phòng chống xâm hại đến luật kinh doanh
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết chương trình môn GDCD xác định 4 mạch nội dung xuyên suốt 3 cấp học gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kinh tế và pháp luật.
GS Thuyết thông tin: Chương trình mới có sự phát triển so với chương trình hiện hành. Cụ thể, chú trọng giáo dục những kỹ năng sống thiết thực đối với HS, ví dụ: phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng tránh xâm hại, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực học đường, ứng phó với tình huống nguy hiểm, thích ứng với thay đổi... Thay thế những kiến thức kinh tế chính trị hàn lâm bằng kiến thức thiết thực đối với HS, ví dụ: hoạt động tiêu dùng (tiết kiệm, quản lý tiền, tiêu dùng thông minh...), hoạt động của nền kinh tế (thị trường và cơ chế thị trường, cạnh tranh, lạm phát, thất nghiệp...), hoạt động kinh tế của nhà nước (ngân sách và thuế, thị trường lao động - việc làm, bảo hiểm và an sinh xã hội), hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lược bỏ các kiến thức triết học, đạo đức học trừu tượng, bổ sung những kiến thức thiết thực về pháp luật lao động, dân sự, hình sự, sản xuất, kinh doanh... bên cạnh các kiến thức về hệ thống nhà nước, quyền và nghĩa vụ công dân đã có trong chương trình hiện hành.
Nghiên cứu dự thảo chương trình môn học này, TS Trần Thị Thu Huyền, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng chỉ ra rằng giáo dục quyền con người đã được quan tâm trong chương trình mới. Trong đó, quyền bất khả xâm phạm về thân thể được nhấn mạnh trong chương trình lớp 11 và trước đó đã được đưa vào chương trình giảng dạy từ tiểu học đến THPT ở các mức độ khác nhau. Theo bà Huyền, việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình GDCD là tín hiệu đáng mừng, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối việc biên soạn sách giáo khoa và việc giảng dạy của GV...
Bổ sung về kiến thức pháp luật trong đào tạo giáo viên
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng các vụ bạo lực và vụ việc khác xảy ra ở một số trường phổ thông trong thời gian qua cho thấy nhiều GV chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ. Để khắc phục hạn chế này, theo GS Thuyết, các trường sư phạm cần bổ sung vào chương trình đào tạo GV tất cả các môn học một số nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục nghiệp vụ, cụ thể là như: Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, luật Giáo dục, luật Trẻ em, luật Thanh niên...
PGS-TS Đào Đức Doãn, Chủ biên chương trình GDCD mới, chỉ rõ: Trong chương trình đào tạo GV GDCD hiện hành, nội dung giáo dục đạo đức, kinh tế và pháp luật chủ yếu là kiến thức hàn lâm về đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật học. Nhiều cơ sở đào tạo GV chưa có nội dung giáo dục về kỹ năng sống, kinh tế học và còn đồng nhất GDCD với giáo dục chính trị. Do đó, cần lược bỏ những nội dung kiến thức nặng về lý thuyết, hàn lâm, hoặc thiên về ngành đào tạo GV giáo dục chính trị, không phù hợp với đặc trưng của ngành đào tạo GV GDCD. Thay thế bằng những học vấn phổ thông, cơ bản về đạo đức, kỹ năng sống, kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi, mang tính ứng dụng, thiết thực với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của HS...
Giáo viên đừng thuyết giảng nhiều quá
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Sở GD-ĐT Nghệ An, kiến nghị các trường sư phạm phải đào tạo cho sinh viên thiết kế bài dạy học, hướng dẫn HS tự học, hướng dẫn sinh viên xây dựng các chủ đề dạy học... làm sao để sinh viên vừa ra trường không chỉ có kiến thức mà còn có khả năng hướng dẫn học cho HS.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Sơn, GV Trường THPT Mê Linh (Hà Nội), cho rằng: "Trong nhiều giờ dạy, giáo sinh vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình hoặc đàm phán. Những phương pháp, kỹ thuật dạy mới mẻ, hiện đại có thể làm cho giờ học sôi nổi, thành công cao thì lại chưa sử dụng được, hoặc có làm thì chỉ mang tính hình thức".
Đại diện Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, các thầy cô đang rất lúng túng trong việc xây dựng chủ đề dạy học như chủ đề dạy tích hợp, liên môn, trải nghiệm...
Theo thanhnien
Giáo viên băn khoăn về phần "Làm văn" trong đề thi THPT quốc gia "Là một giáo viên THPT đang giảng dạy học sinh khối 12, tôi thực sự rất băn khoăn về những nội dung cần triển khai trong câu 1 (viết đoạn văn nghị luận xã hội) của phần "Làm văn" trong đề thi THPT quôc gia. Đề nghị Bộ GD&ĐT có công văn chính thức hướng dẫn các Sở GD&ĐT về vấn đề trên"....