Thua tan nát trong trận chung kết TI7, đội DOTA 2 Trung Quốc quyết phục thù bằng tân binh bom tấn
Với sự bổ sung của Resolut1on là hoàn toàn hợp lý và sẽ giúp cho á quân TI7 trở nên mạnh mẽ và đáng sợ hơn bao giờ hết.
Với trận chung kết TI7 vừa kết thúc cách đây ít giờ, mùa giải 2016-2017 của làng DOTA 2 thế giới đã chính thức kết thúc. Tiếp sau đây, kỳ chuyển nhượng sẽ mở ra với nhiều thay đổi lớn về mặt nhân sự của các đội. Trong số những cái tên đáng chú ý của thị trường chuyển nhượng năm nay, Roman “Resolut1on” Fomynok chính là ngôi sao sáng nhất mà bất kỳ đội nào cũng muốn có.
Và cuối cùng, cái tên may mắn nhất có được Resolut1on là Newbee, á quân của TI7. Đây là thông tin vừa được chính ngôi sao người Ukraine khẳng định trên Twitter.
Xét với đội hình của Newbee hiện tại, vị trí của carrier Xu “Moogy” Han là mắt xích yếu nhất.Chính vì vậy, sự bổ sung của Resolut1on là hoàn toàn hợp lý và sẽ giúp cho á quân TI7 trở nên mạnh mẽ và đáng sợ hơn bao giờ hết. Từ trước đến nay, chất lượng của Resolut1on là không phải bàn cãi. Giờ đây, với sự hỗ trợ của 2 game thủ dày dặn kinh nghiệm là Kaka và Faith, Resolut1on sẽ càng thoải mái hơn để phát huy hết những tố chất của mình.
Video đang HOT
Trong trận chung kết TI7 vừa qua, nếu so sánh Moogy (Newbee) và Mantubaman (Liquid), có thể thấy carry của Newbee thua kém hơn về rất nhiều mặt. Với sự thay thế của Resolut1on, Newbee sẽ trở nên cân bằng hơn, mạnh mẽ hơn và đáng sợ hơn rất nhiều. Đây hứa hẹn sẽ là một thế lực thực sự của mùa giải 2017-2018. Và nếu đúng theo quy luật “1 năm Trung Quốc/ 1 năm Tây Âu” thì TI8 sẽ là mùa giải của các đội game đến từ xứ sở gấu trúc. Khi đó, Newbee sẽ là một ứng viên lớn cho chức vô địch thế giới năm 2018.
Theo GameK
Tìm hiểu về OpenAI, trí thông minh nhân tạo "hành sấp mặt" từ Dendi đến Arteezy thể thức 1v1 DOTA 2
Thông qua neural network, OpenAI tự học chơi DOTA 2 thông qua hàng triệu pha xử lý của các game thủ từ gà đến pro trên thế giới
Như các bạn đã biết, sau khi đánh bại cờ vua và cờ vây, trí tuệ nhân tạo lại tiếp tục làm được điều khiến con người phải bái phục. Đó chính là việc hủy diệt nhà vô địch DOTA 2 thế giới năm 2011 - Dendi. Trí tuệ nhân tạo này là một sản phẩm từ Open AI, một tổ chức phi lợi nhuận thuộc tập đoàn Tesla Motors, dưới sự quản lý của Elon Musk, vị tỷ phú được giới công nghệ mệnh danh là Iron Man của đời thực với những dự án và sản phẩm khiến ai cũng phải choáng ngợp.
Sau hai trận đấu chóng vành kèo dài chưa đến 20 phút, Dendi đã bị khuất phục hoàn toàn mà không hề có chút cơ hội phản kháng nào. Thậm chí, khi trả lời phỏng vấn, nhà vô địch thế giới năm 2011 còn nói vui rằng: "Làm ơn, ngừng bắt nạt tôi". Như vậy, có thể thấy trình độ giữa trí thông minh nhân tạo này và con người đã có một khoảng cách xa đến thế nào. Ngay cả những game thủ đi mid khủng nhất thế giới thời gian qua như Arteezy đến SumaiL cũng bị khuất phục bởi trí thông minh nhân tạo này.
Vậy làm cách nào mà một con bot lại có thể chiến thắng được những gosu khét tiếng của làng DOTA 2, ấy là chưa kể họ còn là những game thủ từng được đánh giá là đi mid xuất sắc nhất mọi thời đại? Tất cả đều dựa vào chính những dữ liệu mà phần mềm thu thập được từ những pha xử lý của người chơi, cho tới cả việc tự học những đường đi nước bước trong từng trận solo 1 vs 1 ở mid. Về cơ bản, cái cách mà OpenAI đánh bại những game thủ nổi danh không khác gì cách AlphaGO đánh bại đương kim vô địch cờ vây Lee Sedol một năm về trước.
Thông thường, những AI trong game đều được nhà phát triển lập trình sẵn những bước đi để cho giống những nhân vật bình thường, thế nhưng trong những tựa game có chiều sâu như DOTA 2, ngay cả khi bạn chơi với bot trong các trận đấu tập luyện, những nhân vật do máy điều khiển đều có vẻ ngây ngô và thường làm mọi việc rất bài vở. Khi những vấn đề trong từng trận đấu không được như "sách vở", thì những con bot trở nên ngu ngơ không biết phải xử lý như thế nào. Bản thân game nào cũng vậy, không chỉ riêng DOTA 2 hay LMHT mà những nhân vật máy trong game nói chung đều rất ngáo ngơ do số lượng những kết quả dựa trên hành vi của người chơi là có hạn, rất có hạn.
Đối với OpenAI, điều này không xảy ra.
Nhờ vào hệ thống neural network, các lập trình viên không áp đặt những bài vở sẵn có, thứ tối kỵ trong từng trận đấu DOTA 2 mà chỉ dạy cho nó những quy luật căn bản khi chơi game. Sở dĩ như vậy là vì, trong mỗi trận đấu, không như bộ môn cờ vây nơi các nước đi đều có hạn, bạn có hàng triệu hướng xử lý một vấn đề trong DOTA 2, từ vị trí đứng, tung chiêu như thế nào cho đến sử dụng vật phẩm và điều khiển cả aggro creep tác động lên trụ nữa. Và thông qua neural network, AI tự học thông qua hàng triệu pha xử lý của các game thủ từ gà đến pro trên thế giới để học cách chơi solo mid sao cho hợp lý nhất, và thậm chí là tìm ra được cả cách khắc chế từng đường đi nước bước của các gosu: Trí thông minh nhân tạo đánh bại nhà vô địch DOTA 2
Kỳ thực, dự án OpenAI chính là kết quả của việc Elon Musk lo ngại chính trí tuệ nhân tạo sẽ đe dọa sự tồn vong của con người. Nó là một dự án phi lợi nhuận và có mục tiêu sẽ điều khiển nguyên 1 team 5 nhân vật ban pick và đấu với người thường như một trận đấu rank cổ điển thay vì chỉ bó buộc vào chế độ chơi solo mid như hiện nay.
Xét về chiều sâu, thì đây rõ ràng là một bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo, vì chiến thắng con người trong game là rất khác so với việc chiến thắng trong bộ môn cờ vây. Điều này cũng chứng minh được tiềm năng khủng khiếp của các AI trong mọi lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học cho đến cả... chơi game nữa. Ngay cả những cái đầu tinh quái nhất trên thế giới cũng phải ngả mũ thán phục khi bị đối thủ, vốn chỉ là những dòng code lệnh đơn điệu nhưng cực kỳ mạnh mẽ đánh bại trong tựa game mà họ tưởng chừng là vô địch.
Theo GameK
Trong khi Dendi cũng phải khuất phục trước OpenAI thì một game thủ DOTA 2 Việt đã đánh bại được trí thông minh nhân tạo này Mặc dù bá đạo là vậy, tuy nhiên OpenAI cũng không phải là đối thủ bất khả chiến bại. Bằng chứng là ngay trong ngày ra mắt tại TI7, OpenAI đã bị đánh bại đến 3 lần. Như thông tin chúng tôi đã đưa, tại sự kiện DOTA 2 The International 2017 vừa qua, một trí thông minh nhân tạo mới có tên...