Thừa cân, béo phì trước mối đe dọa của Covid-19
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san khoa học PNAS (Mỹ), những người trưởng thành mắc chứng béo phì nghiêm trọng nếu mắc Covid-19 thì có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn so với những người duy trì cân nặng hợp lý.
Nguy cơ bệnh nặng hơn sau khi nhiễm SARS-CoV-2 tăng 338% đối với người béo phì thể nặng, 70% đối với người béo phì nhẹ, 39% đối với người thừa cân. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) cho biết nguy cơ bệnh nặng hơn sau khi nhiễm SARS-CoV-2 tăng 338% đối với người béo phì thể nặng, 70% đối với người béo phì nhẹ, 39% đối với người thừa cân. Nguy cơ này cũng gia tăng ngay cả đối với những người đang có biểu hiện tăng cân, theo UPI dẫn lời Giáo sư Mark Hamer thuộc Đại học London.
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân là cơ thể người béo phì hoặc thừa cân không thể xử lý hiệu quả chất béo và đường trong máu, dẫn đến chứng viêm gia tăng. Thừa cân được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 – 30, trong khi chỉ số BMI từ 30 – 35 được coi là béo phì giai đoạn 1 hoặc béo phì ít nghiêm trọng hơn. Chỉ số BMI từ 35 trở lên được xác định là béo phì giai đoạn 2 hoặc béo phì thể nặng.
Giáo sư Mark Hamer nhấn mạnh: Mọi người cần tập thể dục thường xuyên, không chỉ để duy trì cân nặng lành mạnh, mà còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giảm các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 - 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 - 24,9 là tiền béo phì, từ 25 - 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương... Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Trẻ em béo phì dễ nguy cơ ung thư bàng quang Trẻ em bị thừa cân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn khi trưởng thành, theo Annals of Human Biology. Một nghiên cứu dựa trên hơn 315.000 trẻ em ở Đan Mạch, cho thấy, kích thước cơ thể có liên quan đến việc mắc bệnh sau này trong cuộc sống. Chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng trên mức trung...