Thư viện trường học bị lãng quên
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong thư viện không đồng bộ, lạc hậu, số lượng, chủng loại sách nghèo nàn trong khi sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh (HS), giáo viên (GV) còn quá ít ở tất cả các môn học, cấp học. Đây là những khái quát rõ nét nhất về thực trạng thư viện trường học hiện nay.
Thiếu kinh phí đầu tư hiện đại hóa, thư viện trường học chỉ là kho sách.
Học sinh “chê” thư viện trường
Thư viện của Trường THPT Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) được bố trí trong căn phòng rộng tương đương lớp học, chia thành kho chứa sách (với khoảng 13.000 bản sách tham khảo, SGK…) và phòng đọc dành cho HS và GV. Cô Bùi Kim Chi, quản lý thư viện cho biết: do hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ có khoảng 50% HS trong trường thường xuyên có mặt ở thư viện. Nguyễn Lan Hương (HS lớp 12D1) chia sẻ, vì thư viện nhỏ hẹp và các đầu sách cũng không phong phú, trong khi không có thời gian đọc sách tại thư viện nên nhiều bạn có tâm lý ngại đến thư viện. Hương cho biết, mặc dù lớp có 45 HS nhưng chỉ ba, bốn bạn có thẻ thư viện.
Phương Anh (lớp trưởng lớp 12A3, THPT Tây Hồ) nhận xét: “Thư viện trường có khá nhiều loại sách nhưng sách mới thì rất thiếu (sách bài tập thêm hóa, lý 12…)”. Theo cô lớp trưởng này, thư viện cần có sự đầu tư thực sự, đa số thư viện các trường cấp 3 mở ra chỉ để có, có khá nhiều loại sách quyên góp từ HS nên có những cuốn cần cho việc học tập lại chưa có.
Một trong những lý do mà nhiều HS “ngại” đến thư viện còn do thủ tục. Lê Thị Mai (HS lớp 11D trường THPT Tây Hồ) cho biết, để làm thẻ thư viện chỉ cần nộp ảnh nhưng phải chờ GV kí và đóng dấu nên khi nào cần, nhiều HS đành nhờ bạn mượn hộ. “Không gian thư viện rất nhỏ bé, nên dù muốn vào cũng phải chờ đợi nhau, mất trật tự” – Mai nói.
Khi thư viện chỉ là “kho sách”
Thống kê của phòng Khoa học – Công nghệ (Sở GD-ĐT Hà Nội), tất cả các trường THPT của Hà Nội đều có phòng thư viện nhưng chỉ hơn 30,5% thư viện đạt chuẩn.
“Một phần vì HS bây giờ cũng quen đọc thông tin trên mạng. Vì vậy muốn thư viện phát huy được hiệu quả thật sự cần có thêm máy tính nối mạng. Tuy nhiên, mức đầu tư cho thư viện còn thấp, khoảng 40 – 60 triệu/năm nên khó hiện đại hóa. Thực ra, thư viện trường học hiện nay giống như một kho sách” – thầy Lê Hồng Vũ, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội thẳng thắn.
Nằm trong “chiến lược” hút HS đến thư viện, thầy Vũ cũng cho biết thêm, hiện thư viện mới của trường đang được xây dựng với diện tích 120m2 và sẽ có phòng máy tính nối mạng để HS tiện tra cứu, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7/2010.
Còn Cô Bùi Kim Chi , quản lý thư viện Trường THPT Xuân Đỉnh cũng nêu thực tế, mỗi học kì trường chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đồng cho việc cập nhật các loại sách, nhưng thường tập trung vào những cuốn phổ dụng, được GV, HS mượn và đọc nhiều.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay, vài năm nay, các trường đã được bổ sung nhiều đầu sách, hoạt động thư viện của một số trường đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế. “Việc thực hiện chưa đồng đều, thời gian HS tham gia hoạt động thư viện còn ít. Ngoài ra, số đầu sách của các thư viện chỉ tập trung vào một số chủ đề liên quan đến môn học, các sách tham khảo khác còn ít”, ông Thống chỉ rõ.
Bộ GD-ĐT cho biết, trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 – 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân 1 trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.
Theo kênh 14
9 bất ngờ về iPadiPad
Nặng hơn so với tưởng tượng của mọi người, không thể đọc sách ngoài trời nắng... iPad đã mang đến một số bất ngờ và cả những thất vọng ngay ngày đầu ra mắt.
>> Apple bán được 700.000 iPad trong ngày đầu ra mắt
>> Top 10 smartphone nuột nhất năm 2010
>> LG GD510 Cookie Pop - tiếp nối thành công
1. Nhanh hơn iPhone 3GS
Cảm nhận đầu tiên của người dùng khi cầm trên tay chiếc iPad là sự nhanh nhẹn hơn hẳn trong quá trình hoạt động. Việc khởi động các ứng dụng gần như không có độ trễ khiến một số người đã gọi các ứng dụng này đang "bay" ra màn hình. Thử lướt web bằng trình duyệt Safari truyền thống của Apple cũng cho thấy iPad vượt trội hơn hẳn so với khi lướt web trên iPhone 3GS.
2. Nặng hơn
Với trọng lượng 1,5 pound (khoảng 0,7 kg), hầu hết mọi người đều nghĩ rằng iPad rất nhẹ nếu so với chiếc laptop mỏng nhẹ trứ danh của Apple là MacBook Air với trọng lượng 3,5 pound. Nhưng ngay khi cầm chiếc iPad, hầu hết khách hàng đều nhận thấy nó khá "đầm tay". Đây có thể là một tin không hay bởi với mục đích là thiết bị lướt web, giải trí và đọc sách thì việc cầm chiếc iPad trong một thời gian dài trên tay sẽ không mấy dễ chịu.
3.Tạm biệt việc đọc sách ngoài trời
So sánh iPad với thiết bị đọc sách điện tử đang "hot" nhất hiện nay là Kindle có vẻ hơi khập khiễng nhưng nếu chỉ so sánh về khả năng đọc sách, rõ ràng Kindle đang chiến thắng.
Kindle sử dụng loại "mực điện tử" với chỉ 2 màu đen-trắng truyền thống nên việc hiển thị không mấy ảnh hưởng ngay cả khi người dùng đang đọc sách ngoài trời nắng. Với iPad, dù là sử dụng màn hình màu nhưng dưới ánh nắng, tất cả đã biến mất và mọi dự định đọc sách sẽ đổ vỡ.
4. Bàn phím ảo QWERTY không đến nỗi tồi
Trái ngược với sự lo ngại của một số người, bàn phím ảo theo chuẩn QWERTY hoạt động khá trơn tru và rõ ràng là việc soạn thảo email, tin nhắn trên đó thoải mái hơn iPhone rất nhiều.
Tuy vậy, nó vẫn không thể so sánh được với những bàn phím thực bởi tỷ lệ lỗi sinh ra vẫn còn khá lớn. Nếu xác định phải thường xuyên soạn thảo trên iPad, hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Đặt iPad vào lòng để gõ phím
- Đặt thiết bị trên một mặt phẳng (mặt bàn) sẽ khiến quá trình soạn thảo của bạn trục trặc bởi mặt sau của chiếc iPad không hề phẳng và nó sẽ tạo ra những cú lắc lư dữ dội.
- Cầm iPad bằng một tay và gõ phím bằng tay còn lại sẽ khiến bạn soạn thảo nhanh hơn đôi chút.
- Mua một chiếc bàn phím thực dành riêng cho iPad của Apple với giá 79 USD.
- Hoặc mua một chiếc vỏ đựng iPad với giá 39 USD có thể giúp bạn chọn góc đặt dễ dàng hơn.
5. Không thể sạc pin qua cổng USB?
Nếu bạn quên mang theo chiếc sạc chuyên dụng cho iPad thì xin báo một tin buồn là thiết bị này không thể sạc bằng cách kết nối với máy tính qua cổng USB kể cả khi bạn sử dụng phần mềm iTunes.
Thực ra, theo một số thành viên trên diễn đàn Macworld, iPad vẫn có thể sạc được qua cổng USB nhưng đó phải là cổng điện năng cao. Với các cổng USB điện năng thấp (trên các máy tính Mac đời cũ và hầu hết các máy tính sử dụng Windows), chiếc iPad vẫn có thể sạc được nhưng với tốc độ rất thấp và chỉ thực sự "vào điện" trong trạng thái nghỉ (sleep).
6. Xem video HD rất tuyệt
Hầu hết những người đã thử xem phim trên iPad đều đưa ra nhận xét rằng hình ảnh chuẩn độ nét cao (HD) trên thiết bị này gần như không có đối thủ.
7. Màn hình bị biến thành... gương
Khi xem phim trên iPad, chắc chắn bạn sẽ gặp một vài trường hợp khi hình ảnh đang chiếu những cảnh trời tối hoặc cảnh có ánh sáng tối, bạn sẽ nhìn thấy cả khuôn mặt của mình trên màn hình của chiếc iPad. Thật khó chịu vì khi đó bạn sẽ bỏ lỡ không ít chi tiết trong bộ phim.
8. iPad vẫn có thể gọi điện thoại được
Dù không được trang bị khả năng "a lô" như iPhone nhưng Apple đã mở cửa ngách cho iPad bằng việc cho phép người dùng cài đặt Skype (ứng dụng gọi điện thoại qua giao thức Internet). Với iPad và một tài khoản Skype có trả phí, việc gọi điện thoại giờ đây không còn là vấn đề đáng lo với người dùng iPad.
9. Có iPad sẽ chán...iPhone
Một số người dùng đã "than thở" trên các diễn đàn là chỉ sau chừng hơn một tiếng đồng hồ làm quen với iPad, khi cầm lại chiếc iPhone họ có cảm giác sao mà nó bé thế, yếu ớt và chậm chạp thế...
Phải chăng đây là một dạng "tác dụng phụ" của iPad mà Apple không ngờ đến?
Theo ICT News
Mượn sách thư viện trong 45 năm Nhân viên tại thư viện Dinnington (Anh) đã quen với việc mọi người đến trả sách nhưng cuốn sách được trả vào tháng trước thật là đặc biệt bởi người mượn nó sau 45 năm mới trả. Cuốn sách này được mượn từ ngày 24 tháng 9 năm 1965. Trang bìa cuốn sách có ghi dòng chữ: xuất bản lần đầu. Cuốn sách...