Thư viện thu hút sinh viên
Thư viện trang bị đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu từ học tập, nghiên cứu đến thư giãn và phục vụ sinh viên từ sáng tới tối… đang trở thành điểm đến của nhiều sinh viên.
Sinh viên đọc sách tại thư viện Inspire Library của Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Ngay sau giờ tan học, giờ nghỉ, thậm chí ngày cuối tuần, nhiều sinh viên cũng tìm đến thư viện. Để có được điều này, các trường đại học (ĐH) đã quyết tâm đầu tư rất lớn vào thư viện để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Tấp nập bạn trẻ
Ngày chủ nhật, sinh viên Đinh Ngọc Thúy (năm 3 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng) không ở nhà mà lên thư viện của trường để học nhóm, luyện nghe, nói tiếng Anh trực tuyến. Ngọc Thúy chia sẻ, không gian thư viện rất thoáng, máy móc hiện đại và đầy đủ tài liệu học thêm.
Có các dịch vụ như khu trưng bày tài liệu mới, khu sử dụng máy tính, điểm truy cập internet, trạm in ấn đa chức năng, trạm mượn sách tự động. “Vào thư viện, chúng em còn có không gian giao lưu học tập, điểm gặp gỡ, khu vực đọc giải trí…”, Ngọc Thúy cho biết. Tương tự, được bố trí ngay tại tầng trệt, thư viện của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM luôn đầy ắp sinh viên từ thứ hai đến chủ nhật. Sinh viên vào đây để tìm tài liệu, học nhóm, mượn sách và cả photocopy tài liệu. Đặc biệt, tại đây có hàng trăm máy tính nhưng thường quá tải vì lượng sinh viên truy cập khá nhiều.
Tại Khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM, thư viện được đầu tư khá hiện đại, không chỉ phục vụ sinh viên của ĐH Quốc gia TPHCM mà cho cả sinh viên nhiều trường đại học khác tại khu vực quận Thủ Đức, quận 9. Với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, đặc biệt từ khi khu B ký túc xá đi vào hoạt động, ĐH Quốc gia TPHCM đã mở thêm Thư viện Trung tâm – Chi nhánh tại khu B ký túc xá, đáp ứng cho hơn 10.000 sinh viên đang ở và sinh hoạt tại đây.
Với đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, chi nhánh thư viện này luôn tấp nập sinh viên ra vào suốt tuần. Đến đọc và mượn sách tại thư viện, Trần Hải Luân (sinh viên Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: “Thư viện đặt tại ký túc xá nên rất thuận tiện đi lại. Phòng máy thiết kế thoáng mát, có không gian giải trí đã thu hút sinh viên vào đây đọc sách, học nhóm, tìm tài liệu nghiên cứu”.
Đầu tư lớn
Thư viện Truyền cảm hứng (Inspire Library) của Trường ĐH Tôn Đức Thắng hiện là thư viện hiện đại nhất Việt Nam; được thiết kế theo tiêu chuẩn thư viện các trường ĐH thuộc tốp 500 của thế giới, kết nối với cơ sở dữ liệu của 9.000 thư viện lớn trên toàn cầu. Với tổng vốn đầu tư lên đến 129 tỷ đồng, thư viện có tổng diện tích sàn xây dựng 8.678m2, sức chứa 2.000 người; gồm 7 tầng, mỗi tầng được thiết kế với không gian riêng biệt.
Video đang HOT
GS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng nhà trường, trải lòng: Thư viện chính là trái tim của một trường ĐH, phải truyền cảm hứng nghiên cứu, học tập và khai phá năng lực tiềm ẩn của giảng viên, sinh viên. Đặc biệt, thư viện phục vụ 24/7 để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu.
Theo đánh giá mới đây của Bộ GD-ĐT, thư viện của nhiều trường ĐH hiện đã và đang được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, nhiều thư viện đạt chuẩn quốc tế hoặc tiệm cận chuẩn quốc tế như tại các trường: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Nguyễn Tất Thành…
Đánh giá tổng kết về kết quả của 23 trường ĐH thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017, Bộ GD-ĐT cho rằng, hầu hết các trường công lập thí điểm tự chủ đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho thư viện rất nhiều. Trong 23 trường ĐH, đã có 160 thư viện với tổng diện tích hơn 100.000m2. Trong đó, xét về quy mô, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có số máy tính văn phòng, máy tính nối mạng, cùng số sách và cơ sở dữ liệu điện tử nhiều nhất. Trường ĐH Công nghiệp TPHCM có diện tích giảng đường và thư viện, số sách tiếng Việt và nước ngoài, tạp chí bằng tiếng Việt, số máy tính và chỗ ngồi trong thư viện nhiều nhất. Trường ĐH Mở TPHCM có tạp chí nước ngoài nhiều nhất…
Không chỉ ở trường ĐH công lập, các trường ĐH tư thục cũng đầu tư rất mạnh cho thư viện để phục vụ người học. Hệ thống Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có tổng diện tích xây dựng hơn 16.000m2, giá trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng, phục vụ hơn 1.700 sinh viên. Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng đầu tư vài chục tỷ đồng vào thư viện mới với không gian thoáng mát; tài liệu đọc, tài liệu in phong phú.
Cùng với đó, nhiều trường ĐH khác như Nam Cần Thơ, Đại Nam, FPT, Đông Á cũng dành rất nhiều kinh phí để đầu tư cho thư viện. “Đó là sự đầu tư giá trị thiết thực, không chỉ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu chính đáng của sinh viên, giảng viên mà còn là không gian, môi trường kết nối, trao đổi và sáng tạo. Hơn nữa, góp phần giúp các em lánh xa những môi trường thiếu lành mạnh”, một chuyên gia giáo dục nhìn nhận.
THANH HÙNG
Theo sggp
Nâng chất thư viện trường học - bài toán khó
Dự án Luật Thư viện đã được thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Các ý kiến cho rằng, trong 8 loại thư viện mà dự thảo luật nêu ra thì thư viện cơ sở giáo dục có tầm quan trọng bậc nhất.
Thư viện trường học góp phần phát triển văn hóa đọc, xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thư viện trường học vẫn chưa được đầu tư tương xứng và quan tâm đúng mức.
Thư viện ngoài trời của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai). Ảnh: Minh Phong
Chưa được đầu tư tương xứng
Theo đại biểu Lâm Đình Thắng (đoàn TP Hồ Chí Minh), nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách đầu tư rất mạnh cho thư viện trong cơ sở giáo dục. Nhật Bản đã ban hành Luật Thư viện trường học từ năm 1953. Tại Hàn Quốc, Luật Thư viện trường học được ban hành vào năm 1963, bắt buộc mỗi trường học đều phải có thư viện. Các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đều có tầm nhìn chiến lược cách đây nhiều năm. Họ rất chú trọng và đầu tư thực sự cho thư viện trường học.
"Trong khi đó thư viện cơ sở giáo dục ở Việt Nam hiện nay chưa được đầu tư tương xứng. Bên cạnh nhiều đơn vị xem thư viện là trái tim của trường học, vẫn còn nhiều đơn vị không quan tâm đến việc phát triển thư viện. Có trường bố trí thư viện ở tầng cao nhất hoặc ở gần nhà vệ sinh, không phù hợp và không thuận tiện cho trẻ em đến đọc sách và tìm thấy sự hứng thú với hoạt động thư viện."
Đại biểu Quốc hội Lâm Đình Thắng
Cũng theo đại biểu, kinh phí đầu tư mua sách hàng năm không phục vụ đủ nhu cầu học chuyên môn và đọc mở rộng cho học sinh. Trung bình một thư viện trường tiểu học được cấp 8 triệu đồng một năm không đủ để trang bị sách cho học sinh. Nhiệm vụ chính của rất nhiều thư viện hiện nay là bán sách giáo khoa, bán dụng cụ học tập cho học sinh.
Cán bộ thư viện cơ sở giáo dục hiện nay không có chế độ chính sách bảo đảm cho cuộc sống và tạo động lực cho nghề nghiệp, cũng không có chế độ thâm niên, không có phụ cấp đứng lớp. Rất nhiều trường bố trí cán bộ thư viện là giáo viên kiêm nhiệm hoặc giáo viên đứng tuổi không còn sức khỏe giảng dạy tại lớp.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Khẳng định thư viện trường học thực chất có vị trí, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) trao đổi: Dù mang tính đặc thù riêng nhưng vẫn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy học, hình thành văn hóa đọc, văn hóa cộng đồng ngay trong nhà trường.
Theo đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, về cơ sở pháp lý, tính từ thời điểm Pháp lệnh Thư viện năm 2000 được ban hành đến nay đã có trên 30 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thư viện. Theo đó, trong trường phổ thông, thư viện được xác định là một hạng mục thiết yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường, được Nhà nước đầu tư xây dựng hạng mục và hoạt động khá đồng bộ với phòng học bộ môn chức năng của nhà trường.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề. Thứ nhất, ở một số trường học hiện nay, thư viện chỉ được coi là một kho chứa sách, gây lãng phí về phòng ốc, nhất là ở một số nơi nhà trường còn thiếu phòng học. Điều này còn gây lãng phí khi nguồn tài nguyên của thư viện không được khai thác. Còn có nơi không được đầu tư về cơ sở vật chất, số lượng các đầu sách không nhiều và chất lượng không cao. Thư viện không hướng tới nhu cầu của độc giả, dẫn tới nhiều học sinh phổ thông không còn thiết tha với thư viện trường học.
Một góc thư viện của Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội). Ảnh: Minh Phong
Thứ hai, tại nhiều nhà trường nhắc đến thư viện là nhắc tới một vị trí cố định, có khi lại đặt không hợp lý trong khuôn viên, không thuận lợi cho học sinh lui tới, thời gian hoạt động thì theo giờ hành chính, mở cửa khi học sinh đã vào học và đóng cửa trước khi học sinh tan học.
Thời gian nghỉ giải lao ở trường hạn hẹp, trong khi đó hầu hết học sinh cần vận động chứ không phải tiếp tục ngồi đọc sách trong thư viện nhà trường vào thời điểm này... Do đó, bên cạnh một số nhà trường đã có cách nhìn nhận không đúng về tầm quan trọng của thư viện thì tại hoạt động của chính bản thân các nhà trường cũng đã không bảo đảm cho học sinh có cơ hội được tiếp cận thường xuyên với thư viện.
Thứ ba, chất lượng phục vụ trong thư viện nhà trường ở nhiều nơi không cao. Người làm công tác thư viện hoặc là kiêm nhiệm hoặc thiếu trình độ chuyên môn, thiếu kỹ thuật, nhiều khi không hợp tác, tạo tâm lý e ngại cho học sinh. Hình thức hoạt động của thư viện còn đơn điệu, khó tạo được hứng thú, thu hút người đọc.
Thứ tư, bản thân các nhà trường thường chỉ quan tâm đến nội dung, cách thức giảng dạy từ giáo viên tác động đến học sinh, ít khuyến khích giáo viên trong hướng dẫn học sinh khả năng tự học, tự tìm kiếm tài liệu để hình thành thói quen. Nghĩa là nhà trường đã không chú trọng đến công tác phát triển kỹ năng đọc cho học sinh từ sớm.
Từ những thực tiễn nêu trên, đại biểu Phương Thảo đề nghị bổ sung vào Điều 14 dự thảo Luật Thư viện một mục quy định về các hình thức thư viện của loại hình thư viện trường học. Đó là các hình thức thư viện thân thiện, đa chức năng, ngoài trời, lưu động hay các thư viện mini, góc thư viện tại mỗi lớp học. Thực tế, các hình thức này đã và đang tồn tại, phát huy hiệu quả ở nhiều nhà trường, nhiều địa phương. Tuy nhiên, các mô hình hiệu quả đó chưa có chính sách khuyến khích, nhân rộng và chưa được quy định trong dự thảo luật cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong công tác chủ trì, phối hợp về thư viện trường học. Cần cụ thể hóa quy định khi thực hiện chương trình giáo dục tại các nhà trường; Đồng thời bố trí các môn học hợp lý, có thời gian nhất định để học sinh được tiếp cận và hình thành thói quen nghiên cứu, khai thác tài liệu ngay tại thư viện nhà trường.
"Hiện đã có 400 thư viện các trường đại học và cao đẳng, gần 26.000 thư viện ở trường phổ thông các cấp. Hệ thống thư viện, trường học đang chiếm đến 85% trên tổng số thư viện của cả nước. Nếu kể cả các tủ sách, phòng đọc trong trường học thì hệ thống thư viện trường học có quy mô và số lượng rất lớn trên toàn quốc". - Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo
Minh Phong
Theo GDTĐ
GS Nguyễn Đình Đức: Người thắp ngọn lửa đam mê khoa học cho sinh viên Giáo sư, tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong ba nhà khoa học của Việt Nam có tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới có trích dẫn nhiều nhất. Từ phải qua trái: giáo sư Furuta (Hiệu trưởng Đại học Việt-Nhật), giáo sư Nguyễn Đình Đức, giáo sư Vũ...