Thư viện thay đổi thế nào trong thời đại số
Thủ thư (cán bộ thư viện) phải học cách sử dụng công nghệ và trở thành cầu nối giữa thông tin và những người tìm kiếm nó.
Công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng, buộc con người và các lĩnh vực trong xã hội phải thay đổi, thích ứng, trong đó có giáo dục. Chuyên trang giáo dục Elearning Inside chia sẻ quan điểm của Rachel Cobb – một thủ thư tại Trung tâm Nghiên cứu Cao đẳng Thành phố Wolverhampton (Anh) về những thách thức mà thư viện và nghề thủ thư phải đối mặt khi chịu tác động từ công nghệ.
Thư viện là môi trường được xây dựng để phục vụ cộng đồng, ở đó, người ta có thể học hỏi và phát triển. Rachel Cobb nhận định, thư viện truyền thống khó tồn tại bền vững trước sức ép của kỷ nguyên số. Theo đó, nó không đủ mềm dẻo để thực hiện được những yêu cầu con người đặt ra như phải hữu ích hơn, hay trông sang trọng hơn.
Cô cũng cho biết, sự tác động của Internet và những tiến bộ công nghệ trong quãng thời gian ngắn không thể thay đổi giá trị gốc của thư viện. Theo Rachel, một số ý kiến cho rằng nghề thủ thư đang trở nên thừa thãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng cô cho biết, chính các thủ thư là những người đang tự hạn chế năng lực hành động của mình.
Thủ thư là người quản lý, nói cách khác là chuyên gia trong thư viện – nơi cũng cấp kiến thức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, theo Rachel, từ khi Internet xâm nhập vào lĩnh vực này, các thủ thư có phần thất thế.
Thực tế, các thủ thư có thể bắt kịp thời đại và vẫn tiếp tục là chuyên gia giúp mọi người tìm thấy các tài nguyên họ cần, ngay cả khi chỉ hoạt động trực tuyến. Theo Rachel Cobb, nhiều thư viện được hợp nhất với các phòng trưng bày và bảo tàng, tạo thành điểm kết nối cộng đồng hoặc các cơ sở do tình nguyện viên lãnh đạo, khiến nó mất đi chức năng chia sẻ và cung cấp nguồn tài nguyên kiến thức.
Thư viện truyền thống đứng trước áp lực thay đổi.
Vai trò của nhân viên thủ thư
Theo Henry Kronk – phóng viên của Elearning Inside, dù thư viện truyền thống có nguy cơ thất thế, những về bản chất, vai trò của nhân viên thư viện vẫn được giữ vững. Trong thời đại Internet và truyền thông mạng, những nhân viên thư viện có thể là nguồn thẩm định tin cậy cho công chúng. Họ là người hỗ trợ bạn đọc tăng cường hiểu biết về các nguồn thông tin, phân biệt được nguồn tin đúng – sai, giúp loại bỏ những tin rác.
Rachel Cobb đồng ý với điều này, nhưng cô cho rằng chính nhân viên thủ thư cần phải thuyết phục được công chúng đặt niềm tin vào mình. “Khai thác các nhân viên thủ thư là cách để nâng cao kiến thức về thông tin truyền thông, đặc biệt trong giáo dục. Chúng tôi có thể giúp đỡ mọi người hiểu biết đúng về các nguồn tin. Chúng tôi cần thuyết phục công chúng tin rằng các nhân viên thủ thư là những người không thụ động và lạc hậu”, Rachel chia sẻ.
Video đang HOT
Để tồn tại được, các thư viện cần thay đổi. Trong khi đó, các thủ thư phải học cách sử dụng công nghệ và trở thành cầu nối giữa thông tin và những người tìm kiếm nó, chứ không phải là chủ sở hữu nguồn tài nguyên kiến thức như trước đây. Trong quá trình thích ứng, các thủ thư không được đánh mất vai trò của mình.
Thủ thư trực tuyến trong tương lai
Meredith Farkas, Giám đốc Dịch vụ Giảng dạy tại Đại học Portland nhận định: “Việc lồng ghép học trực tuyến vào bậc giáo dục đại học đòi hỏi các thủ thư phải trở thành nhân viên thư viện học tập từ xa. Hỗ trợ học viên trực tuyến là một nhiệm vụ mà thủ thư cần làm”.
Trong khi đó, Rachel nhận thấy, cô chưa thể tiếp nhận sự thay đổi của công nghệ một cách tự nhiên bởi khái niệm thư viện với cô vẫn là một nơi cụ thể, là một không gian với 4 bức tường. Rachel lo sợ màn hình máy tính không thể mang lại cảm xúc cho người dùng như khi họ tìm đến thư viện truyền thống.
Tuy nhiên, Rachel thừa nhận, cô cần phải thích nghi với sự thay đổi. Việc thấy các sinh viên tìm đến mình và đạt được kiến thức họ cần mang lại cho cô cảm giác hạnh phúc. Cô cũng có thể đạt được cảm xúc đó khi hỗ trợ mọi người phát triển qua công cụ trực tuyến.
Rachel đang cố gắng để trở thành nhân viên thủ thư trực tuyến hữu ích. Cô viết blog, biên tập cho các trang kiến thức của sinh viên, làm điều phối viên cho chương trình trình bày trực tuyến. Cô cũng cân nhắc sẽ làm việc trực tuyến trong tương lai.
Nguyên Chương (theo Elearning Inside)
Theo vnexpress.net
Niềm vui của học sinh tiểu học Lômônôxốp trong ngày hội đọc sách
Chiều 19/4, Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình đầy ắp tiếng cười, niềm vui với những mái đầu học sinh chụm bên nhau đọc sách, diễn kịch trên sân trường, với nét mặt hân hoan của mỗi học sinh khi được cầm trên tay cuốn sách thơm mùi giấy mới.
Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Liên tự hào chia sẻ: Học sinh Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình rất ham thích đọc sách. Các em đều mong chờ hoạt động "Ngày hội đọc sách" được tổ chức thường niên của nhà trường để được thỏa sức sáng tạo với những gì các em được đọc, được tìm hiểu qua các cuốn sách đọc trên thư viện, đọc tại gia đình.
Ngày hội đọc sách được nhà trường tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, học sinh được tham gia các trò chơi tập thể qua những phần thi giới thiệu sách giữa các khối lớp, qua trò chơi đố vui, cùng quyên góp những quyển sách hay mình đã đọc rồi để nguồn sách thư viện thêm phong phú, tham quan các gian hàng sách...
Nguyễn Hồng Dũng - học sinh lớp 4G - cùng các bạn toát hết mồ hôi do cổ vũ các bạn đồng học diễn kịch, rồi còn đứng lên giơ tay để xung phong trả lời câu hỏi "vì sao". Nhảy nhót theo từng diễn biến trên sân khấu, thỉnh thoảng, Dũng lại nắn nhẹ vào túi quần để kiểm tra xem tiền bố mẹ cho mua sách còn không! "Con thích được đọc sách mới lắm. Sách đẹp và thơm nữa. Con và các bạn còn ủng hộ cho "Tủ sách dùng chung" ở lớp nữa! Vui lắm ạ!" - Hồng Dũng vui vẻ nói.
Còn các cô giáo thì vừa "hậu cần"cho các con diễn kịch, vừa thích thú xem các con sáng tạo trên sân khấu. Một cô giáo chia sẻ: Một vở diễn thôi mà các con học sinh tiểu học học được nhiều kỹ năng lắm: Các con biết cách kể chuyện, dẫn chương trình, nhập vai diễn, rồi còn cùng các thầy cô trong nhà trường lên ý tưởng, thiết kế các đạo cụ. Thầy cô có vất vả hơn một chút khi tự làm các đạo cụ, cùng các con tập kịch, nhưng thấy học sinh yêu thích đọc sách, ham mê tìm hiểu tri thức, chúng tôi vui lắm!
Cứ thế, cô trò Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình hăng say sáng tạo, để mỗi Ngày hội đọc sách lại càng thêm sôi nổi hơn, cô trò càng thấy thêm gắn bó, mỗi sáng chỉ muốn đến trường ngay! Ngắm các con còn tự tin kể chuyện bằng tiếng Anh trên sân khấu, cô giáo, phụ huynh thêm tin tưởng con sau này sẽ là những công dân toàn cầu ưu tú!
Cùng xem lại một số hình ảnh phóng viên ghi được tại Ngày hội đọc sách:
Khối lớp 4 diễn kịch "Cây tre trăm đốt"
Khối lớp 5 diễn kịch Sọ Dừa
Hai chàng kể chuyện rất tự tin!
Mình đặt cho các bạn câu hỏi "Vì sao" nhé!
Các em học sinh lớp 1 đố nhau Rùa và Thỏ ai chạy nhanh hơn?
Dàn kể chuyện khối lớp 2 về sự tích bánh chưng bánh dày
"Đôi vợ chồng" sống hạnh phúc mãi về sau!!!
Wow! Sao hóa trang giỏi thế nhỉ!
Con! Con! Con trả lòi được câu hỏi này!
Cô ơi, con mua quyển này ạ!
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Làm thầy cũng phải biết nhận lỗi Hôm đó anh mời bạn sinh viên lên bảng. Anh dõng dạc nói với cả lớp rằng anh đã nhầm. Anh công nhận mình sai và xin lỗi bạn sinh viên đó cùng cả lớp... Minh họa: KIM DUẨN Tôi chơi với một nhà giáo. Anh là người biết rộng và sâu. Nhiều lần nói chuyện, tôi tự bảo mình những gì ông...