Thư viện sáng tạo từ nguồn xã hội hóa
“ Thư viện tuy không rộng rãi, khang trang, đầy đủ trang thiết bị nhưng đây là công sức, sự sáng tạo của thầy, cô giáo và cả phụ huynh, đồng nghiệp trên địa bàn huyện ủng hộ, giúp đỡ…” – cô giáo Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Trung Đồng (huyện Tân Uyên, Lai Châu) chia sẻ.
Ngôi trường nào cũng đều mang một dấu ấn riêng và Trường Tiểu học Trung Đồng cũng vậy. Nhìn tổng thể, trường có không gian khiêm tốn nhưng trực tiếp thăm thư viện chúng tôi thật ấn tượng và khâm phục ý tưởng, sáng tạo của các thầy, cô. Khác với không gian trang trí rộng rãi, với đủ các kệ sách, trò chơi trí tuệ bày kín như ở nhiều trường học trong và ngoài huyện thì thư viện này lại mang đến cảm giác ấm cúng và thân thiện.
Căn phòng rộng chưa đến 15m2, không có những bộ bàn ghế dài, tròn đủ loại, chỉ có những tấm thảm xốp lót dày trên nền sàn nhà. Cô Phương nhấn mạnh: “Đây là phòng học chưa dùng đến nên chúng tôi xin ý kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành phòng thư viện để các em có chỗ đọc sách, giải trí sau giờ học.
Hiển nhiên, nhà trường phải tự chủ kinh phí sửa chữa. Thật may mắn, với sự ủng hộ từ giáo viên, phụ huynh và học sinh, đồng nghiệp ở các trường trong huyện, thư viện đã được hoàn thành”.
Thư viện được các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Trung Đồng sắp xếp sáng tạo, ngăn nắp.
Sự giúp đỡ đầu tiên nhà trường nhận được chính là giáo viên dạy mỹ thuật ở các trường trong huyện phụ giúp trang trí tường. Với nhiều ý tưởng thiết kế tương đồng, các bức tường đã sinh động hơn với mô tip tranh theo chủ đề truyện cổ tích sinh động và nổi bật.
Tường được tô, sửa xong, thầy, cô lại tất bật với những mảnh gỗ gom nhặt được đóng kệ để sách, truyện. Trong không gian nhỏ chỉ đủ sức chứa 15 – 20 học sinh (mỗi lớp thay phiên trong tuần vào thư viện), có em ngồi dựa vào góc tường cổ tích, có vài ba em chụm đầu nhau trên chiếc bàn mây đọc sách hay vài em chơi cá ngựa, cờ vua … khuôn mặt ánh lên niềm vui khó tả.
Ai từng đến thăm ngôi trường này hẳn sẽ ngạc nhiên trước nhiều sáng tạo của thầy, cô. Ngoài phòng thư viện trong nhà, sân trường cũng có tới hai “thư viện”. Đó là những khu vực được dựng mái che (nguồn xã hội hóa) bất kể mùa hè hay mùa đông, học sinh đều có thể ra ngồi đọc sách, học bài, vẽ tranh…
Video đang HOT
Thanh HIền
Theo Báo Lai Châu
Hạt giống nuôi dưỡng tình yêu sách
Thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, nhiều em nhỏ lại ríu rít tìm đến thư viện cộng đồng để đọc sách miễn phí và tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác tại 23/1 Bà Huyện Thanh Quan (Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).
ảnh minh họa
Gieo hạt giống tâm hồn
Thư viện là ý tưởng được khởi xướng và thực hiện bởi nhiều du học sinh từ các quốc gia như Mỹ, Australia, Singapore và sinh viên Việt Nam với mục đích khơi dậy, nuôi dưỡng cổ vũ tình yêu đọc sách cho trẻ em Việt Nam.
Đoàn Xuân Nguyên, du học sinh tại Mỹ : Sau nhiều năm học tập và sau đó là nuôi con trên nước bạn, Nguyên đã tham gia nhiều chương trình cộng đồng bổ ích như chương trình "Parents As Teachers".
Theo đó, những cặp lần đầu làm cha mẹ sẽ được chương trình cử người đến giúp đỡ, cung cấp kiến thức về kỹ năng nuôi dạy con và quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Còn các bé dưới 5 tuổi lại được nhận được 1 cuốn sách miễn phí trong 1 tháng.
Một chương trình khác cũng rất thú vị và hoạt động hiệu quả là "Imagination Library" lại khuấy động phong trào xây dựng các thư viện sách để phục vụ cộng đồng. Được thụ hưởng và truyền cảm hứng từ những chương trình này, Nguyên đã tự hỏi: Tại sao mình không làm một dự án tương tự trên chính quê hương, để những cặp bố mẹ và các bạn nhỏ Việt Nam cũng được đọc sách miễn phí và qua đó nâng cao kiến thức, bồi đắp tâm hồn.
Nghĩ là làm, Nguyên đã rủ bạn bè, cũng là những du học sinh thực hiện dự án mang tên Seeds of Dreams, dịch ra tiếng Việt nghĩa là "Hạt giống ước mơ" để đưa sách thiếu nhi từ Mỹ về Việt Nam, cụ thể là đến với các em nhỏ ở Đà Nẵng.
Các bạn trẻ đã giúp em nhỏ chọn sách, đọc sách và truyền tình yêu đọc sách cho các bé thông qua các hoạt động như đố vui, chơi chữ... - Ảnh: NVCC.
Với Nguyên, việc đọc sách cũng giống như việc gieo hạt giống cho tâm hồn, để từ đó, những cây non ấy sẽ lớn lên, cứng cáp, trưởng thành, trí tuệ với nhiều ước mơ, hoài bão.
Dù rất bận rộn học tập, làm việc, nhưng các bạn trẻ vẫn sẵn sàng dành thời gian quý báu và phân công nhau vận động các nhà hảo tâm quyên góp sách cho dự án. Những cuốn sách với nhiều nội dung khác nhau, phù hợp với trình độ khác nhau đều được các bạn trẻ chọn lọc cẩn thận, chu đáo trước khi đưa vào thư viện.
Nhiều cuốn sách rất có giá trị, của những cây bút nổi tiếng nước ngoài do các nhà xuất bản tên tuổi xuất bản... mà nếu không tìm tới thư viện, độc giả Đà Nẵng sẽ khó có cơ hội tiếp cận.
Hiểu được ý nghĩa của dự án, sau khi thư viện được thành lập, nhiều bạn trẻ là sinh viên các trường ĐH trên địa bàn thành phố như ĐH Ngoại ngữ, Kinh tế, Duy Tân... đã đăng ký trở thành tình nguyện viên điều hành thư viện.
Các bạn đã giúp em nhỏ chọn sách, đọc sách và truyền tình yêu đọc sách cho các bé thông qua các hoạt động như đố vui, chơi chữ... Không chỉ vậy, hàng tháng, các bé còn được tham gia nhiều hoạt động như thí nghiệm, xem phim, nghe đọc truyện rất thú vị.
Các hoạt động nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ của Seeds of Dreams- Ảnh: NVCC.
Lạc vào thế giới khác
Huỳnh Lâm Châu Duyên, cựu du học sinh tại Mỹ cũng là thành viên của dự án cho biết thêm: Khi đến với thư viện, các bé sẽ như lạc vào một thế giới khác. Bé sẽ tiếp xúc với những cuốn sách hấp dẫn với hình ảnh minh họa mang tính nghệ thuật và sáng tạo cao, cùng với nội dung nhân văn, mang tính giáo dục. Những cuốn sách đã chọn lựa từ các thư viện tại Mỹ sẽ giúp bé tiếp xúc với kho tàng trí thức thú vị, từ văn hóa, xã hội, khoa học theo những cách nhìn mới.
Các bé cũng sẽ được nâng cao trình độ tiếng Anh một cách rất tự nhiên thông qua việc nghe tình nguyện viên đọc cũng như vừa học vừa chơi cùng sách. Sách sẽ là người bạn của các em, thư viện là sân chơi bổ ích, trong bối cảnh các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, Ipad, máy tính, và các trang mạng xã hội đang bủa vây và chiếm hết thời gian của trẻ.
Dự án còn khuyến khích hình thức cha mẹ đọc sách cho con. Giống như Nguyên, cô thường đọc sách cho con nghe mỗi tối và thấy rằng, việc đọc sách giúp cha mẹ và con gần nhau hơn và tốt cho tâm hồn, sự cảm nhận của con. Tình yêu sách chỉ thực sự phát triển khi được gieo trong môi trường gia đình.
Ngoài việc tìm tới thư viện để đọc sách offline, độc giả còn được thể mượn sách trực tuyến trên trang web của dự án. Điều Duyên và các bạn trẻ trong dự án cảm kích sâu sắc đó là trong 3 năm hoạt động, dự án luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ cộng đồng, đặc biệt các phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ về tài chính để duy trì các hoạt động miễn phí tại thư viện.
Một chương trình cộng đồng phi lợi nhuận như "Seeds of Dreams" tại Việt Nam đòi hỏi rất lớn về nguồn lực tài chính cũng như con người. Các chi phí liên quan đến việc vận chuyển sách bao gồm sách từ các thư viện Mỹ quyên góp đến điểm tập hợp, vận chuyển sách từ Mỹ về Việt Nam, chi phí xây dựng không gian đọc, tổ chức các hoạt động, duy trì website đầy đủ chức năng quản lý sách và mượn sách trực tuyến...
Theo PNVN
Thầy hiệu trưởng hàng tuần kể học sinh nghe chuyện Bác Hồ Nhờ những đóng góp tích cực cho sự nghiệp GD-ĐT, thầy Trần Trọng Hoàng- Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (Tân Uyên, Bình Dương) vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Lễ Tuyên dương gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017. ảnh minh họa Trong gần 40 năm...