Thư viện di động ở Ethiopia
Đến thư viện là một trong những thú vui trong trẻo nhất của tuổi học trò. Đây là nơi các em có thể tự do đi quanh những giá sách để tìm cuốn mình thích, là chỗ gặp gỡ bạn bè, hay cùng xếp hàng đợi đến lượt mượn sách mang về đọc.
Ở Ethiopia thì không như vậy, sách do lạc đà mang đến và thư viện là bóng râm dưới những tán cây giữa sa mạc nắng cháy.
Thư viện trên lưng lạc đà ở Ethiopia
Mahadiya, 13 tuổi, đã phải nghỉ học từ tháng 3 do đại dịch Covid-19. Tìm đến thư viện di động trên lưng lạc đà là thú vui duy nhất của em trong gần 4 tháng qua. Hàng tuần, cứ đến giờ hẹn, Mahadiya lại cầm theo những cuốn sách đã mượn để đổi lấy sách mới. Đọc sách giúp em vơi đi nỗi buồn không được đến trường và còn khiến Mahadiya có thêm lượng kiến thức mới. Ước mơ của em là sau này trở thành kỹ sư nên cô bé rất thích tìm hiểu về các loại sách khoa học – kỹ thuật. Với khoảng 200 đầu sách hàng tuần, Mahadiya và các bạn có thể cùng trao đổi các thể loại từ sách thiếu nhi, sách khoa học, văn học, sách lịch sử.
Cũng giống như Mahadiya, hơn 26 triệu trẻ em tại Ethiopia đã không được đến trường kể từ khi đất nước áp dụng lệnh phong tỏa. Phần lớn các em sống ở khu vực nông thôn hẻo lánh, nơi không có điện lưới hay Internet. Ngoài việc không được học hành, đây cũng là giai đoạn các em phải đối mặt với những nguy cơ hiện hữu như trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động và tảo hôn.
Tuy nhiên, những em sống tại khu vực Somali ở Ethiopia có phần may mắn hơn khi được tiếp cận sách nhờ thư viện di động này. Bắt đầu hoạt động từ năm 2010, đoàn lạc đà hơn 20 con do Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children) tài trợ, nhận nhiệm vụ thồ sách đến với 22.000 trẻ em tại 33 ngôi làng thuộc khu vực Somali ở miền Đông Ethiopia. Chia sẻ về ý nghĩa của dự án, bà Ekin Ogutogullari, Giám đốc Save the Children tại Ethiopia, cho biết mục tiêu của tổ chức là không để trẻ em, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch lịch sử này, bị bỏ lại phía sau trên mặt trận tri thức. Mặc dù các em không được đến trường do dịch Covid-19, nhưng việc đọc và học thì vẫn cần được duy trì.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát mới đây của Save the Children đối với trẻ em Ethiopia, ngoài lo lắng về những khó khăn kinh tế mà gia đình phải đối mặt do dịch Covid-19, các em còn sợ hãi trước vấn nạn lạm dụng lao động trẻ em cũng như tảo hôn. Theo ông Joan Nyanyuki, Giám đốc Diễn đàn Chính sách cho trẻ em châu Phi (African Child Policy Forum), trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức và dạy dỗ trẻ em thành người, mà còn là chốn nương thân của lũ trẻ, cách ly chúng khỏi những cạm bẫy và hiểm nguy ngoài xã hội. Bên cạnh đó, việc không được đến lớp, được ăn những bữa ăn do trường cung cấp, cũng sẽ dẫn đến nguy cơ khiến nhiều em rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Chính vì vậy, ông Nyanyuki cho rằng, nếu thời gian không đến lớp càng kéo dài, đồng nghĩa với việc càng ít học sinh có khả năng quay lại lớp khi trường mở cửa trở lại. Trong khi đó, theo số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), trên quy mô toàn cầu, hiện có khoảng 1,6 tỷ học sinh ở nhiều cấp học khác nhau không được đến trường do dịch Covid-19.
Siêu đập thủy điện chặn dòng sông Nile: Người Ethiopia khổ sở ở Ai Cập
Những người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập đang đứng giữa căng thẳng leo thang giữa hai nước vì công trình thủy điện trên dòng sông Nile.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (phải) đón người đàn ông Ethiopia sang tị nạn từ Libya.
Ethiopia, quốc gia ở thượng nguồn sông Nile, gần đây vì tuyên bố sẽ tích nước cho siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng, dù Ai Cập có đồng ý hay không.
Trên mạng xã hội, người Ai Cập và Ethiopia thường xuyên tranh cãi, thổi bùng sự giận dữ. Người Ethiopia cho rằng họ có quyền xây đập thủy điện để làm giàu cho đất nước. Người Ai Cập thì muốn phá hủy con đập này.
Abdel Meguid al-Karki, người đàn ông Ethiopia ngoài 30 tuổi, kể về lý do tại sao phải che giấu danh tính khi sống ở Ai Cập.
Em trai của Karki, một thanh niên 19 tuổi, bị một nhóm người Ai Cập đánh đập thậm tệ trên đường về nhà từ tiệm tạp hóa ở phía nam Cairo.
Tất cả tài sản bao gồm điện thoại di động, hàng hóa mua ở tiệm tạp hóa, đều bị cướp mất. Thanh niên 19 tuổi không chỉ bị đánh đập mà còn bị những kẻ quá khích thả chó xua đuổi.
"Họ đánh đập thằng bé rất thậm tệ dù họ không hề biết gì về nó, chỉ vì nó là người Ethiopia", Karki nói với Al-Monitor. "Họ nói không chấp nhận để Ethiopia chiếm quyền kiểm soát dòng sông Nile".
Ai Cập gần đây đã đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, yêu cầu thế giới phải tìm cách ngăn Ethiopia đe dọa đến sự tồn vong của Ai Cập.
Nếu đập thủy điện là công trình kỳ quan đánh dấu bước phát triển của Ethiopia, thì ở Ai Cập, đó có thể là công trình quyết định đến sự sống và cái chết.
Nền văn minh Ai Cập từ xa xưa và Ai Cập ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước duy nhất trên sông Nile.
"Ngày càng nhiều người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập bị tấn công, dù họ không hề liên quan đến dự án xây đập thủy điện ở quê nhà", Taher Omar, người đứng đầu cộng đồng người Ethiopia ở Ai Cập, nói.
Ước tính có khoảng 16.189 người Ethiopia hiện sống ở Ai Cập. Một số đến đây để tìm kiếm cơ hội mới, số khác muốn trốn tránh những khó khăn ở quê nhà.
Đa số phụ nữ Ethiopia sống ở Ai Cập là lao động phổ thông còn đàn ông làm việc trong các nhà hàng, quán café, công trường xây dựng.
Cuộc sống của người Ethiopia ở Ai Cập vốn đã khó khăn vì dịch Covid-19, nay càng khó khăn vì tình trạng phân biệt đối xử.
"Nhiều người mất việc, không dám ra đường vì sợ bị đánh. Họ còn không mua nổi chiếc bánh mì cho gia đình", Ziad Ahmad, thành viên cộng đồng Ethiopia ở Ai Cập, nói.
Có trường hợp người bản địa Ai Cập gõ cửa nhà người Ethiopia, tấn công, chửi mắng họ, Ahmad nói. "Chúng tôi đến đây với hi vọng có cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi không liên quan đến các dự án của chính phủ", Ahmad chia sẻ.
Đối với Karki, người đàn ông ngoài 30 giờ không còn dám nói rằng mình là người Ethiopia. Khi được ai đó hỏi về nguồn gốc, Karki chỉ nói mình đến từ Somali hoặc Sudan.
"Khi chúng tôi trình báo vụ việc với cảnh sát, họ tỏ ra khá dửng dưng, giống như đã quen với những trường hợp người Ethiopia bị hành hung", Karki nói. "Những người như chúng tôi không biết phải đi đâu vì trở về quê nhà không phải là lựa chọn khả dĩ, ở lại Ai Cập không hề an toàn".
Siêu đập Đại Phục Hưng: Vì sao Ai Cập "sống chết" giữ nước sông Nile? Thế giới chưa bao giờ gần với một cuộc chiến tranh về nước như hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Ai Cập và Ethiopia xoay quanh dự án siêu thủy điện - đập Đại Phục Hưng - trên dòng sông Nile huyền thoại. Dự án siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia sắp được tích nước...