Thú vị tiết học tại… công viên
Sáng 24/10, hàng trăm học trò Trường Tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp, TPHCM) cùng tham gia tiết học ngoài trời tại công viên Gia Định do nhà trường tổ chức. Học trò được trải nghiệm các môn học và kỹ năng sống qua nhiều trò chơi, hoạt động…
Buổi học dành cho học sinh các khối lớp 3, 4, 5 giúp các các em thay đổi không gian học tập hàng ngày trong khuôn khổ lớp học và bục giảng bằng khuôn viên ở ngoài trời. HS vẫn hoạt động theo lớp, từng lớp sẽ lần lượt di chuyển qua từng trạm, mỗi trạm sẽ là một nội dung vui chơi hoặc tập.
Nội dung của buổi học tập trung vào 3 trò chơi tư duy gồm chơi ô ăn quan, nhanh tay nhanh mắt và thiên nhiên kỳ thú theo từng nhóm nhóm nhỏ từ 2 – 4 người. Ngoài ra, các em cũng được giáo viên tổ chức kiểm tra kiến thức các môn học như Toán, Văn, Tự nhiên xã hội…. bằng việc cho các giải bài tập được in qua mẩu giấy nhỏ được phát ngay tại chỗ.
Học trò khối lớp 4 cùng trao đổi về bài tập Toán trong giờ học ngoài trời.
Không phải ngồi nghiêm trang như trong lớp học, không phải giữ yên tĩnh hoàn toàn, ở đây học trò thoải mái ngồi bệt, thoải mái cựa quậy và tự do trò chuyện, trao đổi bài vở cùng bạn bè như thể trong giờ học 360 độ… Dù mồ hôi nhễ nhại, hay lâu lâu phải tìm nước uống để “tiếp sức”… nhưng các em HS tỏ ra rất thích thú, háo hức với buổi học ngoài trời kéo dài gần 3 giờ đồng hồ. Ngoài ra các em còn được tư vấn, chia sẻ về những rắc rối của lứa tuổi, các khó khăn trong quan hệ bạn bè, thầy cô và học tập cũng như cuộc sống.
Cô Phan Thúy Trang – hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết trong thời gian này khối HS lớp 1, lớp 2 của trường cũng được tham gia buổi học tại nhà sách. Qua các buổi học ngoài trời, các em không chỉ được mở rộng tầm mắt và “giải phóng” khỏi không gian lớp học hàng ngày mà còn là dịp để giáo dục học trò nhiều kỹ năng như về chấp hành an toàn giao thông, kỹ năng hoạt động nhóm, giáo dục về sức khỏe giới tính cho học trò… Mỗi năm trường tổ chức 3 – 4 buổi học ngoài trời kết hợp nhiều trò chơi dân gian động – tĩnh cùng nhiều phương pháp dạy học cho học trò.
Học trò thích thú với trò chơi ô ăn quan.
Video đang HOT
Dù mồ hôi nhễ nhại nhưng được “giải phóng” khỏi khuôn khổ lớp học, học trò tỏ ra rất thích thú.
Hoài Nam
Theo dân trí
Nhiều học sinh ưa chuộng môn học thực tế
Phần lớn học sinh muốn thay đổi "thực đơn" môn học, có xu hướng ưa chuộng những môn học có tính ứng dụng thực tế cao và giáo viên tâm lý.
Học sinh thích môn học hay không, phụ thuộc một nửa vào giáo viên
Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 12, THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ: "Em thích tiếng Anh và Văn nhất nhưng cũng là hai môn em thấy khó nhất cùng với Toán. Em thích nó vì bản chất hai môn này hay và có thể ứng dụng nhiều vào cuộc sống sau này nhưng cũng vì nó khó nên em cần phải cố gắng".
Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 12, THPT Việt Đức
Việc học sinh thích môn học hay không phụ thuộc 50% vào giáo viên. Học sinh có tiếp thu tốt hay ko đều là sự giảng dạy của giáo viên. Giáo viên dạy hợp với nhiều học sinh thì khả năng tiếp thu sẽ cao hơn và cả tình cảm của học sinh với giáo viên cũng gắn bó hơn. Nếu mình yêu môn học nào đấy mà giáo viên trù dập hay ghét học sinh thì em cũng không có hứng thú với môn đó nữa, thậm chí còn bị ám ảnh.
Trong số thầy cô em được học, em quý nhất là cô Huyền - cô giáo dạy môn Sinh. Cô dạy dễ hiểu và đặc biệt rất hiểu tâm lý học sinh, không bắt ép học sinh vào những quy định gò bó".
Giản Ngọc Linh, lớp 11D2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giản Ngọc Linh, lớp 11D2 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Em thích môn Văn vì cô giáo Hà Thủy dạy hay. Cô giảng dễ hiểu, giọng cô cũng hay. Do vậy, đa số các bạn đều thích nên tiết văn lớp em khá sôi nổi. Em ghét nhất môn tiếng Anh, một phần do em không chủ tâm học. Các môn phụ em cũng không trú trọng lắm vì bận học nhưng môn thi đại học. Nhưng theo em, Giáo dục công dân là môn học rèn luyện về đạo đức nên cũng rất quan trọng".
Thích những môn học gắn với thực tiễn cuộc sống
Hà Trung Dũng, học sinh lớp 11 chuyên Anh THPT Hà Nội - Amsterdam
Hà Trung Dũng, học sinh lớp 11 chuyên Anh THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Em sợ môn Sử và Lý. Sử khó nhớ, Lý khó học, vì em học ban D. Theo em, cách nhớ dễ nhất đó là học theo dòng thời gian mà các sự kiện chính diễn ra (timeline), liệt kê các ngày tháng năm và bên cạnh đó là các sự kiện nổi bật. Dù vậy, em học Sử theo kiểu nhớ diễn biến, câu cú không trau chuốt như sách nên điểm không cao.
Em thích môn tiếng Anh, vì cô giáo em dạy hay, vui tính. Cô Hương Lan lớp em nổi tiếng ở trường Ams. Hơn nữa, tiếng Anh nó có nhiều bài đọc thực tế, gần gũi với cuộc sống, nên học sẽ tiếp thu nhanh hơn là các môn khác.
Môn Giáo dục công dân, cô giáo em dạy hay lắm. Chưa bao giờ em thích môn Giáo dục công dân như năm nay. Vì cô thường lấy ví dụ thực tế ngoài đời sống, lại kể thêm truyện cười nên học rất vui".
Nguyễn Tùng Anh, THPT Việt Đức: "Môn Giáo dục công dân là một trong những môn em có cảm hứng học không kém gì các môn chính vì nó hữu ích. Môn này giúp cho mình cực nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Có khi môyj bài học áp dụng và có ý nghĩa thực tế hơn nhiều một bài toán. Một bài toán khó đến mấy mà giải được thì cũng không thể nào cảm thấy vui được như khi mình ứng dụng thành công 1 bài Giáo dục công dân vào cuộc sống".
Phạm Huyền My, học sinh 11D1 THPT Lương Thế Vinh
Phạm Huyền My, học sinh 11D1 THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội: "Em thích học Giáo dục công dân vì được học về lẽ sống, thấm đượm nhẹ nhàng. Cô Hoa dạy môn Giáo dục công dân có giọng nói truyền cảm và thường đưa ra những ví dụ gần gũi nên môn học này trở nên rất sinh động.
Cùng là môn học bổ trợ nhưng KTCN không gắn liền với thực tế, trong khi đó lại học khá kỹ càng. Năm nay, lớp 11 phải học những bản vẽ kỹ thuật rát khó. Bọn em học ban D, sau này học lên đại học hay làm việc đều không có điều kiện ứng dụng. Em nghĩ nếu học để nắm kiến thức cơ bản thì nên giảm tải chương trình".
Muốn thay đổi "thực đơn" môn học
Đỗ Phương Linh, lớp 11D0, THPT Lương Thế Vinh
Đỗ Phương Linh, lớp 11D0, THPT Lương Thế Vinh: "13 môn thì hơi nhiều, mà năm nào "thực đơn" cũng là 13 môn này. Sao không thay đổi? Em nghe bạn em là du học sinh kể rằng học bên nước ngoài được tự chọn môn học. Chẳng hạn, một kỳ có 6 môn bắt buộc, còn những môn học bổ trợ mình có thể tự chọn môn mình thích, cảm thấy có ích cho mình".
Trần Sơn Tùng, lớp 12 A4, THPT Lương Thế Vinh: "Chương trình học của lớp 12 quá nặng nhưng em vẫn phải cố gắng vì mục tiêu thi đại học.
Em dự định thi khối A và A1 nên sẽ phải ôn luyện cả Toán, Lý, Hoá và tiếng Anh. Những môn chính để thi bọn em phải học tăng cường vao buổi chiều (trừ những bạn học rất giỏi, điểm cao). Ngoài ra, thầy cô cũng chú trọng ôn luyện các môn có thể thi tốt nghiệp vào năm nay như Sinh, Sử khiến cho chương trình học càng nặng. Em nghĩ lớp 12 nên tập trung vào các môn thi hơn và bớt những môn học khô cứng, nhàm chán".
Nguyễn Tùng Anh, THPT Việt Đức: "Em muốn trường phổ thông có thêm môn Tâm lý vì theo em thấy hầu hết học sinh đều muốn được học môn này".
Hà Trung Dũng, THPT Hà Nội - Amsterdam: "Đối với em, môn kỹ thuật công nghiệp (KTCN) năm nay học hơi nhiều và nặng. Bọn em phải học các bản vẽ máy móc chi tiết, mà em nghĩ chẳng vận dụng đến trong thực tế đến nên không cần thiết lắm, tốt hơn là nên giảm tải kiến thức trong môn KTCN".
MAI CHÂM
Theo Infonet
Mỹ: "Lớp học phòng khách" đang phổ biến Hình thức học ở nhà đang phát triển ở Mỹ khi mà các ông bố bà mẹ - những người nghi ngờ về khả năng giảng dạy thông thường của giáo viên - đã tự dạy con mình với sự giúp đỡ của Internet. Bộ Giáo dục Mỹ ước tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em từ 5 tới 17 tuổi - chiếm...