Thu về 150 tỷ sau 7 ngày chiếu sớm, ‘Bố già’ chiêu đãi fans hâm mộ OST sáng tác bởi Phan Mạnh Quỳnh
Trong không khí hân hoan đến từ thắng lợi phòng vé, ê-kíp ‘Bố già’ điện ảnh đã quyết định tung bản OST thứ 2 – ‘ Sao cha không’ với sự tham gia của Phan Mạnh Quỳnh.
Ca khúc Sao cha không đã từng gây xôn xao khi xuất hiện trong trailer chính thức của phim. Dẫu chỉ vỏn vẹn vài câu hát được lồng ghép trong phân cảnh Ba Sang ( Trấn Thành) ngồi trên chuyến xe và nhìn ra xa xăm, nhưng chính giai điệu quá đỗi nhẹ nhàng và ca từ dung dị đã gây ấn tượng mạnh đến khán giả. Người hâm mộ lại càng mong đợi bản đầy ca khúc sau khi phim được công chiếu chính thức và thấm thía từng ca từ và giai điệu hoà quyện vào tình tiết của phim.
Trước sự mong mỏi đó, để gửi đến khán giả lời cảm ơn đã – đang dành sự ủng hộ lớn cho Bố già bản điện ảnh, ê-kíp phim đã quyết định ra mắt đầy đủ ca khúc Sao cha không. Ca từ của bản nhạc giống như ‘tâm thư chưa từng được tiết lộ’ của con trai gửi đến bố của mình. Và chính sự mộc mạc, chân thành rất đặc trưng trong sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh đã giúp câu chuyện của Bố già bản điện ảnh tìm được sự đồng cảm và khiến bất kì ai cũng có thể thấy mình đâu đó trong đấy.
Chia sẻ về việc viết nên ca khúc này, Phan Mạnh Quỳnh cho hay: ‘Khoảng 2 năm trước, có dịp làm show chung, anh Thành có dành lời khen cho những bài Quỳnh viết và đặt vấn đề là sau này nếu anh Thành làm phim thì muốn Quỳnh viết một bài. Vốn rất quý anh Thành nên Quỳnh hứa sẽ tham gia. Anh Thành một người rất tài năng và luôn biết những điều mình muốn, làm việc với anh Thành vừa áp lực nhưng cũng rất thú vị.
Giống như ca khúc này, anh Thành nói những điều muốn đưa vào trong bản OST – Sao cha không. Nhờ đó, Quỳnh biết mình phải làm gì để cân bằng giữa cảm xúc và ca từ sao cho phù hợp với phim. Chẳng hạn, đây là bài hát về một người cha tần tảo, giàu đức hy sinh, hay phiền phức nhưng rất mực thương con’.
Mặt khác, trong dòng cảm xúc mà những thước phim của Bố Già bản điện ảnh đem đến, Phan Mạnh Quỳnh cũng xúc động kể về kỉ niệm của bố mình: ‘Quỳnh may mắn được nghe qua câu chuyện của Bố già bản điện ảnh, những tình tiết thực sự khắc sâu trong lòng Quỳnh. Mọi thứ khiến Quỳnh nhớ 3 điều về cha mình.
Đầu tiên là hồi trẻ, cha Quỳnh trong một ban nhạc địa phương, chơi nhạc cùng các chú các bác trong nhà thờ và thỉnh thoảng là ngoài các đám cưới, bây giờ tất cả họ đều đã giải nghệ nhưng ký ức về những lần được đi theo cha đi tập nhạc đến giờ còn hiện rõ. Cha Quỳnh cũng đi bán kẹo do nhà làm ở các huyện khác. Thật tình thì Quỳnh không thích nghề đó lắm, nhưng Quỳnh luôn thấy biết ơn vì đó là thứ nuôi anh em Quỳnh khôn lớn’.
Bên cạnh sáng tác mang đến những thổn thức khó quên cho người nghe, Phan Mạnh Quỳnh cũng thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình về câu hỏi: liệu Phan Mạnh Quỳnh có tự tin làm nên một bản hit OST với Bố già bản điện ảnh không?
‘Việc viết nhạc phim là điều Quỳnh yêu thích vì đó luôn là những dự án giúp mình có đủ thời gian để nghiên cứu những cách diễn đạt mới và khiến việc viết nhạc trở nên cảm hứng hơn. Quỳnh không dám cưỡng cầu chuyện hit hay không vì âm nhạc là câu chuyện của cảm xúc, không phải là tính toán xem có hit hay không vì mỗi bộ phim sẽ có khía cạnh khác nhau, Quỳnh chỉ làm những gì trong khả năng để truyền đạt cảm xúc về chuyện của Bố già bản điện ảnh tốt nhất’ - nam ca sĩ/nhạc sĩ bày tỏ.
Riêng Trấn Thành thừa nhận sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh đã chạm đến những tình cảm đẹp đẽ nhất, đời nhất, tình nhất trong mối quan hệ cha – con, người thân trong Bố Già bản điện ảnh và giúp cho khán giả có sự đồng điệu lẫn kết nối.
Với những nhân tố có sở trường mang đến những cung bậc cảm xúc đa khía cạnh như: Vũ Ngọc Đãng – người kể cảm xúc bằng hình ảnh, Trấn Thành – người tạo ra câu chuyện cảm xúc, Diệp Thế Vinh – người truyền tải cảm xúc qua những thước hình và Phan Mạnh Quỳnh – người thi vị hoá cảm xúc bằng giai điệu, cùng hai bản OST chính thức đã ‘ra trận’ và chiếm nhiều thiện cảm của người hâm mộ, Bố già bản điện ảnh sở hữu ‘tổ hợp’ khiến khán giả không chỉ có những tràng cười thả ga mà còn là những khoảnh khắc rung động đến rơi nước mắt.
OST – Sao cha không
Bố già và Gái già, nên chọn phim nào?
Bố già là câu chuyện nhân văn, gần gũi, có tính giải trí cao và hợp với nhiều đối tượng khán giả. Còn Gái già có yếu phận đàn bà, "mãn nhãn" về thị giác, từ bối cảnh, trang phục nên khả năng khán giả nữ sẽ thích xem hơn.
Điện ảnh Việt đang chứng kiến cuộc "so găng" kỳ thú giữa Bố già và Gái già lắm chiêu 5: Những cuộc đời vương giả (gọi tắt là Gái già).
Và dù có chủ đề hoàn toàn khác nhau (một bên là cuộc sống lao động nghèo, một bên là giới siêu giàu) nhưng phim vẫn có những điểm trùng nhau khá thú vị.
Bí mật thân phận con cái, không hẹn mà gặp
Không hẹn mà gặp, trọng tâm của hai phim đều xoay quanh nhân vật già. Một bên là ông bố già nghèo cổ hủ, lúc nào cũng nghĩ cho người khác, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Một bên là người mẹ già giàu có với đầy ẩn ức, sự toan tính và sống bằng nhiều bộ mặt khác nhau.
Cả hai đều là phim chính kịch nhưng xen lẫn trong đó là những mảng miếng hài hước. Công thức chung là hài ở đầu phim và lấy nước mắt ở cuối phim.
Ba Sang che giấu bí mật về đứa cháu nội để bảo vệ tên tuổi cho con trai
Một điểm trùng hợp mà cả hai phim cùng sử dụng là bí mật con cái là thút thắt tạo nên cao trào. Nếu Ba Sang che giấu thân phận của đứa con gái, thực ra là "con rơi" của con trai với bạn gái cũ thì Lý Lệ Hà cũng che giấu bí mật động trời tương tự. Đứa em gái Lý Linh thực chất chính là con ruột của bà với đại gia Vĩnh Nghị.
Dù Gái già nói về nhiều góc khuất trong đời sống của Lý gia nhưng cuối cùng, thông điệp mà phim hướng đến cũng tương tự như Bố già, rất nhân văn và ý nghĩa về tình cảm gia đình. Và dù nghèo hay giàu thì cuộc sống của con người nói chung đều có những góc khuất, những bị kịch và ẩn ức riêng.
Lý Lệ Hà phải gửi con vào cô nhi viện để giữ phẩm hạnh dòng họ
Tổng thể, hai phim đều mắc lỗi căn bản nhưng cũng có những điểm mạnh riêng cuốn hút người xem.
Bố già là câu chuyện nhân văn, gần gũi, có tính giải trí cao và hợp với nhiều đối tượng khán giả. Còn Gái già mang đến bữa tiệc "mãn nhãn" về thị giác, từ bối cảnh, trang phục, khả năng khán giả nữ sẽ thích xem hơn. Sự xinh đẹp của Kaity Nguyễn và diễn xuất tốt của cô cùng NSND Hồng Vân, Lê Khanh và sự xuất hiện của cố NSND Hoàng Dũng là một điểm cộng đầy ưu thế cho phim.
Khung cảnh trong Bạch trà viên vô cùng mãn nhãn
Về sự khác nhau, Bố già kể về số phận những người lao động trong con hẻm nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở đó, tuy nghèo khó, vất vả nhưng tình cảm lại chân chất, mộc mạc, không giả dối.
Gái già vẫn chọn đề tài khác biệt với các phim là nói về cuộc sống của giới siêu giàu như phần trước nhưng được đầu tư hơn về chiều sâu kịch bản. Nhiều kịch tính hơn và cũng lấy được nước mắt của khán giả nhiều hơn so với phần 4.
Nếu như Bố già ngay từ đầu phim đã hướng đến sự thiêng liêng của tình cảm gia đình thì với Gái già phải đến tận cuối phim, khi "bị cuộc đời tát vô mặt" (câu nói hay dùng của cô em Lý Lệ Hồng), người mẹ mới tỉnh giấc mộng u mê. "Chị cứ khao khát một ngày người ta gọi mình là vợ nhưng chị quên mất chữ mẹ còn thiêng liêng hơn". Lời thú tội trong nước mắt của Lý Lệ Hà - người mẹ chạy theo tình yêu với người đàn ông đã có vợ nhưng vẫn chờ đợi ngày được phong hậu mà bỏ quên tình mẫu tử thiêng liêng. Đây cũng là phân đoạn gây ám ảnh, là cao trào để tháo gỡ mọi ân oán trong cuộc đời nhân vật chính.
Nhiều chi tiết bất hợp lý ở Bố già và Gái già
Gái già có cấu tứ phim khá tốt, nuôi dưỡng được cao trào để gây bùng nổ ở cuối phim nhưng khi đi vào chi tiết truyện, phim có nhiều khoảng bị "hở sườn".
Bối cảnh, sự xinh đẹp của Kaity Nguyễn và diễn xuất tuyệt vời của NSND Lê Khanh là những điểm cộng tốt cho phim
Chẳng hạn, Lý Linh được miêu tả là người có tham vọng, thông minh, "từ trước đến nay có tòa cao ốc nào muốn mà không thực hiện được?" nhưng đạo diễn không dành "đất" để cô tìm cách đánh cắp Phượng bào. Khi nó bị mất, cách cô đi tìm khá ngô nghê, chưa xứng với sự miêu tả.
Hay món đồ trị giá lên đến 30 ngàn đô nhưng lại được để vô cùng hớ hênh. Ngôi biệt thự với rất nhiều nội thất xa hoa nhưng lại tiếc tiền mua cái khoá? Vì thế, từ khi còn là đứa trẻ, Lý Linh đã lẻn vào phòng trưng bày chiếc Phượng bào để ngắm nghía và bị mẹ cho ăn đòn. Có lẽ, mất hay không là do đạo diễn nên việc phải sắm cho căn phòng cái khóa là thừa thãi?
Phượng bào tam vĩ là báu vật nhưng ai cũng vào xem và thử được
Thiếu logic nhất là chuyện chiếc Phượng bào bán đi rồi nhưng vẫn được mang ra đấu giá lần sau. Số là ở phần đầu, bà Lý Lệ Hà mở phiên đấu giá chiếc Phượng bào, người em là Lý Lệ Hồng vào vai người sưu tập đồ cổ để mua lại bảo vật, tránh việc rơi vào tay người khác. Thế nhưng ở phiên sau, Phượng bào vẫn xuất hiện thì có phần đánh giá thấp người sưu tập (trong phim) và khán giả ngoài đời.
Trấn Thành bị chê nhiều về hóa trang
Tương tự, ở Bố già, tranh luận nhiều trong những ngày qua là tạo hình nhân vật của Trấn Thành quá giả. Là ông bố có con trai đến tuổi lấy vợ mà sự già chỉ đến từ mái tóc, không nếp nhăn đặc tả sự vất vả mưu sinh như thường thấy.
Theo đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, thoại trong phim tất cả đều là của Trấn Thành viết. Chính vì vậy mà phong cách của anh được lắp vào hầu hết các nhân vật. Những lời thoại có vần điệu kiểu như: "nuôi con nó dễ, con nuôi nó nhục", "biết mày nặng lời nhưng đừng lời nặng", "mời quảng cáo cấy tóc chứ có phải cấy giống đâu"... xuất hiện khá nhiều, ở hầu hết các nhân vật. Điều này khiến thoại phim hơi bị khiên cưỡng, thiếu tự nhiên.
Ở phần đầu, phim sa đà vào kể lể, thay vì diễn tả bằng hành động, cử chỉ và hình ảnh. Có khán giả chia sẻ: "Có ông bố mồm miệng tía lia như Ba Sang, không xung khắc với con mới lạ". Nhưng ở phần sau, đạo diễn dành nhiều khoảng lặng để nhân vật khắc họa chiều sâu tâm lý. Nó cũng là sự chuyển nhịp phù hợp khi Ba Sang biết mình mắc bệnh.
Dù hai phim có sự cân bằng nhau về điểm mạnh yếu nhưng nhiều khi, khen hay chê còn phụ thuộc vào cảm xúc và cảm nhận của khán giả. Chỉ có những con số là điều dễ nhìn ra sự chênh lệch nhất.
Bố già hiện tại đã đạt doanh thua hơn 100 tỷ đồng và đang trên con đường trở thành bộ phim thành công bậc nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam. Trong khi đó, con số cập nhật của Gái già những ngày đầu là 20 tỷ đồng (chưa có số liệu mới được công bố).
Ngoài gu thẩm mỹ của mỗi khán giả quyết định đến việc bỏ tiền mua vé, một yếu tố để Bố già hơn Gái già ở hiện tại là do Trấn Thành có lượng fan vô cùng hùng hậu. Với fan page lên đến 17 triệu lượt theo dõi, Trấn Thành dễ dàng thu hút công chúng và kêu gọi họ đến rạp. Thêm nữa, với mối quan hệ trong showbiz, anh cũng nhận được sự cộng hưởng từ các sao Việt. Họ cũng trở thành kênh truyền thông tốt để khán giả là fan của sao đến rạp nhiều hơn. Ở góc độ này, Gái già hẳn là khó "đua" được với Bố già.
"Bố già" bản điện ảnh: Khán giả hết cười rồi lại khóc trước tình thân, tình đời Chọn tình cảm gia đình làm "trục", bộ phim xoay quanh cuộc sống của bố con Ba Sang trong một con hẻm dưới chân cầu, hàng xóm xung quanh cũng là những người thân ruột thịt. Những mâu thuẫn bởi khoảng cách thế hệ hay sự khác nhau trong cách thể hiện tình cảm vẫn tồn tại thường trực trong gia đình nhỏ...