Thủ tướng yêu cầu tính cơ chế chi bồi dưỡng cho cảnh sát giao thông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cần tính quy chế chi bồi dưỡng xứng đáng cho cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ.
Nếu chia bình quân, chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h.
Đây là ý kiến được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra sau khi lắng nghe ý kiến từ các thành viên Chính phủ trong phiên họp ngày 2.12.
Mỗi CSGT đảm đương 70km đường, chia nhau trực 24/24h
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng, tổng số tiền phạt lỗi giao thông thu về trong 11 tháng của năm 2013 đã nộp ngân sách hơn 2.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, chế độ cho các CSGT làm nhiệm vụ rất ít ỏi, dù họ thường xuyên phải tham gia các chiến dịch an toàn giao thông. “Nếu cứ làm cao điểm từng đợt thì được, chứ bắt anh em phải làm suốt như thế này thì không ổn” – Bộ trưởng Thăng nêu ý kiến. Ông đề nghị Chính phủ cần có cơ chế để bồi dưỡng cho CSGT làm việc trong ngày nghỉ, ngoài giờ…
Cùng ý kiến, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, để hạn chế được 3 tiêu chí tai nạn giao thông như trong thời gian vừa qua là nhờ sự tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT. Song, do lực lượng CSGT còn mỏng, nên anh em phải căng kéo, bám đường và nếu chia bình quân chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h. Ông cho rằng dư luận hiểu không đúng khi nghĩ “cứ phạt vi phạm giao thông nhiều thì CSGT được hưởng nhiều”. “Thực ra mỗi ca trực, tiền bồi dưỡng của mỗi chiến sĩ chỉ mua được 1 cái bánh mì. Số tiền xử phạt theo quy định phải nộp về cho Bộ Tài chính” – Bộ trưởng Bộ Công an cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, nhiều tỉnh có số thu từ xử phạt vi phạm giao thông rất ít như Đắc Nông chỉ vài tỉ đồng; còn TP.Hà Nội, TPHCM là mấy trăm tỉ đồng. Ông đề xuất nếu chuyển tiền phạt về Bộ Công an để cân đối, điều hòa sẽ thuận lợi hơn. Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, có nguồn kinh phí này sẽ tăng bồi dưỡng cho CSGT trực tuần tra, đồng thời bù thêm vào xăng xe, mua thêm camera, xe tuần tra, máy đo độ cồn…
Bộ Tài chính đề xuất cơ chế 30-70
Video đang HOT
Các ý kiến trên được đưa ra sau khi có quy định mới từ ngày 1.7.2013, toàn bộ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó trước đây, tiền thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông được để lại địa phương 100% và trích 70% cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
Thủ tướng khẳng định không thể để CSGT phải làm việc trong tình trạng như vậy. “Các CSGT nắng, mưa cũng phải có mặt, cần phải có bồi dưỡng xứng đáng hoặc mua thiết bị hỗ trợ cho họ hoạt động. Nếu kinh phí thu về được nộp cho ngân sách thì phải tính cơ chế cấp lại cho Bộ Công an để mua trang thiết bị và chi bồi dưỡng cho CSGT yên tâm làm việc” – Thủ tướng yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đang nghiên cứu theo hướng số tiền phạt nêu trên vẫn để lại địa phương 30%, còn 70% thì đưa lên trung ương và chi cho lực lượng công an.
Theo A.P
Lao động
Giá xăng dầu: Bình mãi vẫn không ổn
Chuyện giá xăng dầu thế vừa tăng, giá VN đã đuổi theo sát nút. Ngược lại, khi giá thế giới giảm thì giá VN vẫn còn đủng đỉnh chán mới chịu bớt một chút gọi là "có tăng có giảm", bởi đã có tấm che chắn rất hiệu nghiệm mang tên Nghị định 84.
Diễn biến giá xăng thế giới bình quân 10 ngày và giá bình quân 30 ngày
Ván bài và những con số
Chẳng biết có được bao nhiêu người tiêu dùng hiểu rõ nội dung của hết những thông tư nọ tới nghị định kia, laij còn cứ mờ mờ ảo ảo nay sửa đổi, mai bổ sung mà cuối cùng dân vẫn chỉ thấy lợi bất cập hại. Tỉ dụ như cái Nghị định 84 này, theo Bộ Công Thương cho hay thì: Sau 4 lần sửa đổi, bổ sung thì có tới 23 điều sửa đổi và 2 điều bổ sung đã khiến Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan yêu cầu cần Nghị định mới thay thế hoàn toàn. Dù vậy, dự thảo nghị định mới phải đến 30/9 mới được trình Chính phủ xem xét trước khi ban hành. Cho tới khi có văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định 84, người tiêu dùng sẽ vẫn phải trong tình trạng "giật mình" khi giá tăng và chờ không biết lúc nào giá trong nước giảm giữa lúc giá thế giới đã hạ từ 1 tháng trước đó (Dân trí).
Không chỉ những lời lẽ dài dòng, rắc rối và khó hiểu mà những con số tưởng đâu rất đơn giản được nêu ra trong các văn bản cũng đâu phải dễ hiểu với những ai không phải là dân trong ngành. Thế nhưng dù không thật rành rẽ, nhiều người vẫn có thể thấy ngay cái chiêu tung hứng những con số theo kiểu "cuốc vào" của các sếp khi đề ra quy định cực thông minh: việc giảm giá bán lẻ xăng dầu căn cứ vào bình quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày và các yếu tố đầu vào liên quan khác.
"Lộ trình giảm tính bình quân chu kỳ 30 ngày, lộ trình tăng tính theo 3 ngày nên thế giới mới giảm thì mình làm gì có cửa giảm. Chuẩn bị đợt tăng tiếp đấy!" - Biên Võ: vtb2005@yahoo.com
"Giá bình quân 30 ngày" thật sự là quá dài và có lợi cho ngành xăng dầu. trong khi đó kinh tế thị trường biến chuyển từng ngày, từng giờ. Làm thế nào để không thiệt thòi quyền lợi người tiêu dùng??? Đề nghị cần có sự thay đổi ngay Nghị định 84 và cũng ngăn ngừa tình trạng "một bước lùi, hai ba... bước tiến" của giá mặt hàng nhạy cảm này" - Trần Quốc Bình: minhbinh1961@gmail.com
"Nghị định 84 sửa 4 lần, sửa 23 điều, bổ sung 2 điều nhưng cái điều cần sửa là từ 30 ngày thành 10 ngày thì không làm. Còn nói sửa nghị định thì khó khăn, trình cấp này cấp nọ... Chuyện bất cập này đã nói đến mấy năm nay rồi, nói thực các bác quản lý mà nghĩ đến nhân dân thì đã chẳng nói qua nói lại. Nhưng nếu mà sửa thì các bác chả có &'xiền' mà mua xăng. Nói thật, nghe các bác lên báo đài lý giải rắc rồi này nọ, rồi còn bày tỏ tâm huyết, tấm lòng... dân chúng tôi càng thấy quá thất vọng và mất lòng tin. Tiền chênh lệch giá vào túi ai thì nhân dân đều biết cả rồi, các bác ạ" - Tháng Chín: thangchin1984@gmail.com
"Mấy bác ở Bộ Công Thương nghĩ tính giá bình quân 30 ngày sẽ mang lại sự ổn định cho nền kinh tế, nhưng kết quả thì sao? Từ bao năm nay giá cả xăng dầu tăng thì nhiều, giảm thì ít. Trong khi đó giá thế giới so các năm với nhau thì gần như năm nào giá cũng tương đuơng. Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi: Ai là người được lợi trong &'ván bài kinh tế xăng dầu' này? Người dân yêu cầu công khai sổ sách xăng dầu, tại sao Bộ Công Thương không dám công khai? Phải chăng có sự mập mờ về lợi ich, khi công khai sẽ có nhiều người bị thiệt hại, hay Bộ Công Thương sợ thiệt hại cho lợi ích của 1 vài VIP nào đó mà bỏ đi lợi ích của 80 triệu dân?" - Ngaymaikhong_em: ngaymaikhong_em@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Kinh doanh kiểu chỉ có thua lỗ và tăng giá
Điệp khúc "bình ổn giá" dân phải nghe hoài cũng đã phát chán như phải nghe... dàn hợp xướng "than lỗ - quyết không cho - khẳng định không tăng giá - bất ngờ tăng giá kiểu đánh úp"... Vậy nên tâm trạng chung của dân lâu nay là BẤT CẦN nhưngvẫn ấm ức khi cứ phải nghe những lời giải thích "hoành tráng" cho 2 cụm từ rất vô lý: "thua lỗ" và "tăng giá"!
"Chẳng hiểu các cơ quan chức năng nhà nước làm gì trong khâu quản lý mà cứ để ngành xăng dầu tự tung tự tác: báo lỗ khi dầu thế giới tăng giá và khi giá dầu thế giới giảm giá thì lại... bài ca báo lỗ. Điệp khúc này nghe quen rồi. Người dân còn phải đóng góp quỹ bình ổn nhưng giá không ổn mà luôn tăng hoặc có giảm chỉ một ít để lấy đà tăng lên gấp nhiều lần. Cần phải xem lại cách làm của ngành xăng dầu. Với cung cách làm ăn kiểu này thì không biết họ còn đẩy các doanh nghiệp khác đi về đâu, cuộc sống người dân sẽ còn khổ thế nào.... Mong các cấp quản lý cao hơn hãy vào cuộc, sớm làm cho rõ trắng - đen để tạo lòng tin cho dân" - Thao Dan: Thaodan@gmail.com.vn
"Dân không ai cần giảm đâu, vì có giảm các ông lại giảm vài trăm bạc rồi lại tăng phủ đầu cho vài nhát... như nhau cả. Kêu than gì đi nữa kịch bản vẫn thế! Ở VN, 2 từ Vì Dân tôi chỉ thấy ở tên một loại bột giặt dạng tầm tầm mà thôi" - Jay: jayhwang9x@yahoo.com.vn
"Thôi thôi các bác đừng có kỳ vọng vào việc giảm giá xăng dầu làm gì mà thêm thất vọng. Bài ca về vấn đề xăng dầu và điện nước giờ nghe nhiều cũng thấy quá nhàm tai rồi. Lúc nào mà chẳng nghe mấy bác điện, nước, xăng kêu than thua lỗ, có bao giờ kêu lãi đâu? Càng ngày chỉ càng khổ dân thôi... Xăng dầu chỉ có 2 cụm từ "thua lỗ" và "tăng giá". Bó tay!" - Thuy Hang: thuyhangbp88@yahoo.com.vn
"Đừng cầu mong gì về giá xăng các vị ạ, vì nếu có giảm 1 đồng thì hôm sau họ sẽ tìm cách và tìm đủ lý do để tăng 5 đồng đấy. Cái chính sách này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần mà các bạn còn chưa biết sao? Với cái nguyên lý bù lỗ và cả theo cái Nghị định 84 vô lý đùng đùng nào đó thì đừng mơ mộng giá xăng giảm hay tăng theo giá thế giới. Có xuống thì lại tăng thuế nhập khẩu, vì cái barem thuế nào đó cho nhà nước được thu thuế lên đến gần 50% cơ. Nghĩ đến cái ba rem thuế lại buồn cười. Các ông thích thì cứ tăng, đừng lôi cái barem do các ông tự đặt ra để làm cái cớ tăng giá làm gì nữa... Dân VN giờ học thức đã cao hơn nhiều, họ cũng có thể tự tính toán giá xăng dầu được. Còn những chiêu trò của các ông thì dân đều biết cả, nhưng họ không làm gì được nên đành chịu thôi. Cứ thử đem các vị ra mà lấy phiếu tín nhiệm của người dân xem..." - Le Thang:lethang1368@yahoo.com
Không chỉ dân Việt mà chắc đến các tỉ phú thế giới cũng phải nghiêng mình kính nể cách làm ăn của các doanh nghiệp "ông lớn" nhà ta: luôn thua lỗ, luôn tăng giá mà vẫn tồn tại và dân vẫn phải... hàm ơn???
Khánh Tùng
Theo Dantri
Dân Anh đổ xô ra biển vì nắng nóng Vốn thường xuyên phải sống trong thời tiết lạnh giá, ẩm ướt, việc mới đầu mùa Hè đã có những ngày nắng vàng với nhiệt độ lên tới...gần 30 độ C là một sự kiện tại nước Anh. Khắp nơi mọi người đua nhau đi phơi nắng khiến các bãi biển, hồ bơi đông nghẹt. Theo tờ Daily Mail, nhiệt độ tại Anh...