Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tuyển dụng giáo viên
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông.
Theo đó, để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng,… Nghiên cứu đề xuất chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải.
Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ hằng năm bảo đảm về số lượng và chất lượng. Đồng thời có giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là những môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Rà soát, tính toán nhu cầu giáo viên các cấp học, nhất là với các môn học mới để có phương án bố trí nguồn lực và đặt hàng đào tạo với các cơ sở đào tạo giáo viên bảo đảm nguồn tuyển dụng hằng năm của địa phương.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Video đang HOT
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT về số lượng thừa, thiếu giáo viên của từng trường, từng cấp học, môn học, thực hiện rà soát cơ chế, chính sách phân bổ biên chế giáo viên phù hợp hiệu quả; tuyển dụng theo lộ trình sát thực tiễn, trong đó ưu tiên những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Về phía UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển dụng số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng và số biên chế được giao bổ sung theo Quyết định 72-QĐ/TƯ ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương.
Thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức cần có các giải pháp hợp đồng giáo viên phù hợp với đặc điểm từng cơ sở giáo dục, từng địa phương.
Đồng thời yêu cầu UBND các tỉnh, thành chủ động thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn, có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân.
Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ; thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non, phổ thông ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất.
UBND các tỉnh rà soát, kiểm tra các dự án khu đô thị mới, có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư dành quỹ đất và xây dựng các cơ sở giáo dục theo quy hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập để giảm áp lực cho trường công, đặc biệt tại các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực đông dân cư.
Quảng Nam với nỗi lo thiếu giáo viên năm học mới
Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục Quảng Nam 'đau đầu' với nỗi lo thiếu giáo viên (GV) nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, nhu cầu tuyển dụng cả tỉnh năm 2022 (trừ Điện Bàn và Nam Trà My tổ chức kỳ thi riêng) là 1.425 GV và 201 nhân viên.
Quảng Nam trao quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2021.
Ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho hay, năm học 2022-2023, hệ thống mạng lưới trường lớp, trung tâm được phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh; trường học được quan tâm đầu tư ngày càng khang trang, sạch đẹp; đội ngũ cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện toàn ngành có 26.693 cán bộ quản lý, GV, trong đó Mầm non 9.536, Tiểu học 8.393, THCS 6.394 và THPT 2.370 cán bộ, GV. Trong năm học vừa qua, ngành giáo dục tỉnh đã tuyển dụng 1.092 viên chức GV các cấp học qua thi tuyển và tuyển dụng được 7 GV qua thực hiện chính sách thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Tuy nhiên, tình trạng thừa - thiếu GV cục bộ ở một số bộ môn, một số đơn vị vẫn còn xảy ra.
"Dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Quảng Nam đã cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để phụ huynh, học sinh và GV an tâm bước vào năm học mới. Đến thời điểm này, điều kiện vật chất, trường lớp tại Quảng Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy - học. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thừa - thiếu GV cục bộ ở một số bộ môn, đơn vị vẫn còn diễn ra. Để giải bài toán này, trước mắt Quảng Nam tiến hành điều động, luân chuyển GV từng khu vực để đáp ứng cơ bản việc dạy và học, không để thiếu đến mức không có GV giảng dạy. Sở cũng sẽ tiếp tục cho các trường sử dụng GV hợp đồng để lấp vào chỗ trống. Giải pháp lâu dài là phải tuyển dụng và hiện Sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch tuyển dụng gần 1.700 chỉ tiêu đang còn thiếu" - ông Thái Viết Tường thông tin.
Ngành giáo dục ở miền núi Quảng Nam đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục trường lớp để chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Tuy nhiên, ông Thái Viết Tường cho rằng, tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh sẽ còn tiếp diễn 5-6 năm nữa, vì thực tế nguồn tuyển dụng không đủ. Đơn cử như trong năm vừa qua, Quảng Nam có hơn 2.000 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển dụng được hơn 1.000 giáo viên.
Trong số các địa phương của Quảng Nam, huyện vùng cao Nam Trà My được xem là địa phương hiện thiếu nhiều GV nhất. Bởi nơi đây địa hình đồi núi cao, phức tạp, cách xa trung tâm, có những điểm trường phải đi bộ nửa ngày mới đến. Hiện địa phương này đang thiếu 293 GV so với biên chế giao và đã xin UBND tỉnh Quảng Nam cho tổ chức thi tuyển 262 chỉ tiêu tuyển dụng. Được sự đồng ý của tỉnh, ngày 21-8 vừa qua, Phòng GD-ĐT H. Nam Trà My ban hành Thông báo số 85 về tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT huyện năm 2022 theo hình thức xét tuyển 2 vòng. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương này vẫn lo lắng. "Số thí sinh đăng ký dự tuyển liệu có đủ chỉ tiêu tuyển dụng hay không? Để giải quyết vướng mắc này, trước mắt huyện có giải pháp giao các trường tìm kiếm GV hợp đồng, song thực tế không có nguồn GV, nên phải thực hiện dạy trái môn, người có trình độ Trung cấp Mầm non có thể dạy Tiểu học" - ông Võ Đăng Thuận - Trưởng phòng GD-ĐT Nam Trà My đề xuất...
Giáo viên mầm non một điểm trường ở huyện Nam Trà My đưa học sinh đến lớp trong ngày khai giảng.
Mới đây, tại buổi làm việc với ngành giáo dục để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo việc thực hiện thi tuyển giáo viên phải được triển khai theo nguyên tắc "thiếu là tổ chức thi" như nhiều năm qua địa phương đã thực hiện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát lại thực tế đội ngũ để có con số chỉ tiêu tuyển dụng chính thức báo cáo UBND tỉnh. Tỉnh thống nhất chủ trương địa phương nào đủ điều kiện có văn bản đề nghị được tổ chức thi riêng, còn lựa chọn công việc ở đâu là quyền của người trúng tuyển.
Ngoài ra, ông Tân cũng đề nghị Sở Nội vụ và các địa phương kiểm tra, siết chặt việc thuyên chuyển giáo viên, tránh tình trạng nơi thừa vẫn nhận về, nơi thiếu vẫn cho đi. "Cần phải chấp nhận việc thừa - thiếu GV cục bộ, bởi không thể điều động một GV từ Tam Kỳ vượt 180 cây số lên Tây Giang dạy học"- ông Trần Văn Tân nói và đề nghị Sở GD-ĐT phải có kế hoạch, lộ trình với tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ trong việc luân chuyển, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
Thiếu GV nhưng nhiều trường ở Hậu Giang quyết không dạy ghép lớp, vì sao? Năm học 2022 - 2023, toàn ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang thiếu 846 giáo viên, trong đó, thiếu 301 giáo viên mầm non và thiếu 545 giáo viên phổ thông. Đối mặt với bài toán thiếu giáo viên trầm trọng, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang còn đẩy mạnh triển khai chính...