Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi THPT quốc gia phù hợp
Trước tình hình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 ngày 1.4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay.
Dù Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi THPT quốc gia năm nay, nhưng nhiều ý kiến vẫn chưa đồng tình vì học sinh vẫn đang phải nghỉ học do dịch bệnh Covid -19 – Ảnh Ngọc Thắng
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và sớm công nhận loại hình đào tạo này; đồng thời thông qua phương án giảm thiểu chương trình học năm nay phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Đáng chú ý, thông cáo báo chí phiên họp dẫn lời Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm tới việc Bộ GD-ĐT có thay đổi ra sao về phương án thi THPT năm nay, khi mà học sinh đã phải nghỉ rất dài vì dịch bệnh Covid -19 và chưa biết khi nào có thể trở lại trường.
Thanh Niên đã ghi nhận và đăng tải nhiều ý kiến đề xuất của các chuyên gia, các nhà giáo về việc Bộ GD-ĐT cần có các phương án khác nhau về thi THPT quốc gia năm nay, để ứng phó với việc học sinh phải nghỉ học quá dài vì dịch bệnh Covid -19.
Cụ thể, ngày 16.3, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Marie Curie Hà Nội, đã gửi thư kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, đề nghị giảm môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia.
Trong thư, ông Khang đề nghị chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đồng thời, nội dung đề thi cũng cần có những điều chỉnh phù hợp, Bộ cần cân nhắc, xây dựng và sớm ban hành đề minh họa các môn thi, giúp học sinh và các nhà trường có kênh tham khảo chính thức để ôn tập và yên tâm về định hướng đề thi trong năm học đặc biệt này.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục TP. Hà Nội, cũng nêu quan điểm: vì sức khỏe và an toàn tính mạng của HS được đặt lên hàng đầu, nên nếu không kịp thì tính đến việc kể cả Bộ có thể dừng thi THPT quốc gia năm nay. Nếu vẫn phải có tấm bằng tốt nghiệp THPT thì Bộ cần tính toán để đề nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép các trường thi hoặc xét tốt nghiệp THPT trong năm nay, khi mà dịch bệnh xảy đến bất ngờ, buộc chúng ta phải có giải pháp đặc thù để ứng phó.
Xung quanh những đề xuất này, trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng các đề xuất đều có cơ sở thực tiễn và cần được Bộ GD-ĐT nghiên cứu, xem xét.
Cũng theo ông Thắng, chúng ta đang thực hiện luật Giáo dục hiện hành, luật Giáo dục 2019 đến tháng 7.2020 mới có hiệu lực thi hành. Theo đó, luật Giáo dục hiện hành không quy định hình thức thi THPT thế nào, mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GD-ĐT quyết định.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban này, cũng khẳng định: “Luật Giáo dục quy định vẫn phải thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tổ chức thi như thế nào, có tổ chức thi cấp quốc gia hay cấp tỉnh, hay cấp trường thì do Chính phủ quyết định, trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Bộ GD-ĐT, chứ luật Giáo dục không nói đây là kỳ thi cấp quốc gia”.
Nếu không thi ở cấp quốc gia mà giao cho các trường tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT, theo GS Đào Trọng Thi, thì Bộ GD-ĐT cần xây dựng đề án, trình Chính phủ phê duyệt và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
“Báo cáo Quốc hội là để Quốc hội giám sát, những gì chuẩn bị chưa kỹ thì Quốc hội khuyến cáo, chứ Quốc hội không quyết định hình thức thi cụ thể. Quốc hội không ra nghị quyết cho việc này”, GS Thi nói thêm.
Bộ GD-ĐT từng khẳng định vẫn giữ phương thức thi như năm 2019
Trước nhiều ý kiến băn khoăn, đề xuất khác nhau về cách thức thi THPT quốc gia năm nay, ngày 17.3, thời điểm dịch bệnh Covid -19 chưa phức tạp như hiện nay, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, đã thay mặt Bộ này trả lời về chủ trương của Bộ đối với cách thức thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo đó, thực hiện Kết luận số 51 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định trong giai đoạn 2017-2020. Kết quả của kỳ thi được sử dụng để: xét công nhận tốt nghiệp THPT; đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương; làm cơ sở để tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
“Trên thực tế, tuyệt đại đa số các trường ĐH đều sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh ở các mức độ khác nhau”, ông Trinh cho biết.
Nêu lý do đó, ông Trinh khẳng định: “Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019″.
Tuy nhiên, ông Trinh cũng cho biết thêm, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chủ động bám sát diễn biến của dịch Covid-19 để có các giải pháp phù hợp trong dạy học và thi theo tình hình thực tế diễn biến của dịch bệnh, và theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Tuệ Nguyễn
Cùng con trưởng thành qua mùa dịch Covid-19
Gần một tháng nay khi thời gian nghỉ dịch Covid-19 càng nhiều, chúng tôi hướng các con ở nhà tự học bằng nhiều "kiến thức tổng hợp" một cách hài hòa.
Phụ huynh cùng con học qua truyền hình - Thế Nguyên
Với kiến thức sách vở, ngoài học trực tuyến một số môn (hiện vẫn ít môn và tốn ít thời gian), chúng tôi đã hướng dẫn con làm bài và tự học bài mới. Chúng tôi cũng động viên và khích lệ con tự học, nói cho con hiểu về lợi ích của việc tự học để con "mưa dầm thấm lâu".
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, các con tiếp nhận kiến thức hài hòa từ các phương tiện truyền thông khác. Kiến thức từ báo chí cũng là món ăn tinh thần để các con vừa có thêm kiến thức và nhất là ươm mầm sống đẹp. Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Các con vẫn đọc sách mỗi ngày. Các con vừa đọc những cuốn sách mà mình yêu thích và những cuốn theo định hướng của cha mẹ.
Chúng tôi cũng dạy cho con biết làm việc nhà ngay từ nhỏ. Lau nhà, quét sân, nấu ăn, rửa chén... các con đều làm được. Niềm vui và hạnh phúc nhất là các thành viên trong gia đình cùng làm chung. Đó là dịp để cha mẹ tương tác với con nhiều hơn, dạy các con làm việc "chuẩn hơn". Làm việc nhà cũng là cách con biết tự lập và có trách nhiệm với gia đình ngay từ nhỏ.
Thể thao là môn học rất được chú trọng, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 này. Mỗi ngày con dành vài giờ đồng hồ cho việc chơi thể thao. Đá bóng, ném bóng, chạy nhảy, hít xà... đều được áp dụng. Ngoài rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết, các con còn phát triển chiều cao từ việc tập luyện này.
Thời gian con nghỉ dịch dài thì càng cần cha mẹ đồng hành cùng con cái (bớt chuyện cá nhân, nhất là việc ôm điện thoại, ghiền tivi) thì con sẽ trưởng thành hơn, không phí thời gian "chết" trong những ngày nghỉ đột ngột này.
Công bố bệnh nhân thứ 204 nhiễm Covid-19 là một bé trai 10 tuổi
Cảm động thầy cô trường tiểu học đến tận nhà học sinh giao bài tập Để giúp học sinh được củng cố kiến thức, tăng cường khả năng tự học, trường tiểu học Kim Đồng ( Yên Khánh- Ninh Bình) đã chỉ đạo giáo viên pho to bài tập rồi giao tận nhà để học sinh làm bài tập. Ông Nguyễn Hồng Cẩm, Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Đồng- Yên Khánh- Ninh Bình cho biết: " Dịch...