Thủ tướng và các Phó thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới
Sáng ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng đã dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục, chung vui với các thầy giáo, cô giáo và các học sinh, sinh viên trên cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai giảng tại tỉnh Kon Tum
Sáng ngày 5/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai giảng năm học mới của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tại xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông – huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, nơi được ví von là “cổng trời” tại Tây Nguyên.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Thủ tướng bày tỏ xúc động về dự buổi lễ tại vùng xa xôi khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum. “Tôi được biết trong những ngày nghỉ vừa qua các thầy giáo, cô giáo, các phụ huynh đã không nghỉ mà lo dọn dẹp trường lớp sạch sẽ để tổ chức buổi khai giảng chu đáo hôm nay”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng đánh trống khai giảng năm học 2018 – 2019
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng gửi tới các em học sinh, đặc biệt là học sinh vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, thiên tai… những tình cảm thân thương nhất. Thủ tướng bày tỏ, sự nghiệp giáo dục, phát triển đất nước là sự nghiệp chung của 54 dân tộc anh em. Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh, thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số để các dân tộc anh em cùng sánh vai, đoàn kết, cùng phát triển ở mọi vùng miền.
Đọc lại một đoạn trong thư của Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Gia Lai năm 1946: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ gìn quyền tự do, độc lập của chúng ta”, Thủ tướng bày tỏ, đối với thế hệ hôm nay, lời dạy đó còn nguyên giá trị.
Thủ tướng cho biết, cả nước hiện có 319 trường dân tộc nội trú, trong đó, ở Kon Tum có trường dân tộc nội trú tỉnh và ở tất cả các huyện. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em vùng sâu vùng xa để các em có điều kiện phát triển trong tương lai. “Chúng ta hiểu điều này để chúng ta phấn đấu, rèn luyện tốt hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân, của thầy cô giáo”.
Thủ tướng cũng biểu dương, năm qua, tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến lớp đầy đủ của trường đạt 98%. Năm học qua, trường có 98,7% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Hai học sinh đỗ đại học nguyện vọng 1 và 30% học sinh được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Nhân dip này, Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục – đào tạo của tỉnh tiếp tục triển khai tốt nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục – đào tạo, chuyển từ giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang giáo dục toàn diện, chú trọng phẩm chất và năng lực. Điều này đòi hỏi phải thay đổi từ tư duy, nhận thức đến phương pháp, kỹ năng của người thầy trong vai trò mới là dẫn dắt, hướng dẫn học sinh. Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm, mang lại niềm cảm hứng học tập cũng như những kỹ năng cần thiết để chúng ta phấn đấu không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau, không có cơ hội học tập.
Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum cần bảo đảm đủ số lượng và chất lượng giáo viên.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng nhắc lại phát biểu trước Quốc hội khi ông nhậm chức: Hiền tài trong tương lai là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục, đào tạo lớp trẻ. Cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, dành ngân sách thỏa đáng để cải thiện phòng học, thư viện, nhà vệ sinh; lo tốt hơn điều kiện ăn ở, đi lại cho các cháu ở vùng sâu vùng xa. Phải tạo cơ hội bình đẳng trong học tập, làm việc, thăng tiến để xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài. Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo, đồng bào dân tộc đều có cơ hội học tập, tiến thân, cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai.
Nhắc đến một tấm gương người Ê Đê tại huyện Tu Mơ Rông đã trở thành tiến sĩ, Thủ tướng mong muốn các em học sinh phải có hoài bão, học tập để trở thành tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, công nhân lành nghề, làm thầy giáo, cô giáo, hay làm người nông dân xuất sắc… và học làm người là quan trọng nhất.
Tại mảnh đất có cây sâm Ngọc Linh quý hiếm này, Thủ tướng cho rằng chính các em học sinh mới là hạt giống quý báu nhất mà các thầy cô giáo, nhà trường đang ngày đêm vun trồng.
Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường, phụ huynh bảo đảm điều kiện học tập, trước hết là sách giáo khoa, cho các em. Tăng cường trang bị dạy học, chứ không phải học chay, dạy chay. Tạo môi trường an toàn lành mạnh, thân thiện trong trường và ngoài xã hội. Bảo đảm dinh dưỡng cho các cháu, quản lý tốt bếp ăn. Nâng cao thể lực cho các em học sinh ngay tại nhà trường. Quan tâm bảo đảm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm thầy cô giáo và học sinh.
Nhân dịp khai giảng, Thủ tướng trao tặng 500 bộ sách giáo khoa cho Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tu Mơ Rông.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ khai giảng tại TP. Đà Nẵng
Sáng ngày 5/9, đồng chí Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã dự lễ khai giảng năm học 2018-2019 tại Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà các thế hệ thầy và trò trường Tiểu học Phù Đổng đã đạt được với bề dầy lịch sử 128 năm xây dựng và trưởng thành. Nhà trường luôn là lá cờ đầu về giáo dục toàn diện của quận Hải Châu và TP. Đà Nẵng, được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý.
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, phát huy truyền thống 128 năm, các thầy cô giáo và học sinh hôm nay sẽ tiếp tục phấn đấu giảng dạy, học tập và rèn luyện, đạt được nhiều thành tích xuất sắc, viết tiếp trang sử vẻ vang của nhà trường.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, giai đoạn phát triển mới đặt ra những yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ngày càng nặng nề. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cán bộ, viên chức làm công tác giáo dục và đào tạo, mỗi thầy cô giáo, mỗi cháu học sinh hãy cùng thi đua, kiên trì vượt qua các khó khăn, góp phần thực hiện thành công chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Nhà trường cần tập trung thi đua dạy tốt, học tập, nâng cao chất lượng công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất và năng lực công dân. Đặc biệt chú trọng và quan tâm giáo dục lý tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức công dân trong thời kỳ cách mạng công nghiệp.
Thủ tướng và các Phó thủ tướng dự lễ khai giảng năm học mới
Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn tất cả các em học sinh luôn tích cực học tập và thực hành quy định về an toàn giao thông, trở thành người có văn hoá giao thông an toàn.
Nhân dịp này, đoàn công tác cùng các đại biểu, các thầy cô giáo, các phụ huynh trao tặng mũ bảo hiểm cho tất cả học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Phù Đổng. Các học sinh lớp 1 trên cả nước cũng sẽ được phát mũ bảo hiểm nhân dịp năm học mới 2018-2019 trong chương trình do Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công ty Honda Việt Nam thực hiện.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng kêu gọi các bậc ông bà, cha mẹ cần nêu gương trong việc thực hiện hành vi tham gia giao thông an toàn, luôn quan tâm nhắc nhở con em mình tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
Đồng thời, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo và các trường trong cả nước cần tổ chức tuyên truyền, dạy về an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên, góp phần hình thành văn hoá giao thông cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự lễ khai giảng tại Đại học Kinh tế Quốc dân
Sáng 5/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội đã tham dự lễ khai giảng Đại học hệ chính quy khoá 60 của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Phát biểu tại buổi lễ, gửi lời chúc tốt đẹp nhân năm học mới tới toàn thể thầy cô giáo, sinh viên của Trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong các tân sinh viên phát huy thành tích học tập nổi bật ở bậc phổ thông, nhanh chóng thích nghi với môi trường đại học và phương pháp học tập, nghiên cứu mới để trở thành những trí thức vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những thành công của Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với những nỗ lực của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang tạo ra khí thế mới, sắc thái mới của giáo dục đại học Việt Nam trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ.
Phó Thủ tướng mong muốn Đại học Kinh tế Quốc dân vừa là trung tâm giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; vừa phải là trung tâm văn hóa có môi trường dân chủ, nhân ái, nghĩa tình, nơi con người được tôn trọng, được yêu thương, được trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo để phát triển suốt đời. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân không chỉ tìm được việc làm phù hợp mà còn có thể tạo việc làm thông qua khởi nghiệp thành công. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; là nhiệm vụ cao cả của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức Đại học Kinh tế Quốc dân; là hướng tu dưỡng, phấn đấu tự nguyện, tự giác của mỗi sinh viên, học viên, Phó Thủ tướng bày tỏ.
Từ nền tảng truyền thống, văn hoá và những thành quả tích luỹ được trong nhiều năm qua, Phó Thủ tướng yêu cầu Đại học Kinh tế Quốc dân cần phải có trách nhiệm đóng góp tích cực hơn nữa vào việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tập thể sư phạm Đại học Kinh tế Quốc dân cần tập trung làm tốt 6 nhiệm vụ. Thứ nhất là đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra, phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người học, bảo đảm chất lượng thực chất đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nền giáo dục đại học Việt Nam tiên tiến, nhân văn, đạt chuẩn quốc tế.
Ba là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng đến hình thành trung tâm nghiên cứu về các nền tảng lý thuyết, phân tích chính sách (tư vấn, phản biện chính sách) và tư vấn doanh nghiệp có chất lượng cao, với các sản phẩm nghiên cứu khoa học được công nhận trong nước và quốc tế.
Thứ tư, đổi mới quản trị đại học, chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững.
Thứ năm, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, sinh viên, học viên.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị nhà trường phát huy thế mạnh của mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp cả trong và ngoài nước, gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động của nhà trường với mạng lưới cựu sinh viên – doanh nghiệp và thực tế đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội và hội nhập quốc tế, qua đó góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Phấn đấu trở thành trung tâm của cá nhân khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp.
Với các nhiệm vụ trên, Phó Thủ tướng mong muốn Đại học Kinh tế Quốc dân không ngừng phát triển lớn mạnh, mà còn sẽ là trường Đại học có danh tiếng, uy tín và nỗ lực đứng trong Tốp 500 trường đại học châu Á.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự khai giảng tại Trường Tiểu học Thanh Trì, Hà Nội
Ngày 5/9, trong không khí bắt đầu năm học mới 2018-2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Thanh Trì, Hà Nội.
Tại lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng, các học sinh trường tiểu học Thanh Trì được hòa mình trong một ngày hội của học sinh cả nước, được nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm học mới, cùng hát vang quốc ca, và xem một số tiết mục văn nghệ.
Cô Nguyễn Thuý Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Trì cho biết hiện trường có hơn 1.700 học sinh, trong đó trên 50 em là trẻ khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đang học hoà nhập cùng các bạn học sinh bình thường. Qua báo cáo của giáo viên, Ban Giám hiệu nhà trường đã thống kê, xác định những học sinh khuyết tật, tiếp thu chậm, có biểu hiện tự kỷ… Sau đó, nhà trường đã liên hệ với Viện Khoa học giáo dục để xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp cho các em.
Từ quá trình tập huấn phương pháp đến soạn bài giảng và đưa trẻ khuyết tật vào học hoà nhập với các em bình thường là cả quá trình đòi hỏi nỗ lực, cố gắng của từng giáo viên.
Với những nỗ lực, lòng kiên trì của giáo viên, học sinh trường tiểu học Thanh Trì, nhiều học sinh khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác. Năm học 2018-2019, trường tiểu học Thanh Trì đã tiếp nhận 20 trẻ tự kỷ vào học lớp 1.
“Đối với giáo dục phổ thông, xu thế quốc tế là không phân biệt đầu vào qua thi tuyển và có nhiều hình thức giảng dạy đa dạng, phù hợp với từn học sinh, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật”, Phó Thủ tướng trao đổi và đánh giá cao những kết quả mà Trường Tiểu học Thanh Trì đạt được trong thực hiện dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Phó Thủ tướng mong muốn nhân rộng mô hình này ra nhiều ngôi trường khác và đề nghị lãnh đạo quận Hoàng Mai tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để các trường học trên địa bàn quận tiếp tục triển khai dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự lễ khai giảng tại Vĩnh Phúc
Sáng 5/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019 của Trường THPT Hai Bà Trưng, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích trong học tập, rèn luyện mà ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc và trường THPT Hai Bà Trưng đã đạt được trong những năm vừa qua.
Theo Phó Thủ tướng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao đã được xác định là những nhiệm vụ chiến lược, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong các Nghị quyết của Đảng và đã được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật Nhà nước.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2018-2019 là đổi mới chương trình, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.
Do đó, các địa phương phải tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất.
Đồng thời, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề… trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phù hợp với những định hướng, chiến lược phát triển của địa phương.
Trong năm học 2018 – 2019, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục Vĩnh Phúc cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được; khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học mới.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị tập thể thầy cô giáo, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong dạy và học; chú trọng trang bị kiến thức toàn diện, đặc biệt là những kiến thức, kỹ năng mềm cho học sinh.
“Các thầy, cô giáo phải là những người giỏi chuyên môn; đồng thời có kiến thức tâm lý, kỹ năng giảng dạy, khả năng ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ trong dạy học; phát huy tính độc lập sáng tạo”, Phó Thủ tướng nói.
Cùng với đó, nhà trường cần tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
“Phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng sống và rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Đồng thời, nhà trường cần tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục trung học.
“Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các bậc phụ huynh và nhân dân tiếp tục quan tâm, đồng hành với sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn”, Phó Thủ tướng nói.
Với học sinh trường THPT Hai Bà Trưng, Phó Thủ tướng mong muốn các em “hãy chuyên cần hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong học tập; chú trọng rèn luyện về đạo đức, thể chất, kỹ năng để phát triển toàn diện, trở thành những công dân ưu tú; góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Phúc và Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn vinh”.
Theo petrotimes
TP HCM tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh
Sáng 4-9, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu đã đến dự lễ khánh thành và khai giảng năm học mới 2019-2020 tại Trường Tiểu học Phan Huy Ích, quận Tân Bình.
Năm học 2019-2020, Trường Tiểu học Phan Huy Ích có 516 học sinh mới ở hai khối lớp 1 và 2. Đây là ngôi trường có tổng diện tích hơn 6.000 m2, trong đó giai đoạn 1 có diện tích xây dựng 3.619 m2 đã hoàn thành với tổng mức đầu tư gần 80 tỉ đồng, quy mô 22 phòng học và các phòng chức năng.
Háo hức bước vào năm học mới
Sau khi hoàn thành giai đoạn hai, Trường Tiểu học Phan Huy Ích sẽ có tổng quy mô hoạt động gồm 44 phòng học và các phòng chức năng, góp phần đáp ứng nhu cầu về chỗ học, giải bài toán nâng cao tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận.
Đánh trống khai giảng năm học mới
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho biết TP luôn ưu tiên đầu tư cho giáo dục, hằng năm dành khoảng 25% ngân sách để xây trường, mỗi năm bổ sung hơn 1.000 phòng học. Năm học 2019-2020, TP đưa vào sử dụng gần 1.500 phòng học mới để đáp ứng số học sinh tăng hơn 75.000 trong năm học này.
Không chỉ xây trường, TP còn dành nhiều ưu tiên, trang thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại; có nhiều chế độ, chính sách ưu đãi đặc thù cho đội ngũ thầy, cô giáo. Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu đề nghị quận Tân Bình tiếp tục nỗ lực, thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch trường lớp trên địa bàn.
Đón học sinh lớp 1
Nhân dịp năm học mới, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị tập thể sư phạm Trường Tiểu học Phan Huy Ích trong quá trình giáo dục học sinh cần giúp các em đạt được các kỹ năng như "Năm điều Bác Hồ dạy"; thầy cô cũng cần xác định rõ mục tiêu học tập, sứ mệnh của giáo dục: Học để làm công dân tốt, có khả năng hội nhập quốc tế; học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm và để biết xây dựng gia đình hạnh phúc; học để có nghề hiệu quả, nuôi mình và gia đình; học để đóng góp cho TP và đất nước.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu (áo trắng, bên trái) tại lễ khai giảng
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cũng khẳng định lãnh đạo TP và địa phương sẽ cùng chung với nhà trường, phụ huynh đem lại cho học sinh môi trường học tập tốt nhất, thuận lợi nhất để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Theo giáo dục và đạo tạo
Xây dựng Trường THPT Chu Văn An đạt chuẩn quốc gia Ngày 4-9, Trường THPT Chu Văn An (TP.Biên Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành trường và khai giảng năm học mới 2019 - 2020. Đến dự và chung vui cùng nhà trường có Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh; Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang, cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành trong tỉnh. Các đại biểu cắt băng...