Thủ tướng: Ưu tiên hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học trực tuyến
Các địa phương chủ động thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh, nơi nào an toàn vẫn khai giảng bình thường và chuẩn bị cho việc tiêm chủng cho học sinh, giáo viên.
Học sinh lớp 1 học trực tuyến gặp nhiều khó khăn – Ảnh: N.K.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.
Thủ tướng nhấn mạnh dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục, đặc biệt là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh.
Vì vậy, trước diễn biến dịch dự báo còn kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với các bộ, địa phương chủ động thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
Video đang HOT
Chuẩn bị cho việc tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi; bổ sung và tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên các cấp học, nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người” thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch…
Để phục vụ hiệu quả cho việc học trực tuyến, Thủ tướng cũng đề nghị nhà trường hướng dẫn gia đình có biện pháp để đảm bảo an toàn, hiệu quả; các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa, gồm cả bản điện tử đầy đủ thuận lợi.
Có phương pháp đánh giá, kiểm tra trực tuyến phù hợp, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phù hợp với tình hình chống dịch, từng bước chuyển đổi số để chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh với địa phương đang có dịch và thực hiện chỉ thị số 15 và chỉ thị số 16, trước mắt tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng, đổi mới phương thức dạy học giúp trẻ em, học sinh vừa học vừa chơi, hứng thú học tập.
Thực hiện miễn giảm học phí, bảo đảm không học sinh nào không được đến trường sau dịch COVID-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non.
Tạo điều kiện tiếp nhận, chuyển trường thuận lợi cho học sinh trong trường hợp gia đình thay đổi địa bàn sinh sống do tác động của dịch COVID-19; nghiên cứu tăng cường số lượng, chất lượng hệ thống trường bán trú dân nuôi để duy trì, phát triển mô hình này phù hợp với điều kiện địa phương.
Mùa đông ấm áp cho học sinh vùng cao
Thời gian qua, nhiều đợt không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm nhiệt, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Vì thế, công tác phòng, chống rét cho học sinh vẫn được các trường học, nhất là các trường vùng cao của tỉnh tăng cường thực hiện.
Học sinh Trường TH-THCS Lương Mông, huyện Ba Chẽ được các nhà hảo tâm tặng áo ấm.
Để việc dạy và học được diễn ra bình thường trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc trưng của vùng cao, từ đầu tháng 12, các trường trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp để giữ ấm cho học sinh.
Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ chia sẻ: Phòng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động cập nhật, theo dõi thường xuyên các thông tin dự báo thời tiết, diễn biến của không khí lạnh, rét đậm, rét hại và nhiệt độ tại khu vực để quyết định cho học sinh nghỉ học và có phương án bố trí học bù để đảm bảo an toàn và đảm bảo thời gian năm học theo quy định. Thông tin về thời tiết được căn cứ vào các Bản tin dự báo thời tiết trên kênh QTV1 của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Bản tin dự báo thời tiết chương trình "Chào buổi sáng" của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV1 vào lúc 6 giờ sáng hàng ngày.
Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ cũng tích cực đề xuất với LĐLĐ huyện, Công đoàn Giáo dục tỉnh xã hội hóa, tặng áo ấm, chăn ấm, bình nóng lạnh cho học sinh các xã vùng cao Lương Mông, Minh Cầm. Đến thời điểm này, các đơn vị trường học tại 2 xã này đã được tiếp nhận 30 chăn ấm, 40 chiếc đệm, 30 chiếc ga trải giường, 55 chiếc gối, gần 191 áo ấm học sinh tiểu học, 110 áo ấm học sinh THCS, 5 bộ bình nóng lạnh, 300 đôi tất.
Hội Bất động sản Quảng Ninh và các nhà hảo tâm tặng áo ấm cho học sinh Trường TH-THCS Lương Mông, huyện Ba Chẽ.
Thầy giáo Hoàng Đình Thỏa, Hiệu trưởng Trường TH-THCS Lương Mông, xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ cho hay: Được sự quan tâm của ngành giáo dục huyện và các đơn vị, nhà hảo tâm, học sinh của Trường đã có thêm áo mới ấm áp, tránh cái giá rét của mùa đông. Bên cạnh sự hỗ trợ đó, nhà trường cũng chủ động đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm đảm bảo an toàn, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống đảm bảo nóng, chuẩn bị đủ các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường. Các phòng ngủ trưa của học sinh bán trú cần đảm bảo ấm áp.
Đối với huyện Bình Liêu, để kịp thời góp phần xua tan cái lạnh vùng cao khi mùa đông đến, các trường học, điểm trường vùng cao tại huyện cũng đã được các Đoàn thiện nguyện đến tặng nhiều vật dụng để giữ ấm cho học sinh. Đơn cử, Agribank Quảng Ninh đã trao tặng các đồ dùng như: Tivi, chăn, đệm... với tổng giá trị là 165 triệu đồng cho Trường PTDTBT TH&THCS Đồng Văn; 43 triệu đồng nhằm phục vụ nhu cầu học tập, ăn, ở cho học sinh Trường Tiểu học Húc Động; 20 triệu đồng cho cô và trò Trường Mầm non Húc Động.
Trường PTDTBT TH&THCS Đồng Văn được các thầy giáo cô giáo đến từ Trường Tiểu học thị trấn Đông Anh - Hà Nội trao tặng 600 áo ấm, 542 đôi tất và 30 thùng bánh kẹo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (tổng giá trị gần 70 triệu đồng). Hay như Trường TH Vô Ngại, THCS Vô Ngại được Hội từ thiện Kim Hoàn Hạ Long trao tặng 283 suất quà (mỗi suất quà gồm 1 áo khoác, 1 đôi ủng và 1 túi nhiều bánh kẹo).
Trường Mầm non thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ trang bị đủ chăm ấm cho trẻ.
Một số địa phương khác như: Đầm Hà, Hải Hà, Hạ Long, Móng Cái cũng tích cực vận động các nhà hảo tâm tặng quà cho học sinh các trường vùng cao tại địa phương, để giữ ấm cho các em trong các ngày giá rét. Bà Giản Thị Thanh Thủy, Phó Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà chia sẻ: Đến nay, cụm Công đoàn các trường học trong huyện đã tiếp nhận 50 chiếc đệm, 730 áo ấm, 1.300 tất và mũ len, 20 chăn ấm, cho các trường: Mầm non Quảng An, Mầm non Quảng Lâm, Tiểu học Quảng Lâm, THCS Quảng Lâm, THCS Quảng Tân.
Được biết, tại nhiều trường học trong tỉnh, trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các Phòng GD&ĐT còn chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Thường xuyên tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh, cha mẹ trẻ mầm non để đảm bảo các điều kiện phòng chống rét đậm, rét hại, đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi ở nhà và khi ở trường.
'Đêm bão táp' của gia đình có con nhỏ đi cách ly 21h30 ngày 30/1, chị Trần Thị Nga ngồi sụp xuống khi nhận tin, một học sinh cùng lớp với con trai 9 tuổi của chị đã mắc Covid-19. Sau hai ngày thấp thỏm, điều không mong đợi nhất đã đến. Con trai chị cùng với 35 học sinh và giáo viên lớp 3E trường tiểu học Xuân Phương (Nam Từ Liêm) sẽ phải...