Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các
Ngày 28/4, Thủ tướng Đức sắp nhậm chức Friedrich Merz công bố danh sách nội các đầu tiên, với những ưu tiên rõ nét về kinh nghiệm, lòng trung thành với đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và tư duy lãnh đạo thân thiện với doanh nghiệp .
Thủ tướng Đức sắp nhậm chức Friedrich Merz. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Politico, việc sắp xếp nhân sự lần này thể hiện rõ định hướng bảo thủ hơn và tập trung vào an ninh của chính phủ mới.
Tại Bộ Ngoại giao, ông Johann Wadephul , chuyên gia dày dạn kinh nghiệm về quốc phòng và chính sách đối ngoại, sẽ dẫn dắt công tác ngoại giao của Đức trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng. Trong lĩnh vực kinh tế, bà Katherina Reiche, cựu giám đốc điều hành ngành năng lượng và cựu nghị sĩ, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng, chịu trách nhiệm giám sát các kế hoạch tái công nghiệp hóa đất nước.
Ông Patrick Schnieder, nhà hoạch định chính sách giao thông lâu năm, sẽ tiếp quản Bộ Giao thông. Bà Karin Prien, từng đứng đầu chính sách giáo dục tại bang Schleswig-Holstein, sẽ lãnh đạo Bộ Giáo dục. Bà Nina Warken, thành viên Quốc hội Đức và chuyên gia pháp lý, được phân công giữ chức Bộ trưởng Y tế.
Một bước đi đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ Số hóa mới, do ông Karsten Wildberger, nhà vật lý và giám đốc công nghệ, đảm nhiệm, với mục tiêu thúc đẩy các cải cách kỹ thuật số còn chậm trễ trong bộ máy hành chính.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực văn hóa và truyền thông, ông Wolfram Weimer, nhà báo và nhà xuất bản nổi tiếng, được chọn làm người đứng đầu. Bà Christiane Schenderlein, thành viên Quốc hội Đức có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách văn hóa, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nhà nước phụ trách Thể thao và các hoạt động tình nguyện.
Về các vấn đề châu Âu, ông Merz trao các vị trí chủ chốt cho những gương mặt nổi bật trong CDU. Bà Serap Gler gia nhập Bộ Ngoại giao với vai trò Quốc vụ khanh phụ trách Hợp tác quốc tế, trong khi ông Gunther Krichbaum, chuyên gia kỳ cựu về chính sách Liên minh châu Âu (EU), đảm nhận chức vụ Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề châu Âu.
Cuối cùng, ông Thorsten Frei, đồng minh thân cận của ông Merz và cựu giám đốc khối nghị sĩ CDU/CSU tại Quốc hội Đức, sẽ giữ vị trí người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng. Với vai trò tương đương Chánh văn phòng, ông Frei sẽ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của chính phủ và duy trì kỷ luật nội các, một nhiệm vụ then chốt trong bối cảnh Thủ tướng Merz chuẩn bị triển khai chương trình nghị sự tập trung vào an ninh và cải cách trong nước.
Quan hệ Pháp - Đức khởi sắc nhưng vẫn còn khác biệt kéo dài
Ngày 22/4, theo tờ Politico, quan hệ Pháp - Đức đang bước vào giai đoạn khởi sắc khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz thể hiện nhiều điểm đồng thuận.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz trong cuộc gặp tại Berlin ngày 26/2/2025. Ảnh: Politico.EU/TTXVN
Dự kiến, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Merz sau khi đắc cử sẽ là tới Paris vào ngày 7/5 - một động thái được đánh giá là tín hiệu tái khẳng định vai trò đầu tàu của quan hệ Pháp - Đức trong liên minh châu Âu.
Một nhà ngoại giao Pháp nhận định rằng Tổng thống Macron cuối cùng đã tìm được một đối tác đối thoại thực sự tại Berlin. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng giai đoạn khởi đầu tích cực này sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ nhất trí giữa hai bên trong các vấn đề chính sách then chốt.
Hợp tác quốc phòng
Việc ông Merz quyết định từ bỏ giới hạn nghiêm ngặt về nợ công và tăng cường đầu tư vào quốc phòng đã được Paris đánh giá tích cực. Tổng thống Emmanuel Macron từ lâu kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng tại châu Âu và sự chuyển hướng của Berlin được xem là bước tiến thuận lợi cho các nỗ lực thúc đẩy hợp tác chiến lược trong khu vực.
Trong bối cảnh các tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về NATO cũng như lập trường thiếu rõ ràng đối với Ukraine, việc hai nước đầu tàu châu Âu xích lại gần nhau trong chiến lược an ninh được xem là động lực tích cực cho tiến trình hội nhập quốc phòng châu Âu.
Pháp và Đức đang hợp tác trong một số chương trình quân sự trọng điểm như dự án máy bay chiến đấu thế hệ mới SCAF và xe tăng chủ lực thế hệ mới, dù vẫn còn tồn tại khác biệt về kỹ thuật và quan điểm triển khai.
Một điểm gây quan ngại từ phía Pháp là việc chính phủ tiền nhiệm của Đức dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz ưu tiên mua sắm các hệ thống phòng không từ Mỹ và Israel thay vì lựa chọn các giải pháp do châu Âu tự phát triển.
Quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Trước đây, Berlin luôn có xu hướng gắn bó chặt chẽ với Washington, khiến các sáng kiến về "tự chủ chiến lược châu Âu" của ông Macron gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự trở lại của ông Trump cùng những phát ngôn gây tranh cãi đã làm thay đổi cục diện.
Ngay trong đêm đắc cử, ông Merz - người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương - đã kêu gọi châu Âu "độc lập hơn khỏi Mỹ" - một bước chuyển lớn được Pháp đánh giá cao.
Hai nhà lãnh đạo được cho là đang phối hợp thúc đẩy cải cách các quy định cạnh tranh nhằm tạo điều kiện hình thành các tập đoàn hàng đầu châu Âu trong các lĩnh vực như công nghệ và viễn thông.
Năng lượng - từ đối đầu sang dung hòa
Năng lượng từng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quan hệ song phương. Pháp từ lâu đã thúc đẩy EU công nhận điện hạt nhân là nguồn năng lượng xanh, trong khi Đức lo ngại điều này sẽ làm giảm sức hút của các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió.
Tuy nhiên, ông Merz không đặt năng lượng tái tạo lên hàng đầu, tạo điều kiện để hai bên dễ dàng tìm tiếng nói chung hơn. Một số vấn đề vẫn tồn tại, như việc Paris trì hoãn triển khai dự án đường ống dẫn hydro xanh H2Med từ Tây Ban Nha qua Pháp sang Đức - điều khiến Berlin tỏ ra quan ngại.
Theo giới chức Đức, H2Med là dự án thiết yếu cho tất cả các nước trung chuyển và hy vọng hai bên sớm đạt được thỏa thuận cân bằng.
Thuế quan của Tổng thống Trump thúc đẩy xu hướng tự do thương mại tại châu Âu Tờ Politico đưa tin ngày 22/4, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt rào cản thuế quan đang khiến nhiều quốc gia bắt đầu xích lại gần Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm đối tác thương mại ổn định. Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN. Khi Mỹ chọn con đường đơn phương và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga kiểm soát thêm 500km lãnh thổ Ukraine

Tiêm kích Su-34 của Nga rơi khi huấn luyện

Đằng sau việc 'đoàn tàu bọc thép' của Nga bất ngờ xuất hiện ở Donbass

Mỹ: Nhiều công ty thuê chuyên gia bồi dưỡng kỹ năng mềm ở công sở cho nhân viên Gen Z

Đàm phán thuế quan: Tổng thống Mỹ dọa áp thuế cao, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố cứng rắn

Tổng thống Trump ra 'tối hậu thư' thuế quan: Thế giới chạy đua trước hạn chót quyết định

Tổng thống Iran ra sắc lệnh đình chỉ hợp tác với IAEA

Ít nhất 2 người tử vong, hơn 300 người phải điều trị do nắng nóng tại Pháp

Nghị sĩ Ukraine lên tiếng sau khi Mỹ dừng chuyển giao tên lửa phòng không

Phép thử giữa biến động

Nhật Bản điều chỉnh kế hoạch ứng phó 'siêu địa chấn' giữa những đồn đoán thảm hoạ sắp đến

Tổng thống Iran chính thức phê chuẩn luật đình chỉ hợp tác với IAEA
Có thể bạn quan tâm

Ferrari Amalfi - siêu xe thay thế cho Ferrari Roma
Ôtô
18:46:13 02/07/2025
Honda thống trị xe máy xăng, liệu có 'dễ ăn' với xe điện?
Xe máy
18:45:30 02/07/2025
AI lõi 'Make in Vietnam' của CMC được xếp hạng Top 12 thế giới
Thế giới số
18:33:25 02/07/2025
Bích Phương - Tăng Duy Tân rục rịch kết hôn?
Sao việt
18:33:02 02/07/2025
T.O.P (Squid Game): Từ idol vạn người mê đến "kẻ phá nát BIGBANG", U40 đầy bấp bênh, mặt mũi biến dạng
Sao châu á
18:25:41 02/07/2025
Băng nhóm cho vay lãi nặng dùng ảnh khỏa thân khủng bố con nợ
Pháp luật
18:25:33 02/07/2025
Vì sao không khởi tố vụ C.P. Việt Nam bị tố bán thịt heo bệnh?
Tin nổi bật
18:10:33 02/07/2025
Chàng trai 1m28 cưới vợ 1m62 xinh như hoa: Vượt 700km tìm tình yêu, tiết lộ số tiền sính lễ bất ngờ
Netizen
18:06:22 02/07/2025
Cú chọc tức mà con cả bất hiếu, dâu cả bất trị đang làm với David Beckham
Sao thể thao
18:04:02 02/07/2025
Travis Kelce tiết lộ điều khó khăn khi yêu Taylor Swift
Sao âu mỹ
17:54:01 02/07/2025