Thủ tướng trả lời báo chí nước ngoài về phòng chống Covid-19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tại buổi phỏng vấn diễn ra chiều qua với một số báo như hãng tin Bloomberg (Mỹ), Đài truyền hình NHK và báo Akahata (Nhật Bản), Hãng thông tấn TASS (Nga), Thủ tướng khẳng định những thành công của Việt Nam là do nhận thức sớm dịch bệnh, có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là chủ động, không chủ quan, “chống dịch như chống giặc”, huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, lấy phòng dịch làm ưu tiên, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, điều trị hiệu quả, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân.
Thủ tướng cho biết trước các tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quan tâm đến cuộc sống của người dân, có các gói hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó đến nay Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh đồng thời giữ vững được kinh tế vĩ mô, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP trong năm 2020 là 4,5-5%.
Chia sẻ về những hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19, Thủ tướng cho biết đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam.
Video đang HOT
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến các hãng truyền thông, báo chí quốc tế thời gian qua đã dành sự quan tâm và có những đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình và những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, coi đây là nguồn khích lệ lớn cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Thủ tướng đề nghị miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực
Sáng 20/5, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong những tháng đầu năm 2020, tình hình quốc tế có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19.
Thủ tướng nêu rõ, trong nước, hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, tập trung thực hiện "mục tiêu kép" - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động KTXH và bảo đảm đời sống của nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chính phủ đã chỉ đạo phòng chống dịch một cách toàn diện theo các kịch bản đề ra, phù hợp với diễn biến tình hình. Các biện pháp ứng phó được triển khai sớm hơn và cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...
Nhờ đó, đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Liên tục trong hơn một tháng qua, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào lây nhiễm trong cộng đồng; trong khi nhiều quốc gia phát triển, có nền y tế hiện đại vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Đạt được kết quả quan trọng này là do chúng ta đã sớm nhận thức đúng, có đối sách phù hợp, kịp thời, tập trung chỉ đạo liên tục, hành động quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả.
Các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều hãng truyền thông, chuyên gia uy tín đánh giá Việt Nam có mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân ủng hộ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ, với tinh thần "khó khăn gấp đôi phải cố gắng gấp ba" trong thực hiện "mục tiêu kép", các địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động KTXH.
Mặc dù gặp khó khăn, thách thức lớn, nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế, nhất là duy trì được nền tảng vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển KTXH sau dịch.
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 (Ảnh Duy Tiến ANTĐ)
Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I của nước ta vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Chúng ta vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái; trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm...
Từ quá trình chống dịch Covid-19 thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm quý cần được tiếp tục phát huy để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong thời gian tới.
Đặc biệt, để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề xuất, kiến nghị Quốc hội xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù, như:
Cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020.
Miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Đáng chú ý, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.
Hỗ trợ người lao động tìm việc làm mới trong dịch Covid-19 Người lao động đang gặp khó khăn trong công việc chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, ngành nghề, bộ phận và cấp bậc nhân viên hiện tại cũng như vị trí mong muốn trong tương lai. Đại diện doanh nghiệp hướng dẫn thông tin việc làm trong một ngày hội việc làm tại TP.HCM - MỸ QUYÊN Công ty tư vấn...