Thủ tướng: TP.HCM đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng, sơ tán dân nếu cần
Thủ tướng Phạm Minh Chính lý giải chủ trương mỗi phường, xã là một “pháo đài” chống dịch và yêu cầu xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM. Ông cũng yêu cầu sơ tán dân nếu cần thiết.
Phát huy tinh thần chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích là thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh với 312 phường, xã tại TP.HCM trong buổi làm việc trực tuyến chiều tối 26/8.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sáng 26/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã chia làm 6 tổ để đi kiểm tra các xã, phường trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, Ban Chỉ đạo nhận thấy nhiều xã, phường làm tốt nhưng nhiều nơi chưa được.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định chiến lược, quan điểm, biện pháp cơ bản đúng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không chắc chuẩn 100% vì tình hình diễn biến rất nhanh, các địa phương cần linh hoạt lại quyết để thực hiện mục tiêu một cách nhanh nhất.
Dân khi cần không biết gọi ai
Thủ tướng kể lại trong chuyến kiểm tra sáng nay, ông hỏi người dân rằng khi cần an sinh xã hội, hết đồ ăn phải gọi ai thì họ lúng túng. Tương tự, người dân cũng chưa biết cách liên lạc khi cần tiếp cận y tế. Ông yêu cầu phải điều chỉnh ngay thì giãn cách mới thành công.
“Chưa được ở chỗ dân khi cần gọi ngay thì đáp ứng thế nào. Đề nghị phải khắc phục ngay. Xã, phường kiểm tra lại và dán ngay số điện thoại cho người dân gọi điện, không phải gọi 1022. Tổng đài 1022 còn ách tắc tức là công việc ở xã, phường chưa tốt nên mới tập trung lên thành phố”, Thủ tướng đánh giá.
Thủ tướng cùng người dân thử gọi điện cho hệ thống y tế khẩn cấp và an sinh xã hội của TP.HCM để kiểm tra. Ảnh: Thuận Thắng.
Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo là lấy xã, phường làm “pháo đài” và mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng, chống dịch.
Đã hy sinh thời gian dài để chống dịch mà không quyết tâm, không làm mà còn kéo dài thì sẽ khổ nữa
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Ông giải thích việc lấy xã, phường làm pháo đài là để thực hiện sự chỉ huy, lãnh đạo thống nhất tại phường, xã. Địa phương chủ trì, chỉ huy để quản lý giãn cách thật nghiêm theo đúng Chỉ thị 16. Nhưng khi “ai ở đâu ở đó”, dân không được ra khỏi nhà thì xã, phường phải đảm bảo cho người dân không thiếu ăn, thiếu mặc. Xã, phường cần tổ chức lực lượng tại chỗ như công an, quân đội thế nào để lo cho dân.
Ông cũng đề nghị địa phương vận động người dân để thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong việc tuân thủ giãn cách xã hội.
“Nếu không làm dứt điểm, đã hy sinh thời gian dài để chống dịch mà không quyết tâm, không làm mà còn kéo dài thì sẽ khổ nữa. Trong thời gian tăng cường giãn cách phải đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường. 312 xã, phường mà kiểm soát được dịch bệnh thì toàn thành phố kiểm soát được dịch. Thế nên phải lấy xã, phường là pháo đài”, Thủ tướng lý giải chủ trương trong Nghị quyết 86.
Ông chia sẻ cả chính quyền và người dân đều không dài sức để “giãn cách tăng cường mãi”. Do đó, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị phải là nòng cốt, còn lực lượng quân đội, công an, y tế hỗ trợ dưới sự chỉ huy của cấp ủy chính quyền. Thủ tướng yêu cầu tất cả các xã, phường phải thành lập Trung tâm Chỉ huy về phòng, chống dịch để thực hiện nhiệm vụ này.
Tiêm vaccine nhanh, nếu không chuyển sang tỉnh khác
Thủ tướng đặc biệt lưu ý nhiệm vụ xét nghiệm thần tốc toàn thành phố sao cho khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ông nhắc nhở đây là chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt và yêu cầu “không chập chờn”.
“Để giảm tử vong trước hết phải giảm F0. Muốn giảm F0 phải giảm nguồn lây, muốn giảm nguồn lây thì phải phát hiện ra nguồn lây thật nhanh. Muốn vậy thì lâm sàng không phát hiện được mà phải xét nghiệm”, Thủ tướng lý giải.
Sau khi xét nghiệm, địa phương phải phân loại được F0 để chăm sóc, điều trị phù hợp.
Thủ tướng dẫn chứng sáng nay ông kiểm tra một phường thì trong 3 ngày phát hiện 123 F0. Một người được chuyển lên tuyến trên, 12 người điều trị tại phường còn 110 người chăm sóc tại nhà. Ông đặt vấn đề nếu cả 123 người này cùng đưa lên tuyến trên, rồi 312 phường, xã đều làm như vậy, hệ thống y tế chắc chắn vỡ trận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng những nơi đông dân cư cần tính đến sơ tán dân. Ảnh: Thuận Thắng.
“Tiêm vaccine phải nhanh nếu không thì chuyển sang tỉnh khác nhiều tỉnh cũng đang cần. Các tỉnh cũng có đề nghị rồi”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở ngoài chống dịch, địa phương cần lưu ý chống tiêu cực trong chống dịch, ví dụ như thuốc giả, test kit giả, vaccine giả… Ông đề nghị sớm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vấn đề này.
Tiêm vaccine phải nhanh nếu không thì chuyển sang tỉnh khác nhiều tỉnh cũng đang cần
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Một vấn đề khác được Thủ tướng đề cập là sơ tán dân ở khu vực đông dân cư. Ví dụ ở Bắc Giang, mấy chục nghìn người tập trung ở một chỗ dẫn đến lây nhiễm. Do đó, Thủ tướng đã bàn với Quân khu 3 để hành quân đi nơi khác, nhường chỗ cho người dân.
“Chỗ nào cần sơ tán thì sơ tán. Có thể sơ tán ra huyện Cần Giờ. Nghiên cứu thấy tốt thì làm, thí điểm chưa tốt thì rút kinh nghiệm từng bước. Phát huy tinh thần chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, phát huy sáng tạo của mỗi người dân”, ông nói.
Rà soát ngân sách, cắt giảm tối đa
Về các công việc trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu kiện toàn, thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch tại xã, phường để xử lý tất cả vấn đề. Đồng thời, thành phố và quận, huyện phải tăng kiểm tra, giám sát chính quyền cấp dưới.
Công an, quân đội, y tế dứt khoát phải đáp ứng các yêu cầu của thành phố trong giai đoạn “cao điểm nhất”. Các địa phương cần có phương án, kịch bản cụ thể, khoa học để tránh lãng phí, đảm bảo tính khả thi.
Thủ tướng đề nghị TP.HCM cắt giảm tối đa chi thường xuyên, nhất là chi đầu tư. Thành phố phải rà soát ngân sách, nhất là các nguồn khác, dự án đầu tư công chưa làm được… và đề xuất HĐND xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Chính phủ đang rà soát và sẵn sàng hỗ trợ.
“Ta còn nhiều việc phải chi như an ninh quốc phòng, độc lập chủ quyền, phòng chống bão lũ, an sinh xã hội và người nghèo trên cả nước. Chính phủ sẽ cố gắng, không bỏ rơi các đồng chí nhưng trên tinh thần hợp lý, lo cái này còn phải lo cái khác”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM và đại diện 312 xã phường toàn thành phố. Ảnh: VGP .
Ông cũng lưu ý địa phương không để kẻ xấu kích động, chống phá, khiêu khích. Thông tin xấu độc trên mạng xử lý thật tốt.
Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh chỗ nào sinh ra giấy phép con thì đề nghị phê bình, báo cáo ngay với ông để xử lý.
“Tư tưởng chỉ đạo lớn đã thống nhất thì không điều chỉnh nhưng không quá máy móc. Ví dụ không hiệu quả thì phải điều chỉnh. Nay hiệu quả nhưng mai chưa hiệu quả thì phải điều chỉnh. Nhưng tư tưởng, chính sách lớn, thấy đúng, rõ, chín, thực hiện có hiệu quả và kiểm nghiệm rồi thì tiếp tục làm. Cái gì chưa rõ, còn băn khoăn thì thí điểm, thấy tốt thì làm”, Thủ tướng quán triệt.
Thủ tướng thử hệ thống y tế khẩn cấp ở TP.HCM .Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu nhà trọ, đề nghị người dân thử gọi điện cho trạm y tế phường trường hợp khẩn cấp. Sau 10 phút, đội y tế có mặt với bình oxy, thuốc, máy SpO2.
7 tiếng không ngơi nghỉ của thầy trò trường y tại 'điểm nóng' Bắc Giang
Nhận được lời kêu gọi đi chi viện cho điểm nóng Bắc Giang, nhiều sinh viên, giảng viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương không ngần ngại lên đường. Trong số họ, có những người từng 4 lần tham gia chống dịch.
Hơn 2h sáng ngày 17/5, Nguyễn Thùy Linh (sinh viên năm thứ 2, lớp Kỹ thuật Xét nghiệm y học) cùng những người bạn của mình mới được đặt lưng xuống nghỉ sau hơn 7 tiếng xét nghiệm liên tục.
Chỉ trong thời gian ngắn, tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện tới 3 ổ dịch Covid-19. Đây đều là những ổ dịch phức tạp, có nguy cơ lây lan cao. Trước tình hình ấy, hơn 200 sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương như Linh đã được huy động về đây để tham gia hỗ trợ chống dịch.
Thả ba lô xuống, không kịp có thời gian ngơi nghỉ, Linh cùng các bạn được đi nghe phổ biến nội dung, kế hoạch triển khai truy vết và lấy mẫu xét nghiệm.
"Mọi thứ đều diễn ra hết sức gấp rút. Nhiệm vụ của chúng em là hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 20.000 người dân của 2 thôn Trung Đồng (xã Vân Trung) và Núi Hiểu (xã Quang Châu) ngay trong đêm".
212 sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương xung phong tham gia chống dịch ở Bắc Giang
6h30 tối, trong bộ đồ bảo hộ trắng, Linh cùng một nhóm bạn được phân công đi tới thôn Núi Hiểu để thực hiện nhiệm vụ. Mọi thao tác kỹ thuật đều không quá khó khăn đối với những sinh viên trường y, vì đây đã là lần thứ hai nhóm của Linh tham gia chống dịch.
"Đợt trước, chúng em đã từng tham gia chống dịch kéo dài hơn 1 tháng ở Chí Linh (Hải Dương). Có thời điểm, cả nhóm phải làm việc liên tục tới gần 20 tiếng mỗi ngày. Guồng làm việc đó đã khiến chúng em quen với tốc độ "chạy đua" cùng thời gian".
Căng thẳng và kiệt sức là những điều nữ sinh trường y cảm nhận được trong quãng thời gian tham gia chống dịch.
"Khi làm việc, chúng em vẫn phải duy trì việc mặc đồ bảo hộ. Thời tiết nóng bức khiến người ai cũng ướt sũng do mồ hồ túa ra, còn tay bấy lên vì ướt".
Sự gấp rút cũng khiến Linh quên luôn cảm giác chân mỏi nhừ và cổ họng khô khốc vì khát nước. Cật lực lấy mẫu đến 1h30 sáng, nhóm của Linh cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của ngày 16/5.
"Ai cũng mệt mỏi rã rời, vì thế tắm gội xong, tất cả đều chìm vào trong giấc ngủ", Linh nói.
Thời tiết nóng bức khiến người ai cũng ướt sũng do mồ hồ túa ra, còn tay bấy lên vì ướt.
Cô giáo 4 lần xung phong chống dịch
Cùng đi với 212 học trò tới Bắc Giang còn có thêm 3 thầy cô giáo của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Mặc dù có 3 con nhỏ, trong đó đứa bé nhất chỉ mới 2 tuổi, nhưng trước lời kêu gọi "chia lửa" cùng điểm nóng Covid-19, nữ giảng viên Hoàng Thị Hằng vẫn quyết định thu xếp chuyện gia đình, xung phong lên đường chi viện cho Bắc Giang.
Cô giáo Hoàng Thị Hằng xung phong lên đường chi viện cho Bắc Giang.
10h sáng Chủ nhật, khi đang ngồi chơi với con, chị Hằng nhận được điện thoại điều động từ cơ quan nói cần gấp hơn 200 sinh viên, giảng viên lên đường hỗ trợ chống dịch.
"Khi ấy, tôi không có thời gian để suy nghĩ quá nhiều. Tôi quyết định đăng ký tham gia. Hơn nữa, Bắc Giang là quê của tôi. Khi biết tỉnh mình cần chi viện, tôi xung phong đi với mong muốn được trở về quê hương mình chống dịch", cô giáo trẻ nói.
Trước khi đi, chị Hằng cũng chỉ kịp dặn dò chồng vài câu, hôn chào tạm biệt các con rồi cùng học trò và đồng nghiệp lên đường.
Sinh viên, giảng viên lên đường đi chống dịch ngày 16/5.
"May mắn, gia đình nhà chồng rất thấu hiểu công việc của tôi, do đó mọi người đều sẵn sàng hỗ trợ chuyện con cái, nhà cửa trong lúc tôi vắng nhà".
Đây cũng là lần thứ 4 cô giáo trẻ xung phong lên đường tham gia chống dịch.
Vào thời điểm Chí Linh (Hải Dương) trở thành điểm nóng Covid-19, chị Hằng cũng xung phong tới làm việc tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC). Tham gia chống dịch trong suốt 35 ngày liên tục và làm xuyên Tết, đôi lúc, chị Hằng cũng cảm thấy "có lỗi với chồng, với con".
Nhưng sau đó trở về trường, khi có lệnh điều động, chị lại tiếp tục tham gia lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện dã chiến.
Hoàn thành nhiệm vụ chống dịch ở Hải Dương cách đây không lâu, đến ngày 16/5, chị Hằng lại nhận được lệnh lên đường tăng cường cho các đồng nghiệp ở tỉnh bạn.
"Chúng tôi không nề hà, càng không sợ vất vả. Có thời điểm, chúng tôi cũng không tính được mình đã không ngủ trong bao lâu. Nhưng điều đó không có sá gì, bởi chúng tôi làm nhiệm vụ với một quyết tâm cao là phải chiến thắng dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở về bình yên".
"Mỗi người nỗ lực một chút, chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh"
Từng tham gia chống dịch ở điểm nóng Chí Linh, Hải Dương, đây là lần thứ hai Đinh Hoàng Anh (sinh viên năm thứ 3, lớp Kỹ thuật Xét nghiệm y học) xung phong lên đường tham gia chống dịch.
Dù chỉ nhận thông báo vài tiếng trước khi xuất phát, nhưng Hoàng Anh cũng luôn trong tâm thế sẵn sàng.
"Giờ đây, ở nhiều nơi, trận chiến Covid-19 vẫn đang nóng như chảo lửa. Là sinh viên trường y, em cũng ý thức được việc phải đi đầu trong việc chống dịch và thể hiện trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn này. Dù ở bất kỳ đâu, khi có sự kêu gọi của Tổ quốc, chúng em cũng sẽ sẵn sàng tham gia", Hoàng Anh nói.
Xét nghiệm đến tận đêm
Trước khi tham gia vào những "trận chiến thực sự" này, nhóm của Hoàng Anh đã được tập huấn kỹ càng từ việc mặc và cởi đồ bảo hộ, đến quy trình lấy mẫu xét nghiệm,...
"Những công việc này em đã được tập huấn kỹ càng từ đợt dịch hồi Tết ở Hải Dương, vì thế, quy trình thực hiện chúng em cũng đã nắm khá rõ.
Ý thức được những nguy hiểm khi đi vào điểm nóng, vì thế, chúng em đều thực hiện nghiêm túc các quy tắc đã được tập huấn để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh".
Trước yêu cầu gấp gáp, nhóm của Hoàng Anh đã phải làm việc liên tục suốt đêm, đến 1h30 sáng. Nhờ đó, nhóm đã hoàn thành việc lấy được khoảng 6.000 mẫu xét nghiệm của thôn Trung Đồng.
Làm việc với cường độ cao, nhưng nam sinh trường Y cảm thấy vui bởi "mỗi người nỗ lực một chút, chắc chắn sẽ đẩy lùi được dịch bệnh".
13 bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Ninh tiên lượng nặng Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, hiện có 13 bệnh nhân tiên lượng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đặc biệt, trong số này có 3 trường hợp phải thở máy và được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp, đó là các bệnh nhân số 3469, 3760, 2515. Bệnh nhân 3469 là bà...