Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ‘lên dây cót’ cho doanh nghiệp
Ngày 3.12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã dự hội nghị khẩn cấp của Hiệp hội công kỹ nghệ gia và thương gia Thổ Nhĩ Kỳ (TSAD) và có những phát biểu được coi là khá cứng rắn.
Du khách tại khu nữ trang ở chợ Grand Bazaar, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ – Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), về tình hình thời sự trong nước, ông Ahmet Davutoglu cho biết: “Trong cuộc bầu cử vừa qua, chúng tôi đã đạt 49,5% số phiếu. Nhân dân ủng hộ đường lối chính trị của chúng tôi. Trong 4 năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động vì sự phát triển của đất nước. Chúng tôi là chính phủ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ toàn vẹn, của 78 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ông Ahmet Davutoglu khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của châu Âu: “Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia châu Âu, là một phần không thể tách rời của châu Âu. Không thể hình dung một châu Âu thiếu Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu có ai nghĩ khác thì đó sẽ là một sự sai lầm!”.
Video đang HOT
Về vấn đề tình hình căng thẳng trong mối quan hệ với Nga có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Thổ, ông Ahmet Davutoglu tỏ ra lạc quan: “Việc Nga hạn chế giao thương với Thổ Nhĩ Kỳ dĩ nhiên sẽ gây thiệt hại cho chúng ta, đó là điều khó tránh. Nhưng tôi xin hứa với đại diện các doanh nghiệp rằng chính phủ sẽ làm hết sức mình để giảm thiểu, tiến tới triệt tiêu những thiệt hại đó. Chính phủ đã có kế hoạch đối phó với tình hình và sẽ công bố trong vài ngày tới”.
Về việc Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS, thủ tướng Ahmet Davutoglu khẳng định: “Những lập luận của phía Nga không có cơ sở. Nếu bạn muốn biết sự thật, mời bạn ngồi vào bàn để thảo luận về nó. Nhưng đừng quên, nếu máy bay của bạn không vi phạm không phận của chúng tôi thì chắc chắn đã không bị bắn. Hành động của Nga là trái với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và các chuẩn mực quốc tế”.
Cuối bài phát biểu, ông Ahmet Davutoglu kết luận: “Tôi muốn lưu ý rằng những ai sử dụng biện pháp hăm dọa để chối bỏ trách nhiệm, họ sẽ chẳng đạt được gì. Có thể nói chuyện với người Thổ Nhĩ Kỳ bằng mọi ngôn ngữ, nhưng không được phép sử dụng ngôn ngữ tống tiền. Đối với chúng tôi, sự an toàn của người dân và an ninh đất nước là trên hết”.
Được biết, tổ chức phi chính phủ TUSIAD triệu tập hội nghị khẩn cấp vì lo ngại tình hình căng thẳng trong quan hệ với Nga sẽ ảnh hưởng nặng đến các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ không xin lỗi Nga về vụ bắn rơi Su-24
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay tuyên bố việc Ankara bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 là nhằm làm tròn bổn phận bảo vệ không phận, và khẳng định sẽ không xin lỗi Moscow.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu trong cuộc họp báo tại Brussels ngày 30/11. Ảnh: Reuters
"Không một thủ tướng hay tổng thống nào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xin lỗi vì đã thực hiện bổn phận của mình", AP dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu trước các phóng viên, sau một cuộc họp với lãnh đạo NATO ở Brussels.
"Việc bảo vệ biên giới lãnh thổ và không phận không chỉ là quyền, đó còn là một nghĩa vụ", ông nói. "Chúng tôi chỉ xin lỗi khi phạm sai lầm, chứ không xin lỗi vì đã thực hiện bổn phận của chúng tôi".
Ông Davutoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ vẫn để mở cơ hội đàm phán với Nga về cách tránh những vụ việc như vậy trong tương lai. Ông nói thêm rằng Ankara hy vọng Moscow sẽ xem xét lại những lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà Nga đã thông báo.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 26/11 đã tuyên bố sẽ không xin lỗi Nga. "Tôi nghĩ nếu có bên nào cần xin lỗi, thì đó không phải là chúng tôi", ông nói. "Ai vi phạm không phận của chúng tôi thì người đó mới phải xin lỗi". Hôm 28/11, ông nói rằng ông "đau buồn về sự cố này" và ước vụ việc đã không xảy ra.
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin cho biết nhà lãnh đạo Nga đã không nhận bất kỳ cuộc gọi nào từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vì phía Ankara chưa đưa ra lời xin lỗi. Nga khẳng định máy bay nước mình không xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11 vì cho rằng máy bay Nga xâm phạm không phận nước mình. Vụ việc khiến quan hệ hai nước căng thẳng, đồng thời ảnh hưởng đến nỗ lực ngoại giao mà Pháp đang dẫn đầu để mang Moscow xích lại gần hơn với các quốc gia tiến hành chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Phương Vũ
Theo VNE
Nhìn lại cuộc đối đầu Nga-Thổ qua phát ngôn của nguyên thủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào tình trạng căng thẳng sau vụ việc máy bay ném bom Su-24 của Nga bị máy bay chiến đấu Thổ bắn rơi gần khu vực biên giới Syria ngày 24.11. Câu chuyện Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi đã khiến 2 nước rơi vào một màn đấu khẩu quyết liệt - Ảnh: Reuters...