Thủ tướng thăm, chúc mừng các chư tăng Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Chiều 6/4, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ; dâng hương tại Chùa Khleang (Sóc Trăng).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, chúc Tết các vị Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức sư sãi trong Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chúc mừng tới các vị hòa thượng, thượng tọa, chư tăng phật tử Nam tông Khmer; thầy giáo, cô giáo tăng sinh Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ.
Thủ tướng cho biết, trong năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm đời sống an sinh xã hội cho nhân dân. Đặc biệt, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thành tựu chung đó có đóng góp quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
Thủ tướng chúc mừng các chư tăng Khmer tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, trong những năm qua, chư tăng phật giáo Nam tông Khmer, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã lãnh đạo Phật giáo tỉnh nhà phát triển lớn mạnh, tham gia và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh vực xã hội, góp phần phát huy giá trị văn hóa, đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng sự nỗ lực, cố gắng của các vị chư tăng và đồng bào Khmer đã luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.
Thủ tướng cho biết, chùa Khleang (Sóc Trăng) là địa điểm lịch sử, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong nhiều thời kỳ cách mạng của tỉnh Sóc Trăng và dân tộc. Với Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ, qua hơn 22 năm hoạt động, trường đã đào tạo 1.225 học viên. Song song với giảng dạy chính trị văn hóa, trường đã nâng cao nhận thức, giáo dục chủ trương đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
Trong thời gian tới, Thủ tướng tin tưởng, với phương châm đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội, Phật giáo Nam tông Khmer và toàn thể đồng bào dân tộc Khmer và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục hướng dẫn chư tăng, tín đồ phật tử trong tỉnh tu học, không ngừng trau dồi kiến thức phật học, thế học, đạo hạnh, trở thành những tín đồ phật tử mẫu mực, rèn luyện, hành đạo theo Hiến pháp và phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đồng thời thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của công dân, sống hài hòa, đoàn kết trong cộng đồng dân tộc để thực hiện tốt đời đẹp đạo.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, chúc tết và tặng quà tại Trường Bổ túc Văn hoá Trung cấp Pali Nam bộ và các chư tăng Khmer tỉnh Sóc Trăng dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Thủ tướng cũng mong rằng các chư tăng phật giáo Nam tông Khmer, đồng bào Khmer, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, ra sức khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng lao động, sản xuất; xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, đoàn kết, gắn bó trong nội bộ và đoàn kết dân tộc trong cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước vì mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.
Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm hơn nữa đến đồng bào Khmer ở những vùng khó khăn; tiếp tục hỗ trợ xây dựng, phát triển Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ.
Cũng trong chuyến công tác tại Sóc Trăng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách người Khmer.
Quang Vũ – Xuân Tùng – Trung Hiếu (TTXVN)
Theo Tintuc
Thủ tướng: Quảng Nam phải tăng quy mô nền kinh tế gấp 2 lần sau 5 năm nữa
Chiều 23/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam. Buổi làm việc diễn ra vào dịp kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2019).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Quảng Nam được xem là vùng đất thánh địa của di sản văn hóa; là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Ngoài ra, nơi đây còn có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm với những vẻ đẹp hoang sơ, nhiều loại sản vật quý hiếm. Đặc biệt tỉnh còn sở hữu 125 km bờ biển cát trắng, nắng vàng, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Về kinh tế, Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.
Theo báo cáo của địa phương, bình quân 3 năm gần đây, Quảng Nam tăng trưởng gần 13%; trong đó các ngành phi nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 61 triệu đồng. Du lịch là lĩnh vực tăng trưởng ấn tượng của Quảng Nam với mức gần 20%/năm; riêng quý I/2019, có gần 2 triệu lượt khách. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 12,6%/năm; trong đó riêng năm 2018, tỉnh thu 23.741 tỷ đồng, vượt 26% dự toán.
Về hạ tầng, hiện Quảng Nam đang triển khai những nhóm dự án trọng điểm tại vùng đồng bằng, ven biển của địa phương; trong đó, đáng chú ý có Khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl tại Nam Hội An, nhóm dự án công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ, nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô với 32 nhà máy của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải; nhóm dự án nông nghiệp công nghệ cao...
Chỉ số PCI 3 năm gần đây của Quảng Nam đều nằm trong top 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Số dự án FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực là 166 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5,78 tỷ USD; 230 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 68 ngàn tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, Quảng Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành phối hợp với tỉnh sớm triển khai nâng cấp sân bay Chu Lai theo hình thức xã hội hóa. Đề xuất này cũng nhận được sự tán thành của lãnh đạo các bộ, ngành tại buổi làm việc bởi sân bay Đà Nẵng đã có dấu hiệu quá tải. Việc nâng cấp sân bay Chu Lai sẽ làm tăng khả năng kết nối giao thông hội tụ; đồng thời nâng khả năng tiếp đón tàu bay cỡ lớn đến Quảng Nam, góp phần mạnh mẽ trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội của khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tán thành các ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành về đề xuất này của tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, thẩm định, xây dựng phương án báo cáo Thủ tướng xem xét trên tinh thần đổi mới, định hướng xây dựng một sân bay A1 tận dụng tốt lợi thế mặt bằng sẵn có, kết nối giao thông thuận lợi của địa phương.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Quảng Nam là địa phương có truyền thống cách mạng từ rất sớm. Cũng trên mảnh đất miền Trung khói lửa này đã có gần 15 ngàn bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chiếm 1/5 cả nước; trên 70 ngàn liệt sỹ, là vùng đất đau thương nhất của Việt Nam trong chiến tranh.
Nhìn nhận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thủ tướng nêu rõ, Quảng Nam xuất phát điểm là một trong 3 tỉnh nghèo nhất cả nước nhưng đã vươn lên phát triển rất mạnh mẽ với một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thủ tướng đánh giá lãnh đạo Quảng Nam đã có tinh thần đổi mới sáng tạo trong phát triển; bám sát và tổ chức thực hiện tốt những chủ trương của Đảng, Chính phủ trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Ghi nhận thành tích toàn diện của Quảng Nam, nhất là những năm gần đây, Thủ tướng điểm lại những thành tích nổi bật của tỉnh nhất là về các lĩnh vực: Du lịch, thu ngân sách, công nghiệp ô tô và cho rằng, kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực lớn lao của chính quyền và nhân dân Quảng Nam.
Phân tích những động lực cho tăng trưởng của Quảng Nam, Thủ tướng nhấn mạnh đến khâu cải cách thủ tục hành chính, định hình những ngành nghề phát triển mang tính chiến lược; sự phát triển đồng đều cả miền núi, đô thị. Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao Quảng Nam đã làm tốt công tác xây dựng Đảng, từ đó hình thành được bộ máy hành chính có chất lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Đề ra những mục tiêu cho sự phát triển của Quảng Nam, Thủ tướng đề nghị tỉnh phải tăng quy mô nền kinh tế gấp 2 lần sau 5 năm nữa và trở thành một tỉnh khá giả về thu nhập của người dân đến năm 2025.
Thủ tướng nêu chỉ tiêu: Quảng Nam cùng với Quảng Ngãi và Đà Nẵng phải phấn đấu trở thành cực tăng trưởng mới ở khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Lưu ý Quảng Nam cần đặc biệt coi trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường nguồn lực tại chỗ, Thủ tướng mong muốn chính quyền và nhân dân tỉnh đoàn kết xốc tới, đổi mới, bứt phá hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và những năm tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự Lễ công nhận xã Quế Phú ở Quảng Nam đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn.
Từ năm 2011 - 2018, bằng nhiều nguồn vốn huy động, Quế Phú đã đầu tư hơn 61 tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 30 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình - dự án hơn 8,3 tỷ đồng, các doanh nghiệp và cá nhân hỗ trợ 24,8 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Điều đáng ghi nhận là ngoài việc đóng góp hơn 10 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động, trong 8 năm qua nhân dân địa phương cũng đã tự nguyện hiến hơn 10.500m2 đất và tháo dỡ 530m tường rào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công các công trình hạ tầng thiết yếu. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,89%, giảm 16,38% so với cách đây 8 năm.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Quế Phú đã đạt được trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới 8 năm qua. Thủ tướng đề nghị cán bộ và nhân dân địa phương thời gian tới cần phải đoàn kết một lòng, tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều khâu để duy trì và nâng cao chất lượng bộ 19 tiêu chí của xã nông thôn mới.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc" và đề nghị cán bộ và nhân dân xã không được tự mãn với những thành quả đã đạt được. Xã cần tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, chú trọng công tác đào tạo nghề và hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Cùng với đó, Thủ tướng mong muốn cán bộ và nhân dân Quế Phú cần tích cực tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng những làng quê thực sự xanh - sạch - đẹp".
Quang Vũ - Trần Tĩnh (TTXVN)
Theo Tintuc
Kinh khủng: Mỗi năm mất gần 2.000 tỷ đồng do... chặt, phá rừng Con số được đưa ra theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Theo báo cáo nhanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm...