Thủ tướng Thái Lan bác bỏ đề nghị cấm hoạt động chính trị
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 5/3 bác bỏ đề nghị của một thành viên Ủy ban soạn thảo Hiến pháp nhằm cấm thành viên của năm tổ chức đang điều hành đất nước sau đảo chính không tham gia hoạt động chính trị trong hai năm sau tổng tuyển cử.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha
Thủ tướng Thái Lan cho biết lập trường của mình dựa trên những điều khoản của Hiến pháp lâm thời đang có hiệu lực. Trong đó, quy định chỉ có người soạn thảo Hiến pháp mới sẽ phải đối mặt với một lệnh cấm chính trị.
Trước đó, Ủy viên Ủy ban soạn thảo Hiến pháp Jade Dhonavanik đã kiến nghị cấm hoạt động chính trị trong hai năm đối với thành viên của 5 tổ chức đang điều hành đất nước không qua dân cử. Các tổ chức này được quân đội chỉ định sau cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014, bao gồm: Hội đồng lập pháp quốc gia (NLA), Hội đồng Cải cách Quốc gia (NRC), Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (CDC), Nội các lâm thời và Hội đồng Quốc gia về hòa bình và trật tự (NCPO).
Video đang HOT
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, đồng thời cũng là Chủ tịch NCPO khẳng định: “Tôi sẽ tuân theo Hiến pháp lâm thời vì tôi đã xây dựng nên Hiến pháp này. Không có lý do gì để cấm các thành viên NLA, NRC tham gia chính trị.”
Khi được hỏi sẽ làm gì để xóa tan mọi nghi ngờ, tướng Prayut trả lời: “Những nghi ngờ về tôi là gì? Nếu ai cho rằng tôi sẽ không trả lại quyền lực thì điều đó sẽ sớm bị xua tan”.
Ông Jade Dhonavanik cho biết đề xuất của mìnhđược đưa ra nhằm tránh những lời chỉ trích và nghi ngờ nỗ lực để kéo dài quyền lực của những người cầm quyền sau đảo chính, trong đó có Thủ tướng Prayut Chan-Ocha và chính ông Jade.
Theo các nhà quan sát, Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp sẽ không đồng ý với kiến nghị trên của ông Jade .
Bốn ngày sau cuộc đảo chính lần thứ 19 kể từ sau cuộc cách mạng 1932, hôm 26/5/2014, tướng Prayuth Chan-ocha đã được Quốc vương Thái Lan, Bhumibol Adulyadej, chính thức chỉ định để điều hành quốc gia và sau đó được Hội đồng lập pháp quốc gia bầu làm Thủ tướng ngày 21/8/2014. Dự kiến, Thái Lan sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 10/2015.
Theo Nguyên Bảo (theo Bangkok Post)
Thế giới và Việt Nam
Cựu Thủ tướng Thái Lan "ăn mì cũng phải được phép"
Hôm qua (12/2), Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha cho biết, quân đội nước này đang kiểm soát cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đến mức bà muốn "ăn mì cũng phải được phép".
Thủ tướng Thái Lan cựu tư lệnh lục quân Prayut xác nhận đã ra lệnh cho binh sĩ quân đội khám xét đoàn xe chở bà Yingluck tới dự một buổi lễ của gia tộc ở thành phố phía bắc Chiangmai hồi đầu tuần. Ngày hôm sau, báo chí đăng ảnh bà ăn mì tại thị trấn này.
"Nếu bà ấy muốn đi ăn mì thì có thể đi, nhưng nếu bị chúng tôi cấm thì bà ấy không thể làm được điều đó" ông Prayut tuyên bố, với ngụ ý rằng quân đội Thái Lan sẽ tiếp tục giám sát mọi động thái của bà Yingluck.
Ông Prayut đã trở thành người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan sau cuộc đảo chính. Sau khi lên nắm quyền, ông Prayut cũng đã có nhiều phát biểu gây tranh cãi tương tự.
Tuy nhiên, ông cho biết, quyết định kiểm soát đoàn xe của bà Yingluck là nhằm đảm bảo an ninh cho cựu thủ tướng trong giai đoạn hỗn loạn.
Tuần trước, chính quyền Thái Lan cho biết đã ra lệnh cấm nữ thủ tướng đầu tiên của nước này - em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra được đi ra nước ngoài do bà Yingluck phải đối mặt với cáo trạng tham nhũng. Quốc hội Thái Lan chính thức phế truất bà hồi tháng trước.
Như vậy bà Yingluck đã bị cấm tham gia chính trị trong năm năm. Với cáo trạng tham nhũng liên quan đến chương trình trợ giá gạo, bà Yingluck có thể lĩnh án tù 10 năm. Giới phân tích chính trị nhận định, chính quyền quân sự Thái Lan quyết phá vỡ hoàn toàn ảnh hưởng chính trị của gia đình Shinawatra.
Sau khi lên nắm quyền, quân đội Thái Lan đã ra lệnh cấm tụ tập chính trị, kiểm soát giới truyền thông và bắt giữ các nhân vật đối lập. Thủ tướng Prayut cho biết sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm 2016 sau khi đã thực hiện các cải tổ để chống tham nhũng và hạn chế quyền lực của các đảng chính trị. (tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Khủng hoảng Ukraina: Lửa đã được dập Cuộc đàm phán 4 bên nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Ukraina đã kết thúc sau 16 giờ đồng hồ nhưng không cho kết quả như mong đợi. Các bên mới chỉ nhấn mạnh tới một lệnh ngừng bắn nhưng gốc rễ của sự xung đột lại bị xem nhẹ. Từ trái: Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống...