Thủ tướng Singapore: “Đừng để nỗi sợ Covid-19 khiến chúng ta tê liệt”
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu về chiến lược chống Covid-19 của nước này, kêu gọi người dân cảnh giác với mối đe dọa từ dịch bệnh nhưng không nên sợ hãi tới mức tê liệt mọi hoạt động.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Ảnh: CNA).
Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 9/10, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói về chiến lược chống dịch Covid-19 của Singapore và vạch ra những định hướng trong thời gian tới.
Thay đổi chiến lược chống dịch
Trong bài phát biểu, ông Lý đã nhắc tới cách tiếp cận ban đầu của Singapore là “Không Covid-19″, tức là cố gắng kiểm soát và loại bỏ dịch bệnh bằng các biện pháp hạn chế chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Ông Lý nhận định rằng, cách tiếp cận này đã có hiệu quả trong quá khứ, trong bối cảnh khi đó Singapore và thế giới chưa có nhiều hiểu biết về Covid-19. Nhờ định hướng ban đầu này, họ đã giảm thiểu được số ca bệnh nguy kịch và tử vong.
“Không Covid-19 là chiến lược đúng đắn vào thời điểm đó”, ông Lý nói, dẫn lý do dân số Singapore khi đó vẫn chưa được tiêm chủng. Vì các biến chủng ban đầu chưa có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ, nên các biện pháp của Singapore đã có hiệu quả chặt đứt các chuỗi lây nhiễm.
Video đang HOT
Singapore hôm nay cũng thông báo mở hành lang đi lại với 8 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Canada. Theo quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 19/10, những người nhập cảnh từ 8 quốc gia này đã tiêm vaccine đầy đủ sẽ không phải thực hiện cách ly.
Trong thời gian đó, Singapore đã bắt đầu chuẩn bị nguồn vaccine, chế phẩm khiến “thay đổi cuộc chơi, tạo nên một lớp áo bảo hộ an toàn cho người dân”. Ông Lý đánh giá chương trình tiêm chủng của Singapore rất thành công và họ trở thành một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, tương đương 85% dân số. Nhờ vaccine, nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong đã giảm mạnh. Ông Lý nhận định, với vaccine, “Covid-19 không còn là căn bệnh nguy hiểm cho hầu hết chúng ta”.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủng Delta đã đẩy Singapore vào kịch bản khác. Chủng này dễ lây nhiễm hơn tất cả các chủng khác và khiến cho các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt trở nên khó thực hiện ngay cả với một nước tiêm chủng tỷ lệ cao như Singapore. “Hầu hết các quốc gia đã chấp nhận thực tế này”, ông Lý nói.
Với nhiều nước theo đuổi “Zero-Covid-19″, khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca bệnh sẽ bắt đầu tăng trở lại do sự nguy hiểm của Delta. Vì vậy, ông Lý cho rằng, Singapore không thể phong tỏa và đóng cửa mãi mãi vì điều này sẽ không hiệu quả, và cái giá phải trả về mặt kinh tế, xã hội và giáo dục sẽ rất đắt. Đó là lý do vì sao Singapore quyết định chuyển sang chiến lược “Sống chung với Covid-19″.
“Không thể để nỗi sợ làm chúng ta tê liệt”
Tuy nhiên, do chủng Delta lây lan mạnh, con số ca bệnh tăng nhanh buộc Singapore phải giảm tốc độ mở cửa khi nhận thấy có nguy cơ nền y tế có thể bị quá tải. Singapore tận dụng thời gian này để nâng cao năng lực y tế, nhằm đảm bảo ứng phó được khi số ca bệnh tiếp tục tăng.Vào tháng 8, sau khi chạm tới mốc 80% dân số đã được phủ vaccine, Singapore đã quyết định sẽ sống chung với dịch bệnh. Họ hiểu rõ được kịch bản ca bệnh sẽ tăng mạnh khi mọi người bắt đầu nối lại hoạt động và gia tăng tương tác.
Để bắt đầu sống chung với dịch, ông Lý kêu gọi người dân cần “thay đổi cách suy nghĩ”. “Chúng ta nên cảnh giác với Covid-19 nhưng không nên để nỗi sợ hãi khiến chúng ta trở nên tê liệt”, ông Lý cho biết.
Nhà lãnh đạo Singapore kêu gọi người dân tiếp tục các hoạt động thường nhật, tuân thủ các biện pháp chống dịch cần thiết. Ông cũng trấn an những người lo lắng về chiến lược trị bệnh tại nhà của Singapore với người mắc thể nhẹ, nhấn mạnh rằng bệnh nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Ông Lý cho biết, khi Covid-19 trở thành bệnh có thể kiểm soát, Singapore sẽ đơn giản hóa quy trình y tế. Ông kêu gọi người dân cần hành xử có trách nhiệm trước nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan. “Khi biết điều mình cần làm, chúng ta sẽ không còn xem Covid-19 là một căn bệnh đáng sợ nữa”, ông Lý nhấn mạnh.
Kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em
Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tuyên bố sẽ tiêm chủng ngay cho trẻ em, khi vaccine được phê duyệt cho nhóm này, dự kiến vào đầu năm tới. Ông nhấn mạnh việc Singapore cần phải kết nối lại với thế giới. Cụ thể, nước này cần mở cửa lại biên giới một cách an toàn để đảm bảo cuộc sống sẽ trở lại bình thường.
Singapore đã bắt đầu mở “Tuyến di chuyển dành cho người đã tiêm vaccine” với hơn 10 nước, nhằm tạo ra hành lang an toàn cho những người đã tiêm chủng đầy đủ với các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Singapore dự kiến sẽ mở thêm các hành lang này với các nước mà tình hình dịch bệnh đã ổn định.
Ông Lý nhận định, một vài tháng tới, Singapore sẽ tiếp tục trải qua phép thử. Ca bệnh có thể tăng mạnh vì Delta cho tới lúc này là không thể ngăn chặn, nhưng tới một giai đoạn, con số này sẽ giảm xuống. Ông cho rằng việc nới lỏng sẽ cần sự thận trọng để tránh một làn sóng mới bùng phát. Ông dự đoán Singapore có thể cần ít nhất 3 tháng hoặc 6 tháng để đạt được “bình thường mới”.
Thủ tướng Singapore tiêm liều vaccine tăng cường
Thủ tướng Lý Hiển Long xác nhận đã tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường và kêu gọi những người cao tuổi khác tiếp bước, khi ca nhiễm tăng mạnh.
"Tôi đã tiêm liều tăng cường tại Bệnh viện Đa khoa Singapore sáng nay. Số ca nhiễm đang gia tăng nhanh chóng. Liều vaccine tăng cường sẽ giúp củng cố khả năng bảo vệ trước Covid-19", Thủ tướng Lý Hiển Long, 69 tuổi, cho biết trong bài đăng trên Facebook hôm nay.
Ông Lý cho hay Ủy ban Chuyên gia đã khuyến cáo tiêm liều tăng cường cho những người trên 60 tuổi như ông, cũng như những người ở viện dưỡng lão và người suy giảm miễn dịch.
"Người cao tuổi đã tiêm hãi mũi ít nhất 6 tháng trước sẽ nhận được tin nhắn kèm đường link riêng để đặt lịch tiêm. Nếu được hẹn tiêm mũi tăng cường, hãy đến tiêm, bởi nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc phải điều trị tích cực", Thủ tướng Singapore viết.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long được tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường tại Bệnh viện Đa khoa Singapore hôm nay. Ảnh: Reuters .
Singapore hôm 16/9 ghi nhận 910 ca nhiễm nCoV mới, con số kỷ lục trong vòng 24 giờ kể từ ngày 1/5/2020, bao gồm 803 ca cộng đồng. Trong số các ca nhiễm cộng đồng mới, 244 trường hợp là người trên 60 tuổi.
Tình trạng ca nhiễm nhập viện và trở nặng đang được theo dõi chặt chẽ. Tính đến trưa ngày 16/9, 837 ca nhiễm nCoV tại Singapore đang phải nằm viện, với 77 trường hợp cần thở oxy và 12 người phải điều trị tích cực.
Chính quyền Singapore gần đây cảnh báo người dân chuẩn bị tinh thần đối mặt với số ca nhiễm tăng mạnh, khi nước này theo đuổi chiến lược sống chung với Covid-19 một cách thận trọng và an toàn.
"Sự gia tăng số ca nhiễm hàng ngày nhanh chóng và theo cấp số nhân chúng ta đang chứng kiến là điều mà mọi quốc gia tìm cách sống chung với Covid-19 đều phải trả qua vào một thời điểm nào đó", Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết.
Khoảng 82% dân số Singapore đã được tiêm chủng Covid-19 đầy đủ, giúp số ca nghiêm trọng ở mức rất thấp so với những quốc gia khác. Giới chức cho biết hơn 98% ca nhiễm là nhẹ hoặc không triệu chứng. Để tăng cường hiệu quả bảo vệ, Singapore đã triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho nhóm người cao tuổi và bị suy giảm hệ miễn dịch.
Trong nỗ lực hỗ trợ hệ thống y tế, Singapore cũng sẽ cho phép nhiều ca F0 thể nhẹ đã được tiêm chủng phục hồi tại nhà. Giới chức còn quyết định giảm thời gian cách ly từ 14 xuống 10 ngày với những người tiếp xúc gần với ca nhiễm.
Singapore cho Australia mượn 500.000 liều vaccine Singapore sẽ chuyển cho Australia 500.000 liều Pfizer theo thỏa thuận "chia sẻ liều tiêm" và dự kiến nhận lại số vaccine này vào tháng 12. "Singapore và Australia đã đạt thỏa thuận chia sẻ vaccine Covid-19. Chúng tôi sẽ gửi cho họ 500.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech hiện có và họ sẽ trả lại số lượng tương tự vào tháng 12. Các liều...