Thủ tướng quyết định điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1737/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) đến năm 2035, tầm nhìn 2050.
Theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ thống nhất điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai có phạm vi, ranh giới 27.040ha bao gồm thị trấn thuộc huyện Núi Thành và các xã Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và phần xã Tam Nghĩa thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và phường An Phú thuộc TP.Tam Kỳ; các xã Bình Hải, Bình Sa, một phần xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Ranh giới địa lý được xác định phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng và khu vực thuộc huyện Núi Thành, giáp sông Bàn Thạch (Tam Kỳ); phía nam giáp huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), phía bắc giáp đường nối Quốc lộ 1A với đường ven biển 129.
Khu kinh tế mở Chu Lai là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời là một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng của miền Trung và Tây Nguyên, cửa ngõ kết nối ra biển Đông của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan. Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Quy mô dân số đến năm 2025 là 250.000 người, đến năm 2035 là 550.000 người. Quy mô đất đai đến năm 2025 dự báo đất xây dựng công nghiệp là khoảng 3.000ha, các quỹ đất xây dựng các khu chức năng đô thị, du lịch và dịch vụ khoảng 5.000ha.
Các khu vực quy hoạch được điều chỉnh bao gồm: Điều chỉnh khu phi thuế quan có tổng diện tích 1.012ha, điều chỉnh theo hướng bố trí một khu gắn với sân bay Chu Lai, diện tích 225ha, một khu gắn với bến cảng Tam Hiệp, diện tích 40ha, một khu gắn với bến cảng Tam Hòa diện tích 747ha.
Công trình nút giao thông vòng xuyến 2 tầng do Thaco đầu tư xây dựng tặng Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập BQL Khu kinh tế mở Chu Lai (ảnh Đăng Mạnh)
Video đang HOT
Điều chỉnh các KCN như KCN Bắc Chu Lai, diện tích 700ha; KCN Tam Anh, diện tích 1545ha; KCN Tam Hiệp, diện tích 530ha; KCN Tam Thăng, diện tích 800ha, các bến cảng và logistic được điều chỉnh, cụ thể khu bến cảng Kỳ Hà, diện tích 110ha; khu bến Tam Hiệp, diện tích 155ha. Các khu du lịch, dịch vụ tập trung tại các xã Tam Hòa, Tam Tiến (Núi Thành) và xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ) có tổng diện tích 850ha. Trung tâm đào tạo, nghiên cứu được bố trí tại khu đô thị Đông Tam Kỳ, diện tích 105ha.
Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng gồm các dự án do trung ương đầu tư như dự án Nhà máy xử lý khí và Nhà máy điện thuộc dự án khí – điện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Exxon mobil (Hoa Kỳ) đầu tư; Dự án đầu tư hạ tầng công cộng cảng biển (nạo vét luồng cảng, kè chắn sóng tại vịnh An Hoà) để phát triển Chu Lai thành cảng loại I, đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai; xây dựng đường cắt, hạ cảnh mới, nâng cấp nhà ga đảm bảo nhận 5 triệu khách/năm; nâng cấp các tuyến đường quốc lộ nối đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Quốc lộ 1A với đường 129, đường ven biển.
Đối với các dự án kêu gọi đầu tư, cụ thể đầu tư xây dựng các bến xe khách, xe buýt, bến tàu phục vụ du lịch, khu hậu cần cảng-logistis Tam Hòa, Tam Hiệp, Kỳ Hà; các dự án cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường giao thông nội thị; các dự án phát triển nhà ở (bao gồm cả ở xã hội); các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các dự án du lịch cộng đồng…
Theo Đăng Mạnh
Người tiêu dùng
Có gì trong siêu đô thị hơn 17.000 ha Hà Nội đang xin Thủ tướng duyệt quy hoạch?
Trong danh mục các dự án thành phần trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch siêu khu đô thị này xuất hiện những chủ đầu tư có tên tuổi quen thuộc trong giới địa ốc như Geleximco, Phú Bình, Vinaconex, Phú Thái, HUD, Posco E&C...
Siêu đô thị Hòa Lạc đang chờ Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cách đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội khoảng 30km với quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 17.274ha, dân số dự kiến 600.000 người.
Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc nằm về phía Tây và cách đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Siêu khu đô thị này thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây), phía bắc giáp trục Hồ Tây- Ba Vì, phía Đông giáp đê hữu sông Tích, phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.
Quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 17.274ha. Trong đó, vùng nội thị khoảng 7.450ha (chiếm 43,1%), chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 88,7m2/người và vùng vành đai khoảng 9.824 ha (chiếm 56,9%).
Quy mô dân số dự kiến đô thị Hòa Lạc đến năm 2025 khoảng 150.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 97.000 người, dân số ngoại thị khoảng 53.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 64%.
Đến năm 2030 và những năm tiếp theo, dân số tối đa "siêu" đô thị Hòa Lạc khoảng 600.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 510.000 người, dân số ngoại thị khoảng 90.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 85%.
Đặc biệt, Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc có tổng số 75 dự án đầu tư xây dựng do tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây (cũ) trước đây phê duyệt. Các dự án nằm rải rác tại các xã Yên Trung, Yên Bình, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bài, Bình Yên, Hạ Bằng, Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đồng Trục, Cần Kiệm, Phú Cát và Ngọc Diệp.
Trong danh mục các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch khu đô thị Hòa Lạc, chủ đầu tư những dự án này có những tên tuổi quen thuộc trong giới địa ốc như Geleximco, Phú Bình, Vinaconex, Phú Thái, HUD, Posco E&C...
Đầu tiên phải kể đến Dự án Khu Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội tại xã Thạch Hòa với diện tích rộng đến 1.130 ha, quy mô đào tạo giai đoạn năm 2020 là 60.000 sinh viên và dự trữ phát triển cho giai đoạn 2050 là 100.000 sinh viên. Dự án khởi công vào cuối năm 2003 và đáng lẽ phải hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị nào được giao lập quy hoạch cho dự án.
Còn đối với các dự án đã có đơn vị lập quy hoạch thì Dự án các khu A, B, C - Đô thị Nam Láng Hòa Lạc tại xã Yên Trung có quy mô sử dụng đất lớn nhất danh sách với tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch lên đến 498,3 ha. Dự án do CTCP XNK tổng hợp Hà Nội - Geleximco làm chủ đầu tư (CĐT).
Một dự án khác cũng của từng được Geleximco công bố sẽ đầu tư tại đô thị Hòa Lạc là Khu đô thị sinh thái Đồng Trúc - Ngọc Liệp có diện tích 250,61 ha; tổng mức đầu tư 5.771 tỷ đồng thuộc trung tâm sinh thái Quốc Oai, nằm trên địa bàn các xã Ngọc Liệp, Liệp Tuyết và Tuyết Nghĩa.
Cũng có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch tương ứng, Dự án mở rộng trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn kết hợp du lịch sinh thái Thác Bạc - Suối Sao thuộc xã Yên Trung có diện tích đất khoảng 233 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Dự án được giao cho CTCP Phú Bình làm làm đơn vị nghiên cứu lập quy hoạch, hiện do CTCP Du lịch Kova làm chủ đầu tư.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số dự án có quy mô nghiên cứu lập quy hoạch lớn hàng trăm ha như: Khu đô thị Global consultant thuộc xã Yên Bình, do Global Consultant Network - Hàn Quốc lập quy hoạch (diện tích 195,8 ha); Khu đô thị sinh thái Bình Yên thuộc xã Bình Yên, do Tổng Công ty đầu tư phát triển Xây dựng lập quy hoạch (188,1 ha).
Làng đô thị - sinh thái Tích Giang thuộc xã Hạ Bằng, do CTCP Viễn thông Hà Nội (HTC) lập quy hoạch (106 ha); Khu 8 của CTCP đầu tư nhà Trường Linh tại xã Ngọc Diệp - Đồng Trục do chính công ty Trường Linh lập quy hoạch (156,3 ha) và Khu 7 của Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường tại xã Ngọc Diệp - Tuyết Nghĩa cũng do chính Nam Cường lập quy hoạch (154,8 ha)....
Nam Anh
Theo InfoNet
Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng Thuận An Central Lake sẽ tăng giá? Thuận An Central Lake đang là dự án có sức hút lớn đối với khách hàng đầu tư và khách hàng ở thực. Theo nhận định, Thuận An Central Lake sẽ có khả năng giá trong thời gian tới. Thuận An Central Lake tọa lạc tại trung tâm hành chính mới huyện Gia Lâm, sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông hiện...