Thủ tướng Phần Lan kết hôn giữa Covid-19
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin kết hôn với người bạn trai lâu năm trong một buổi lễ nhỏ với lượng khách mời giới hạn do Covid-19.
Đám cưới của bà Marin và hôn phu Markus Raikkonen được tổ chức hôm 1/8 trước sự chứng kiến của gia đình và những bạn bè thân thiết nhất, chính phủ Phần Lan cho biết trong một thông cáo hôm qua. Chỉ 40 khách mời tham dự buổi lễ diễn ra tại dinh thực của họ ở thủ đô Helsinki, một villa nằm bên bờ biển.
Bà Marin và ông Raikkonen đã bên nhau 16 năm và có một con gái hai tuổi.
“Chúng tôi đã sống bên nhau cả tuổi trẻ, trưởng thành cùng nhau và trở thành cha mẹ của cô con gái thân yêu. Cảm ơn anh vì đã ở bên cạnh em”, nữ thủ tướng 34 tuổi viết trên Instagram.
Thủ tướng Phần Lan Marin và chồng mới cưới Raikkonen. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Bà Marin, một thành viên của đảng Dân chủ Xã hội và là một nhà vận động về môi trường, trở thành thủ tướng Phần Lan hồi tháng 12/2019. Khi đó, bà là nguyên thủ trẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau, danh hiệu này thuộc về Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, người tháng này mới tròn 34 tuổi.
Hôm 15/7, nữ Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng tổ chức hôn lễ sau nhiều lần trì hoãn do bầu cử, đại dịch Covid-19 và trùng với một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu.
Tình hình dịch bệnh tại Phần Lan đã được kiểm soát với chỉ vài ca nhiễm mới hàng ngày. Nước này hiện ghi nhận hơn 7.400 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 320 ca tử vong.
Phát 14 triệu đồng/người/tháng cho dân ở Phần Lan: Điều rút ra sau 2 năm
Thử nghiệm cung cấp thu nhập cơ bản hàng tháng cho 2.000 người ở Phần Lan, kéo dài trong 2 năm, mới đây đã có kết quả.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin.
Theo Daily Mail, trong thử nghiệm, 2.000 người được chọn ngẫu nhiên, được cấp 560 euro (khoảng 14 triệu đồng) đều đặn mỗi tháng. Các chuyên gia sau đó đánh giá xem cách thức hỗ trợ mới có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống hay không.
"Những người tham gia tỏ ra hài lòng với cuộc sống hơn, giảm thiểu những căng thẳng, sự buồn bã, lo âu hay cảm thấy cô đơn", các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia thử nghiệm không tạo ra năng suất lao động cao hơn so với trước khi được hưởng thu nhập cơ bản. Do đó, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin không quyết định áp dụng phương pháp này trên quy mô toàn dân.
Phương pháp trên ban đầu được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề nghèo đói, sự bất bình đẳng và giúp mọi người chống lại mối đe dọa của sự mất việc. Đây còn được xem như một phương pháp đơn giản hóa hệ thống thanh toán phúc lợi phức tạp.
Những người ủng hộ mô hình cấp tiền lương cơ bản, cho rằng người dân sẽ sẵn sàng đi làm nhiều hơn, bao gồm cả những công việc bán thời gian vì luôn nhận được một khoản lợi ích nhất định. Còn theo phương pháp truyền thống, Phần Lan chỉ trợ cấp tiền cho người thất nghiệp và khoản tiền này sẽ chấm dứt ngay khi người lao động có việc làm.
Kari Hmlinen, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế ở Phần Lan, nói phương pháp trên không hiệu quả vì vấn đề "tìm việc làm không hoàn toàn liên quan đến tài chính, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác".
Trong khi đó, việc cấp tiền hàng tháng cho toàn bộ người dân sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho chính phủ và "không thể duy trì được", ông Kari nói.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris, từng tuyên bố rằng chương trình thu nhập cơ bản ở Phần Lan sẽ không tạo ra hiệu quả kinh tế và thậm chí còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do không giải quyết được vấn đề như sự lười biếng và trì trệ.
Các thử nghiệm tương tự từng diễn ra ở Kenya, Canada, Ấn Độ, Mỹ, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến vấn đề cấp thu nhập cơ bản cho người dân một lần nữa lại được đề cập đến. Những người ủng hộ cho rằng người dân có xu hướng tuân thủ các chỉ dẫn về y tế công cộng khi được đảm bảo thu nhập.
Mỹ hiện đang cấp 1.200 USD mỗi tháng cho toàn bộ người dân vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, miễn là những người này có giấy tờ hợp pháp và có thu nhập trong năm dưới 99.000 USD.
Những nữ lãnh đạo 'thép' trong cuộc chiến chống Covid-19 Đài Loan, Đức và New Zealand, ba nơi được ca ngợi về cách ứng phó chủ động với đại dịch, có một điểm chung là đều do phụ nữ lãnh đạo. Tại Đài Loan, những biện pháp can thiệp sớm đã giúp hòn đảo kiểm soát thành công Covid-19, đến mức Đài Loan hiện đã chuyển sang xuất khẩu hàng triệu khẩu trang...