Thủ tướng phân công nhiệm vụ cho 4 phó thủ tướng
Thủ tướng là người lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Phó thủ tướng Thường trực do ông Phạm Bình Minh đảm nhiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các phó thủ tướng.
Theo nguyên tắc phân công, Thủ tướng là người lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp. Ông cũng trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Thủ tướng phân công các phó thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đặc biệt, Thủ tướng không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, công việc đã phân công cho phó thủ tướng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phân công công tác cho các phó thủ tướng. Đồ họa: Hà My.
Các phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công, thay mặt Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt về nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, phó thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm; chuẩn bị nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.
Phó thủ tướng cũng có thể ký thay Thủ tướng văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng hoặc văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực công tác, công việc được Thủ tướng phân công.
Khi Thủ tướng vắng mặt có thể ủy nhiệm phó thủ tướng thường trực hoặc một phó thủ tướng khác thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Theo phân công nhiệm vụ, Thủ tướng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Video đang HOT
Ông là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác gồm: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; ông tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.
Thủ tướng sẽ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với vai trò người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng sẽ làm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thường Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, ủy ban quốc gia và trưởng các Ban Chỉ đạo khác.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm nhiệm vụ Phó thủ tướng thường trực. Ông sẽ thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vổn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tô chức phi Chính phủ nước ngoài.
Các lĩnh vực hội nhập quốc tế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam… cũng do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách.
Lĩnh vực của ông còn có bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đặc xá; phối hợp công tác giữa Chính phủ với TAND tối cao và VKSND tối cao.
Ông Minh sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
Lĩnh vực chi ngân sách Nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự trữ ngoại hối và các quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ cũng do ông Khái phụ trách.
Ngoài ra, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển các loại hình doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng là lĩnh vực do Phó thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách.
Ông Khái sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.
Toàn cảnh một phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: VGP.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao và y tế, dân số, gia đình và trẻ em.
Ông Đam sẽ thay mặt Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành là người thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và lĩnh vực công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn… cũng do Phó thủ tướng Lê Văn Thành phụ trách.
Ông thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trườn g .
Thủ tướng triệu tập họp với 27 tỉnh, thành đang "nóng" dịch Covid-19
TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có diễn biến dịch bệnh rất phức tạp, Thủ tướng yêu cầu xác định giải pháp mới, bổ sung quy định để thực hiện nhiệm vụ ưu tiên số một là chặn dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phía Nam (Ảnh: VGP).
Sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau về công tác phòng chống dịch bệnh.
Cùng dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành và lãnh đạo các Bộ, cơ quan. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố dự hội nghị tại các điểm cầu địa phương.
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các tỉnh khu vực phía Nam, nhất là TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có diễn biến dịch bệnh rất phức tạp.
Yêu cầu đánh giá sát tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay, dự báo tình hình sắp tới, những việc cần rút kinh nghiệm, Thủ tướng yêu cầu xác định những nhiệm vụ, giải pháp, bổ sung các quy định, quy chế, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm, tổ chức thực hiện hiệu quả, bảo đảm các điều kiện, phối hợp giữa các lực lượng, các địa phương nhịp nhàng, hiệu quả, tránh trùng lặp, tránh bỏ sót.
"Tinh thần là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân là trên hết, trước hết, các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số một cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép thì phải tổ chức sản xuất thật tốt để thực hiện mục tiêu kép" - Thủ tướng giao nhiệm vụ.
TPHCM sẽ tiếp tục có số ca bệnh mới ở mức cao
Bộ trưởng Y tế báo cáo về diễn biến dịch bệnh tại hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 34.582 ca bệnh, trong đó có 33.909 ca trong nước (98%), 7.547 người đã khỏi bệnh (22%), 100 ca tử vong.
Trong tuần, cả nước ghi nhận thêm 8.187 ca mắc mới tại 34 tỉnh, thành phố. Các tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước là TPHCM (tăng 6.338 ca), Bình Dương (458 ca), Tiền Giang (280 ca), Đồng Nai (222 ca), Đồng Tháp (161 ca), Long An (129 ca), Khánh Hòa (117 ca), Vĩnh Long (114 ca).
Nhận định tình hình, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dịch bệnh hiện vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh đã ghi nhận có tại 58/63 tỉnh, thành phố.
TPHCM và một số tỉnh miền Nam đang có diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục gia tăng. Theo Bộ trưởng, do dịch bệnh đã lây lan rộng trên địa bàn, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người nên trong vài ngày tới, tại TPHCM sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
Các tỉnh, thành phố khác tiếp giáp với TPHCM và các địa phương thuộc khu vực phía Nam (Bình Dương, Long An, Đồng Nai...) cũng tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới.
Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc (từ tỉnh Phú Yên trở ra) số ca mắc mới trong tuần hầu hết giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cần thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát, theo dõi và khai báo y tế.
Từ diễn biến thực tế, Bộ đã ban hành hướng dẫn giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19, trong đó giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1 và người nhập cảnh; hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho đối tượng F1.
Nhằm giảm tình trạng quá tải cho các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19 tại một số địa phương có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao (TPHCM, Bình Dương...), Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về quản lý điều trị ca bệnh (F0), trong đó rút ngắn thời gian điều trị tại cơ sở y tế đối với người bệnh không có triệu chứng, ca bệnh phát hiện tại cộng đồng không có triệu chứng lâm sàng, người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện...
Theo thống kê, hiện có 26.935 bệnh nhân đang được điều trị.
Thủ tướng: Cần có phương án phòng, chống dịch trong mọi tình huống Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương cần có phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong mọi tình huống, nhất là khi dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp... Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 17/5. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Chiều 17/5, tại Trụ sở Chính phủ,...