Thủ tướng: Omicron đã xâm nhập nên tuyệt đối không chủ quan dịp Tết!
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, biến chủng Omicron đã xâm nhập vào nước ta nên chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong dịp Tết.
Sáng 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá công tác phòng chống dịch từ cuộc họp lần trước của Ban Chỉ đạo; những vấn đề nổi lên cần lãnh đạo, chỉ đạo, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời, định hướng những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu không được chủ qua, lơ là phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: Nhật Bắc).
Mục tiêu là vừa phòng chống, kiểm soát dịch hiệu quả, vừa tổ chức cho nhân dân đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh; vừa thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các giải pháp để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong dịp Tết.
Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa xuân năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục tiêu đến hết tháng 1, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi, trong quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định; tiếp tục nghiên cứu để triển khai các thủ tục và tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Video đang HOT
Thủ tướng nêu rõ, biến chủng Omicron đã xâm nhập vào nước ta, nên chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong dịp Tết; đồng thời chúng ta cũng có cơ sở để tự tin trong công tác phòng chống dịch, với tỷ lệ người dân đã được tiêm vaccine và chúng ta cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn, đúc kết được các phương châm, công thức phòng chống dịch.
Gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp về lộ trình mở cửa trường học; phương án, kế hoạch và lộ trình mở cửa đón khách du lịch an toàn, hiệu quả. Các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã nhấn mạnh phải ưu tiên số một cho nhiệm vụ phòng chống dịch, phòng chống dịch hiệu quả thì mới yên tâm mở cửa trở lại tổng thể nền kinh tế.
Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 166 trường hợp nhiễm biến thể Omicron. Trong đó, TPHCM có 5 trường hợp, Hà Nội có một trường hợp và 160 trường hợp nhập cảnh từ 22 quốc gia trên 49 chuyến bay, qua cửa khẩu đường bộ Mộc Bài – Tây Ninh. Các hành khách đi cùng đã được cách ly, theo dõi, quản lý ngay khi nhập cảnh, sức khỏe ổn định.
So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1%, số tử vong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca tử vong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 3,4%, số ca nặng, nguy kịch giảm 11,6%. So sánh giữa tháng 01/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 01/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron.
Ngư dân vươn khơi hái lộc biển
Những ngày này khi người dân đang tấp nập đi mua sắm, trang trí nhà cửa chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần, hàng trăm ngư dân ở Phú Yên lại rộn ràng vươn khơi khai thác thủy sản trên biển.
Chuyến biển xuyên Tết, ngư dân Phú Yên kỳ vọng sẽ hái được nhiều "lộc biển" mở đầu một mùa vụ khai thác thủy sản may mắn, bội thu.
Các thuyền viên ra tàu chuẩn bị vươn khơi chuyến biển xuyên Tết.
Tại cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa tranh thủ thời tiết nắng ấm các tàu cá liên tục cập cầu cảng, đưa nhu yếu phẩm, nhiên liệu, đá lạnh lên khoang tàu. Tiếng máy xay đá, tiếng cười nói, chúc năm mới của ngư dân khiến cảng cá Đông Tác những ngày cuối năm thêm phần rộn rã.
Ngư dân Phạm Văn Hải, tàu cá 96544TS phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa cho biết, chuyến biển lần này khác với các chuyến biển trước trong năm, ngoài gạo, thịt, rau xanh, chúng tôi chuẩn bị thêm bánh chưng, hạt dưa, bia, mứt để anh em thuyền viên đón Tết trên biển.
Đặc biệt, hoa tươi và lễ vật không thể thiếu để chủ tàu làm lễ cúng trong đêm giao thừa. Chuyến trước, tàu của chúng tôi trúng đậm cá ngừ đại dương, do vậy anh em bạn tàu rất vui, hào hứng vươn khơi. Tôi mong rằng chuyến biển này tàu câu sẽ thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, anh em câu được nhiều lộc biển.
Ngư dân Hồ Ngọc Vinh, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa Anh chia sẻ, trung bình một năm tôi sẽ đi 8 chuyến biển, mỗi chuyến trên 20 ngày, do vậy thời gian ở trên biển nhiều hơn ở nhà. Vậy nên, giờ đây đối với tôi tàu là nhà, bạn tàu là người thân, ngư trường là quê hương nên đón Tết ở trên biển cũng ấm áp đầy tình thương yêu như ở nhà.
"Đi biển những ngày Tết không chỉ đánh bắt được cá, chúng tôi cũng rất tự hào vì mình được hiện diện trên biển giữa thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, bảo vệ giữ gìn biển đảo quê hương". Anh Vinh cho biết thêm.
Đang thay mới cờ Tổ quốc trên khoang tàu, kiểm tra lại máy móc các vật dụng sinh hoạt lần cuối trước khi vươn khơi. Thuyền trưởng tàu 96281TS Lê Văn Tánh, phường Phú Đông chia sẻ, năm 2021 ảnh hưởng của dịch COVID nghề khai thác thủy sản của ngư dân cũng gặp nhiều khó khăn, đánh bắt thua lỗ, nhiều thời điểm không tìm đủ bạn thuyền để vươn khơi.
"Chuyến biển này tôi mong rằng sẽ đánh bắt được nhiều cá, tôm để anh em thuyền viên có thêm thu nhập. Sản xuất trên biển nhưng chúng tôi cũng sẽ nghỉ ngơi đón giao thừa. Đêm 30 Tết những thuyền câu khai thác cùng ngư trường sẽ cùng hẹn nhau neo tàu tại một điểm các thuyền viên sẽ được nghỉ ngơi để cùng nhau đón giao thừa, nghe chúc Tết để các ngư dân vơi đi nỗi nhớ nhà", ông Tánh chia sẻ.
Theo các ngư dân, sỡ dĩ họ vươn xuyên Tết trên biển vì đây là thời gian biển ấm sau những ngày sóng gió, cá ngừ đại dương di chuyển bắt mồi, việc câu cá ngừ sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn những chuyến biển khác trong năm. Bên cạnh đó, tàu về trong dịp đầu năm mới sẽ bán được giá hơn, ngư dân có tiền trang trải cuộc sống gia đình, lo cho con cái học hành.
Mỗi chuyến biển trên 20 ngày ngư dân có thể có thu nhập từ 10-12 triệu đồng nếu gặp nhiều cá. Trước khi rẽ sóng vươn khơi, các chủ tàu cá ở Phú Yên sẽ nhổ neo đưa tàu cá hướng về cửa biển, những lá cờ Tổ quốc cũ sẽ được thay mới, ngư dân cũng chuẩn bị mâm lễ thực hiện cúng biển. Bởi ngư dân vùng biển tin rằng nếu được cô bác thương, chuyến biển sẽ gặp nhiều may mắn, các thuyền viên trên tàu đều khỏe mạnh, năm mới sẽ khai thác được nhiều cá, tôm.
Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên Đào Quang Minh, cho biết, Phú Yên có đội tàu hơn 4.000 chiếc, trong đó số tàu đăng ký khai thác trên biển xuyên Tết có 185 tàu với hơn 900 ngư dân, phần lớn là tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân thành phố Tuy Hòa.
Vụ khai thác thủy sản năm 2021, sản lượng cá ngừ đại dương ngư dân Phú Yên câu đạt hơn 3.000 tấn. Đặc biệt, chuyến biển cuối năm nhiều tàu câu ở Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương và bán được với giá cao 145.000 đồng/kg.
Trước khi xuất cảng, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghiệp đoàn nghề cá tỉnh đã tặng quà, động viên Tổ đoàn kết, ngư dân vươn khơi bám biển, chấp hành tốt việc khai thác thủy sản an toàn trên biển, không xâm phạm vùng biển nước ngoài.
Các chính sách của Chính phủ hỗ trợ ngư dân khai thác vùng khơi cũng được tỉnh thực hiện đầy đủ, giúp ngư dân vơi bớt khó khăn. Do vậy, ngư dân đều rất phấn khởi vươn khơi hái lộc biển những ngày đầu năm mới.
Nỗi lo thất thu vụ mai Tết Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Thế nhưng đến nay, người trồng mai Tết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại đang đối mặt với một năm thất thu, khi mà đến thời điểm này rất ít khách đặt hàng. Vườn mai của vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Hairi, khu phố Hải Hòa, thị trấn...