Thủ tướng Nhật thăm Úc, tăng cường hợp tác quốc phòng đối phó Trung Quốc
Hợp tác quốc phòng thân thiết hơn sẽ là chủ đề trọng tâm khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm Úc trong tuần này. Các nhà phân tích cho hay hai nước cũng sẽ tăng cường quan hệ thương mại đang phát triển giữa hai nước.
Thủ tướng Úc tới thăm Nhật Bản hồi tháng 4.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật tới Úc kể từ năm 2002 và nó diễn ra chỉ ít ngày sau khi ông Abe tuyên bố rằng lực lượng phòng vệ Nhật có quyền tham gia chiến đấu để bảo vệ các đồng minh, một động thái được Canberra ủng hộ nhưng bị Trung Quốc chỉ trích là tư tưởng bành trướng.
Về phía Úc, kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Tony Abbott đã tìm kiếm sự ủng hộ của Nhật về các vấn đề an ninh và thương mại, miêu tả mối quan hệ giữa hai nước là “đặc biệt”, trong bối cảnh châu Á phải đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.
Cùng lúc đó, lập trường hòa bình từ lâu của Nhật đã thay đổi dưới thời ông Abe. Tokyo cũng tăng cường quan hệ với Úc giữa lúc các căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vì các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
Video đang HOT
“Tôi mông muốn xây dựng một thời đại mới cho quan hệ Nhật- Úc”, Thủ tướng Abe nói tại sân bay Haneda ở Tokyo trước khi lên đường thăm Úc vào hôm qua 6/7.
Trong chuyến thăm của ông Abe từ 7-10/7, Nhật và Úc – đều là các đồng minh then chốt của Mỹ – dự kiến sẽ công bố các cuộc gặp thường niên giữa giới lãnh đạo hai nước, trong khi vấn đề an ninh, vốn được đưa ra trong chuyến thăm Tokyo của ông Abbott hồi tháng 4, sẽ tiếp tục được thảo luận. Hai nước dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận tàu ngầm, cho phép Úc tiếp cận các công nghệ quân sự bí mật của Nhật.
Ông Abe dự kiến cũng sẽ tham dự một cuộc gặp của ủy ban an ninh quốc gia Úc và có bài phát biểu tại quốc hội, bài phát biểu đầu tiên của một thủ tướng Nhật trước quốc hội Úc.
Mặc dù các vấn đề quốc phòng dự kiến sẽ giữ vai trò hàng đầu, nhưng quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai nước dự kiến cũng nằm trong chương trình nghị sự khi hai nhà lãnh đạo ký kết một thỏa thuận thương mại song phương được chờ đợi từ lâu.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Bắc Kinh thẳng thừng từ chối đề nghị của Thủ tướng Nhật
Bắc Kinh và Seoul ngày 6/12 đã phản ứng lạnh nhạt với lời đề nghị trước đó của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thủ tướng Nhật Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni sáng 26/12.
"Ông Abe liên tục cho rằng ông nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng những gì ông nói là giả tạo. Chính là ông ấy đã đóng cánh cửa đối thoại", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết vào ngày 6/1.
Cùng ngày Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đổ lỗi cho Nhật làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước.
Sau chuyến thăm một ngôi đền ở thành phố Ise, miền trung Nhật, trong dịp năm mới, Thủ tướng Abe tại một cuộc họp báo sau đó đã bày tỏ hi vọng có các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc để "giải thích trực tiếp mục đích chuyến viếng thăm của tôi tới đền Yasukuni với họ, bằng sự chân thành nhất".
"Tìm kiếm đối thoại với Trung Quốc và Hàn Quốc là điều đặc biệt quan trọng cho hòa bình và an ninh khu vực này", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc cho rằng ông Abe đã nói và hành động không nhất quán. Giới phân tích Trung Quốc cho rằng chuyến thăm đền Yasukuni ngày 26/12 vừa qua, nơi tưởng niệm cả 14 tội phạm chiến tranh trong Thế chiến II, đã đẩy căng thẳng khu vực lên một nấc mới.
Qu Xing, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã gửi thông điệp rõ ràng tới ông Abe. "Thông điệp đã rõ ràng và đủ mạnh mẽ. Bắc Kinh đã loại bỏ khả năng họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước trong tương lai gần. Sự giả tạo của ông Abe đã bị lật tẩy và Bắc Kinh vô cùng nghiêm túc trong vấn đề này", ông nói.
Yang Bojiang, phó giám đốc Viện nghiên cứu Nhật Bản, thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng ông Abe đang cố gắng lôi kéo truyền thông Nhật và quốc tế bằng cách "đá quả bóng trở lại Trung Quốc và Hàn Quốc".
Vào ngày hôm qua, ông Abe đã tuyên bố quyết tâm vận động sự ủng hộ của công chúng để xem xét lại hiến pháp hòa bình của Nhật. Cũng ngày hôm qua, đài NHK của Nhật xác nhận liên minh cầm quyền sẽ soạn bản thảo chỉnh sửa luật vào cuối tháng 1, tạo tiền đề cho việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc xem xét lại hiến pháp.
Tuy nhiên, Sun Cheng, giáo sư nghiên cứu Nhật tại Đại học Khoa học chính trị và Luật Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho rằng Nhật có cảm giác lẫn lộn về Trung Quốc và sự phụ thuộc về kinh tế sâu sắc giữa hai nước không thể giúp Tokyo thắng Bắc Kinh trong vấn đề an ninh. "An ninh và chính sách ngoại giao thay đổi của Tokyo sẽ mang đến thêm sự phức tạp và bất ổn cho mối quan hệ giữa Trung, Nhật, và Mỹ", ông nhận định.
Theo Dantri
Nhật Bản tái vũ trang: 'Điềm' lành hay gở? Thực ra thủ tướng Nhật Bản Abe đã tranh thủ được các điều kiện mới của thế giới và khu vực để cụ thể hóa chính sách tái vũ trang của mình. Diễn biến mới nhất tại Nhật Bản khi thủ tướng Abe áp dụng "cách diễn giải mới" với Hiến pháp Nhật Bản là tâm điểm chú ý của cả thế giới,...