Thủ tướng Nhật muốn thúc đẩy hiệp định thương mại mới lớn hơn cả RCEP
Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga hôm 20/11 tại APEC kêu gọi thực hiện một khung thương mại tự do lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Suga cho biết Nhật Bản muốn thực hiện thỏa thuận Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương, hay FTAAP, đã được đề xuất trước đó. Ông nói việc này có thể được thực hiện “thông qua việc ký hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP), thực hiện và mở rộng thành công hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP”.
Nhật Bản cùng 14 nước châu Á – Thái Bình Dương ký kết RCEP hôm 15/11. Năm 2021, nước này dự định dẫn đầu các cuộc đối thoại về việc mở rộng TPP 11, hay CPTPP, ký năm 2018. Vương Quốc Anh được cho là có thể trở thành thành viên tiếp theo của hiệp định này, đặc biệt sau khi họ thiết lập thỏa thuận song phương với Nhật Bản.
FTAAP, trong khi đó, sẽ là tầm nhìn kết nối 21 nền kinh tế thành viên APEC lại với nhau.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Ông Suga kêu gọi “các quy tắc tự do và công bằng trong nền kinh tế quốc tế, trong bối cảnh xu hướng đóng cửa xuất hiện và suy thoái kinh tế toàn cầu” do COVID-19.
Trong phát biểu sau Suga, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng nói về việc “tiếp tục xây dựng” CPTPP sau khi ký kết RCEP. Bà nói: “Chúng ta không được lặp lại những sai lầm của lịch sử bằng cách rút lui về chủ nghĩa bảo hộ. APEC phải tiếp tục cam kết giữ cho thị trường mở và thương mại lưu thông”.
Các bài phát biểu là một phần của sự kiện Đối thoại CEO APEC. Trong ngày đầu tiên, một số nhà lãnh đạo bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi thúc đẩy thương mại và tránh sự thúc đẩy của chủ nghĩa bảo hộ.
Một vị trí phát biểu được dự kiến dành cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng ông đã không tham gia.
Một câu hỏi đặt ra tại APEC là liệu các nhà lãnh đạo có thực sự đạt được đồng thuận về những mục tiêu và đưa ra một thông cáo chung hay không. Tại cuộc gặp cuối cùng ở Papua New Guinea vào năm 2018 (sự kiện năm 2019 đã bị hủy bỏ do tình hình bất ổn ở nước chủ nhà Chile) – các nhà lãnh đạo đã không thống nhất được một tuyên bố chung, được cho là do cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại.
Các khung thỏa thuận thương mại lớn ở châu Á – Thái Bình Dương.
Rạn nứt đó vẫn chưa được hàn gắn hoàn toàn và các nước APEC khác có những bất đồng riêng với Trung Quốc trong năm nay. Quan hệ của Australia với Bắc Kinh nhanh chóng xấu đi với các áp lực thương mại, trong khi đó Canada mâu thuẫn với Trung Quốc về vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei để dẫn độ sang Mỹ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thẳng thừng nói trong bài phát biểu: “Chúng ta cần làm việc cùng nhau như một thế giới, để chứng tỏ rằng việc Trung Quốc tiếp tục dùng sức nặng của mình để làm theo ý mình không chỉ không vì lợi ích của thế giới mà còn thực sự không có lợi cho Trung Quốc”.
Việt Nam trao huân chương cho cố vấn Thủ tướng Nhật
Thứ trưởng Lê Hoài Trung trao Huân chương Hữu nghị cho ông Iijima, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật, vì đóng góp cho quan hệ Việt - Nhật.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cho ông Isao Iijima, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản, trong buổi lễ tại trụ sở Bộ Ngoại giao chiều nay, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết đây là sự ghi nhận xứng đáng của Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam với tình cảm cũng như đóng góp của ông Iijima với quan hệ Việt - Nhật.
Cố vấn Iijima (trái) và Thứ trưởng Lê Hoài Trung trong lễ trao huân chương chiều 19/10. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định cố vấn Iijima đã tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao đến hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, giao lưu địa phương và hợp tác văn hóa, bày tỏ tin tưởng ông sẽ tiếp tục đóng góp vì sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Cố vấn Iijima bày tỏ xúc động khi được nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam, chia sẻ về tình cảm đặc biệt và những kỷ niệm với Việt Nam với tư cách Cố vấn đặc biệt của các Thủ tướng Nhật Bản trong hơn 10 năm qua. Ông cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc hai Thủ tướng gần đây của Nhật đều chọn Việt Nam để đi thăm đầu tiên, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam và quan hệ hai nước.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội sáng nay.
Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Suga. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Nhật đang phát triển tốt đẹp, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Thủ tướng Suga nói rằng ông rất vui được đến thăm Việt Nam, nước Chủ tịch ASEAN, đóng vai trò trọng yếu khi Nhật Bản thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trợ lý Ngoại trưởng Yoshida Tomoyuki, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật, cho biết sự thể hiện của Chủ tịch ASEAN và tầm nhìn tương đồng là lý do ông Suga chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến Hà Nội Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến sân bay Nội Bài, Hà Nội chiều 18/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 18-20/10. Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10. Việt Nam là điểm đến nước ngoài đầu...