Thủ tướng Nhật bị cả thế giới đọc sai tên trong hơn một thập kỷ
Tại Nhật Bản hay một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, tên người thường được sắp xếp theo thứ tự: Họ trước, tên sau.
Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông phương Tây, tên của người Nhật bị viết ngược suốt một thời gian dài, CNN đưa tin hôm 22/5. Cụ thể, khi viết sang tiếng Anh, tên người Nhật bị để theo thứ tự: Tên trước, họ sau.
Thực tế này được chấp nhận dưới thời Minh Trị như một phần của nỗ lực quốc tế hóa và đã thành tiêu chuẩn trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi Thái tử Naruhito đăng cơ ngôi vị thiên hoàng thứ 126 và bắt đầu thời kỳ Lệnh Hòa, chính phủ Nhật Bản quyết định thay đổi cách gọi tên kiểu Tây này.
Phát biểu trước báo giới hôm 21/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho biết chính phủ Nhật hy vọng thế giới sẽ viết và đọc đúng tên của Thủ tướng nước này, Abe Shinzo thay vì Shinzo Abe.
“Tôi đang lên kế hoạch đưa ra yêu cầu này với truyền thông quốc tế và các kênh truyền thông tiếng Anh của Nhật Bản”, ông Kono cho biết.
Ngoại trưởng Nhật Bản nhắc lại một báo cáo được đưa ra cách đây gần 20 năm bởi Hội đồng Ngôn ngữ Quốc gia kêu gọi áp dụng cách gọi tên của Nhật Bản khi chuyển ngữ sang tiếng Anh. Tuy nhiên, báo cáo này không được chấp nhận khi người dân Nhật Bản và cộng đồng quốc tế vẫn sử dụng cách gọi cũ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay cả khi cách gọi mới được truyền thông áp dụng, không có gì đảm bảo mọi người sẽ hiểu đúng ý nghĩa của tên gọi.
Hiện tại, hướng dẫn văn phong của tờ AP vẫn viết tên Thủ tướng Nhật Bản là Shinzo Abe.
Cuốn cẩm nang Chicago Manual of Style của Mỹ cho rằng, một tên gọi được tây hóa đồng nghĩa với tác giả sử dụng cách sắp xếp theo tiếng Anh (Tên trước, họ sau).
Theo Danviet
Hàn Quốc nói vụ phóng vũ khí của Triều Tiên vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều
Hàn Quốc cho rằng vụ phóng vũ khí mới đây của Triều Tiên vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều được 2 bên ký kết năm 2018.
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành vi làm gia tăng căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên và tham gia vào nỗ lực nối lại đàm phán hạt nhân. Seoul cũng cho biết đang cùng Mỹ phân tích chi tiết về vụ phóng vũ khí mới đây của Bình Nhưỡng.
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp khẩn giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc Cơ quan tình báo và một số quan chức khác sau vụ phóng vũ khí của Triều Tiên sáng 4/5.
Hàn Quốc cáo buộc vụ phóng vũ khí mới của Triều Tiên vi phạm thỏa thuận quân sự liên Triều Tiên được 2 bên ký kết vào năm 2018. (Ảnh: ABC News)
Sáng 4/5, Triều Tiên phóng một số vật thể bay không xác định với tầm bay vào khoảng 70-200 km từ khu vực gần thành phố Wonsan hướng về phía biển Nhật Bản nhưng không rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JSC) ban đầu nói rằng Triều Tiên phóng nhiều "tên lửa" tầm ngắn nhưng sau đó cải chính là "vật thể bay" tầm ngắn.
Ngay trong sáng 4/5, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc điện đàm về động thái mới nhất của Bình Nhưỡng.
Trong cuộc điện đàm, 2 Ngoại trưởng cho rằng cần khẩn trương phân tích thêm về vụ phóng, đồng thời thận trọng đối phó, duy trì trao đổi thông tin trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo.
"Về vụ phóng hôm nay, hai bên đã đồng ý xử lý một cách thận trọng và giữ liên lạc trong khi tiếp tục phân tích bổ sung", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tin nhắn văn bản gửi cho các phóng viên.
Ông Lee Do-hoon, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh bán đảo Triều Tiên, và ông Stephen Biegun, đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên, cũng đã có cuộc trao đổi qua điện thoại. Ông Biegun sẽ đến Seoul vào ngày 6-7/5 tới sau hai ngày làm việc với các nhà ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo, thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ngoại trưởng Kang cũng có cuộc trao đổi qua điện thoại với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono về động thái của Bình Nhưỡng, cam kết sẽ phản ứng "một cách thận trọng" với diễn biến mới này và tiếp tục liên lạc.
Theo các chuyên gia, đợt thử vũ khí mới đây của Bình Nhưỡng cho thấy quốc gia Đông Bắc Á vẫn chưa hết bất mãn với thái độ của Mỹ trong và sau hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội.
Triều Tiên đang muốn gây áp lực lên Mỹ, thúc giục Washington có những bước đi cần thiết trong bối cảnh đàm phán hạt nhân đang lâm vào thế bế tắc.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng chỉ đang định dùng "đòn gió" với Mỹ và chưa có ý định cắt đứt hoàn toàn đối thoại với Washington bởi nếu không họ đã phóng tên lửa đạn đạo thay vì các vật thể bay tầm ngắn vốn không bị coi là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.
Thỏa thuận quân sự toàn diện được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh lần 3 giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 9/2018, kêu gọi một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí theo một kế hoạch rộng lớn hơn nhằm ngăn chặn mọi hành vi thù địch giữa 2 miền Triều Tiên.
(Nguồn: AP, Yonhap)
SONG HY - PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhật Bản phản đối Nga triển khai máy bay không người lái tới vùng đảo tranh chấp Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản ngày 9/4 đã lên tiếng phản đối việc Nga triển khai máy bay không người thế hệ mới tới quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moskva gọi là Nam Kurils. Đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Kunashiri, trong khi...