Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khai khóa ĐH Quốc gia TPHCM
Sáng 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự lễ khai khóa 2012 và lễ khánh thành ký túc xá sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM.
Sau 17 năm xây dựng và phát triển, ĐH Quốc gia TPHCM đã có bước tiến bộ và đạt được những thành tích đáng kể, trở thành một trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực đạt chất lượng cao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai khóa 2012 ĐH Quốc gia TPHCM sáng 21/10.
Đội ngũ cán bộ giảng viên, công nhân viên phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng với hơn 5.300 người, trong đó trong đó có nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Hàng năm trường đào tạo được khoảng 1 vạn kỹ sư, cử nhân, hơn 1.500 thạc sĩ với chất lượng ngày càng cao. Đến nay, ĐH Quốc gia TPHCM đã cơ bản tạo lập được một không gian khu đô thị đại học trên diện tích gần 600 ha, với nhiều tòa nhà làm việc, khu học tập, thư viện trung tâm, các phòng thí nghiệm hiện đại, thu hút trên 3 vạn sinh viên, gần 1 nghìn cán bộ, giảng viên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích xuất sắc mà các thế hệ thầy và trò tập thể ĐH Quốc gia TPHCM đã giành được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.
Video đang HOT
ĐH Quốc gia TPHCM với trọng trách là một trung tâm đại học lớn trong hệ thống giáo dục đại học cả nước, Thủ tướng yêu cầu ĐH này phải nỗ lực phấn đấu phát triển nhanh hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, như định hướng chiến lược của Đảng và Chính phủ đi đầu trong việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân tập trung cao nhất cho nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, sớm đưa ĐH Quốc gia TPHCM đạt được trình độ quốc tế ở nhiều lĩnh vực hoạt động.
Thủ tướng yêu cầu ĐH Quốc gia TPHCM tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh chất lượng đào tạo.
Thủ tướng nêu cụ thể một số nhiệm vụ trọng tâm mà trường cần tập trung làm tốt như đào tạo chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Tăng cường công tác hợp tác và liên kết đào tạo quốc tế. Đồng thời phải nắm chắc tinh thần trung tâm của giáo dục đào tạo là sinh viên, phải tạo điều kiện và tạo ra cách tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên phải chú trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng, hoài bão cho học sinh, sinh viên. Cùng với việc giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, cần quan tâm đến giáo dục chính trị và phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Thủ tướng cắt băng khánh thành ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, một trong những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học sinh, sinh viên là bộ phận ưu tú của thanh niên, luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo tạo điều kiện để học sinh, sinh viên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, sáng tạo vươn lên và công hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng trong sáng 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự lễ khánh thành ký túc xá sinh viên ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ký túc xá có tổng mức đầu tư lên đến trên 3.500 tỷ đồng, dựán đáp ứng chỗ ở và sinh hoạt cho khoảng 60.000 sinh viên học tập tại ĐH Quốc gia và các trường thuộc khu vực Đông-Bắc thành phố. Dự án sẽ được hoàn thành trong năm 2013.
Hoài Nam
Theo dân trí
Từ chối thủ khoa, tuyển sinh viên loại khá
Một số sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xin ở lại nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn của mình lại bị trường từ chối. Trong khi đó, trường giữ lại sinh viên tốt nghiệp loại khá.
Năm 2010, Lê Ngọc Hà Thu tốt nghiệp thủ khoa ngành hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) với điểm trung bình học tập 8,43. Khóa luận tốt nghiệp của thủ khoa này cũng được đăng trên tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ của ĐH Quốc gia TP.HCM. Hà Thu nhiều lần bày tỏ được ở lại bộ môn hóa học hữu cơ làm việc, nghiên cứu nhưng không được khoa đồng ý.
Sau đó, Hà Thu được trường bố trí làm việc ở khoa khoa học vật liệu của trường. "Hóa học hữu cơ là chuyên môn, sở trường của tôi. Chuyển qua khoa học vật liệu có nhiều cái bỡ ngỡ, buộc tôi phải học lại từ đầu" - Thu chia sẻ. Tương tự, tháng 6/2012, SV Lý Thị Minh Tâm tốt nghiệp thủ khoa ngành hóa học (điểm số 8,62). Nguyện vọng ở lại bộ môn hóa học hữu cơ của Tâm cũng không được khoa đồng ý. Cùng thời gian đó, bộ môn hóa học hữu cơ giữ một SV loại khá ở lại làm việc tại bộ môn.
Tân cử nhân Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) tốt nghiệp năm 2010. Trong số này, nhiều sinh viên giỏi đã được giữ lại trường. (Ảnh: Như Hùng)
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Lê Quan - trưởng khoa hóa học - cho biết hiện khoa có năm bộ môn, ba phòng thí nghiệm với tổng cộng khoảng 80 cán bộ, nhân viên. "Chúng tôi cố gắng cân đối mỗi bộ môn từ 15-16 cán bộ để đảm bảo việc giảng dạy, nghiên cứu. Hai bộ môn đông cán bộ nhất ở khoa hiện nay là hóa hữu cơ và hóa lý. Trong khi đó, những bộ môn khác như hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa polimer chỉ có 10 cán bộ. Chương trình giảng dạy không thay đổi, SV không tăng mà giữ các em lại, không bố trí được giờ giảng cũng tội cho các em. Do đó, chúng tôi hạn chế tuyển người ở bộ môn đã đông cán bộ".
Còn về việc không tuyển thủ khoa nhưng tuyển SV loại khá được TS Quan lý giải: "Bộ môn hóa học hữu cơ có bốn nhóm nghiên cứu. Có nhóm quá đông SV giỏi ở lại nhưng cũng có nhóm không có SV giỏi nào. Từ thực tế đó, giáo sư của nhóm không có SV giỏi đề xuất tuyển SV loại khá của nhóm mình và khoa đồng ý".
Ông Trần Phong Dũng - trưởng phòng tổ chức hành chính nhà trường - cho biết chủ trương của trường là tuyển những SV tốt nghiệp loại giỏi ở lại trường. Tuy nhiên theo ông Dũng, những năm trước giữ SV giỏi ở lại trường dễ hơn vì bộ phận nào cũng thiếu. Dần dần số SV tốt nghiệp loại giỏi tập trung về một phía đông lên. Do đó, trường không tuyển dụng ở bộ phận đã đủ người nhưng vẫn giữ lại để bố trí ở bộ phận khác. "Giữ lại trường nhưng có thể phân công không vừa ý vì chỗ SV có nguyện vọng đã đủ người rồi. Chẳng hạn trường hợp của Hà Thu, phải chuyển em qua khoa học vật liệu vì hóa hữu cơ đông quá. Trường hợp Minh Tâm cũng vậy, trường đang xem xét bố trí nơi phù hợp cho em" - ông Dũng nói.
Theo Hà Bình
Tuổi Trẻ
Trường bị đình chỉ, phụ huynh lo khâu chuyển trường Sở GD-ĐT TPHCM vừa có quyết định đình chỉ đối với Trường THCS - THPT Khai Trí do có nhiều sai phạm trong hoạt động giáo dục. Trường đình chỉ, các phụ huynh không khỏi lo lắng trong việc chuyển trường cho con. Trường thiếu thốn đủ bề Sáng nay 5/10, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM trực tiếp làm việc với với lãnh...