Thủ tướng: ‘Nếu cứ bài cũ, sách cũ, khó có thể thành công’
TP – Chiều 8/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi nói chuyện tại trường Đại học Hải Phòng về đổi mới giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề chủ động của nhà trường, đào tạo ra những sinh viên có tư duy sáng tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Hải Phòng. Ảnh: Lâm Khánh.
Còn bao cấp thì khó sáng tạo
Thủ tướng biểu dương những cố gắng của đội ngũ thầy cô giáo, các thế hệ sinh viên đã làm nên sự trưởng thành của trường Đại học Hải Phòng thời gian qua. Từ một trường sư phạm, trường đã phát triển nhanh về quy mô với nhiều cấp độ đào tạo.
Theo Thủ tướng, hệ thống đại học của nước ta bên cạnh những tiến bộ vẫn tồn tại những bất cập. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chúng ta phải có định hướng mới trong giáo dục đại học. Chất lượng cả đầu vào và đầu ra, nhất là chất lượng đầu ra phải đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thành phố. Do đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp. “Nếu cứ bài cũ, sách cũ, khó có thể thành công được”-Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần đổi mới quản trị trường đại học. Trước đây làm theo tư duy cũ, chưa gắn chất lượng đầu ra với yêu cầu của xã hội. Trong đổi mới quản trị, cần đẩy mạnh vấn đề tự chủ, trường đại học tự chịu trách nhiệm, tạo động lực cho nhà trường giữ vững và phát triển thương hiệu. Việc thành lập hội đồng nhà trường có vai trò rất quan trọng trong đổi mới quản trị. Chứ không phải trường đại học được giao chỉ tiêu đầu vào cố định còn cái quản trị bên trong không thay đổi. Vẫn còn tính bao cấp đặt ra thì khó có thể năng động sáng tạo trong đào tạo gắn với chất lượng.
Cùng với đó là đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, kiểm định chất lượng đầu ra. Trước đây, chúng ta vẫn tự đánh giá. Chúng ta tự đánh giá, tự khen thì khó có được chất lượng thực. Cái quan trọng nhất là tính chủ động của người học, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì sao sinh viên Việt Nam du học nước ngoài nhiều như vậy? Cái chính là phương pháp, chất lượng đào tạo.
Không có hoài bão không thể thành công
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đổi mới giáo dục cần đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là những trường có thế mạnh. Nghiên cứu làm sao để việc đào tạo gắn liền với thực tế. Phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, mở rộng cơ sở vật chất cần thiết. Các trường đại học cần có sự hợp tác với các trường đại học lớn trên thế giới, nếu không có sự hợp tác thì khó có sự đổi mới về chất lượng.
Để đổi mới, đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học rất quan trọng. Trường cần quan tâm xây dựng đội ngũ thầy cô giáo, cái này rất quan trọng với thương hiệu và thành quả của nhà trường. Do đó, cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên để có được nhiều giảng viên giỏi, nổi tiếng. Thầy cô giáo có vai trò quan trọng trong rèn luyện, đào tạo sinh viên. Chính thầy cô giáo là tấm gương để cho sinh viên chủ động hơn, sáng tạo hơn, nếu vẫn tư duy cũ, sao chép bài vở thì sinh viên khó mà chủ động, sáng tạo được. Tại sao giáo dục ở Mỹ phát triển, vì nó nâng cao sự chủ động sáng tạo của sinh viên, chứ không phải là sự sao chép thụ động.
Sinh viên là trung tâm của nhà trường, môi trường đại học là môi trường tốt để hình thành nên nhân cách của sinh viên sau này. Việc đổi mới giáo dục phải chú trọng đến việc học làm người của sinh viên. Sinh viên phải sống có lý tưởng, có hoài bão, nuôi dưỡng ước mơ, không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất. Người trẻ không có hoài bão không bao giờ thành công. “Mong rằng các em sinh viên tích cực học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, phòng chống tội phạm. Đặc biệt không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo. Kẻ xấu luôn nhắm tới lớp trẻ để kích động. Chúng ta phải làm chủ, không để bị lôi kéo. Tóm lại, chúng ta học chuyên môn học nghề nghiệp để nâng cao trình độ nhưng quan trọng nhất là học làm người”-Thủ tướng nói.
Thủ tướng tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng
Trước đó, trong hai ngày 7 và 8/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 3 của TP Hải Phòng (gồm quận Đồ Sơn, các huyện An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo). Tại các buổi tiếp xúc cử tri, Thủ tướng cho biết, điều ông luôn trăn trở là làm sao để đất nước ta phát triển mạnh hơn nữa. Hơn lúc nào hết, Chính phủ cần phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm đưa đất nước phát triển, giảm đói nghèo, đời sống của người dân được nâng lên…
Thủ tướng cũng thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, gần dân, vì dân, đấu tranh mạnh mẽ với vấn nạn tham nhũng. Thủ tướng khẳng định sẽ cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống bằng các chính sách để 5 năm tới, nước ta đạt được những chỉ tiêu cơ bản của một nước công nghiệp.
Theo TPO
Sách Tiếng Việt 1 - tấm vé tuổi thơ
"Ôi tuổi thơ ngày xưa. Cuốn sách thần thánh đây rồi. Thời gian ơi, xin cho ta một điều ước, hãy một lần ngừng trôi", đó là chia sẻ của cộng đồng mạng khi đọc lại cuốn Tiếng Việt 1.
Sau cuốn Đạo Đức 1, fanpage Sách Đẹp đăng bộ ảnh Tiếng Việt 1. Đây là ảnh chụp toàn bộ cuốn sách Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1 từ năm 1993 đến năm 2000. Quyển sách có kích cỡ 15x20, bìa sách mềm, giấy hơi ngả vàng, được in chủ yếu bằng hai màu cam - xanh.
Tác giả bộ ảnh chia sẻ: " Mấy ai khi nhìn lại cuốn sách Tiếng Việt 1 dưới đây lại không một lần muốn đọc ngấu nghiến. Xi n một lần nữa phát miễn phí những tấm vé 'trở lại tuổi thơ' cho các anh chị và các bạn 8X - 9X đời đầu. Và lại xin 'bòn rút' của mọi người thêm mấy phút để cùng bồi hồi, xao xuyến khi gặp lại cố nhân".
Ngay lập tức, bộ ảnh nhận được gần 3.000 thích (like) và 2000 lượt chia sẻ (share) chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Đồng cảm với tác giả, bạn Huỳnh Thanh Quang nói: "Xem bộ sách mà bao ký ức hiện về, nhớ những đêm đông bên cửa sổ, gió rít mái nhà, mẹ đan len, mình ngồi học thuộc lòng mấy chữ i, a".
Đối với thế hệ 8X, 9X đời đầu, đây là cuốn sách vỡ lòng về tập đọc, đánh vần, ghép chữ. Khác với thế hệ bây giờ học chữ E đầu tiên, ngày đó, học sinh được dạy trước các chữ O, C, A.
Những năm 80 - 90, khi đất nước còn khó khăn, sách vở rất đắt đỏ, cuốn sách Tiếng Việt 1 này có giá 4.500 đồng. Bạn đọc Đặng Hoa bình luận: "Sách hồi đó mắc quá. Nhớ ngày ấy 500 đồng mình ăn sáng tô bún với bịch nước sâm, sách đắt gấp 9 lần bữa ăn sáng. Nghĩ thấy thương ba mẹ, hồi đó nhà ai cũng khó khăn ". Bạn Tâm Nguyễn còn nhớ, trường bạn ở thị xã Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, sách mượn ở thư viện, cuối năm học xong trả lại, chứ không có tiền để mua.
Thời điểm đó, rất ít gia đình nào có cơ hội cho con đi học thêm. Cha mẹ có thời gian mới dạy trước được con vài chữ cái. Học sinh vào lớp 1 mặt chữ còn chưa biết. "Ôi tuổi thơ ngày xưa, nhớ học lớp 1 bài đầu tiên là đánh vần từ 'anh - cây cảnh', tớ đọc ngọng líu ngọng lô toàn thành từ 'ăn - cẳn' thôi ", Facebook Hải Nguyễn nhớ lại. Cậu bạn nói thêm, bây giờ nhà nào cũng cố cho con đi học trước, trẻ vào lớp 1 đã biết hết mặt chữ, nếu không sẽ bị đánh giá là kém chúng bạn.
Thời ấu thơ cách đây gần 2 chục năm, đối với hầu hết thiếu nhi lúc đó, sách giáo khoa là thứ duy nhất được đọc, được sở hữu và cũng được các cô cậu học sinh ưa thích nhất. Bạn Mai Thủy bày tỏ sự xúc động khi xem bộ ảnh: "B ao nhiêu ký ức chợt ùa về. Nhớ lại ngày nào ba dạy tập đánh vần. Mẹ cầm tay nắn nót từng nét chữ. Ôi nhớ lắm tuổi thơ của tôi. Ước gì thời gian có thể quay lại".
Tác giả bộ ảnh, bạn Lê Hải Đoàn, cũng là người mở ra trào lưu "sách cũ", mở đầu bằng cuốn Đạo Đức 1, kể cuốn Đạo Đức đăng cách đây mấy hôm thật không ngờ đã trở thành hiện tượng mạng. Cậu bạn hơi bất ngờ, chưa thể tin độ lan tỏa của cuốn sách lớn đến vậy. Có những anh, chị giờ đã là bố mẹ của các nhóc tì, những cô bác lớn tuổi không học nhưng trước đây đã dùng chính cuốn sách này để kể chuyện cho con, cả những em 9X sau này cũng nhiệt tình hưởng ứng vì "Sách giáo khoa ngày xưa hay thế".
Nói về cảm xúc của mình, Đoàn tâm sự đôi lúc tưởng tượng ra những khung cảnh trong tranh và nghĩ giá như mình có thể sống trong những phong cảnh của bức tranh đó. "Có ai còn nhớ những Cô Mơ, Chị Kha, Dì Na, hay thậm chí những vần đã đọc thành quen miệng A - A - Cái Ca không? ".
Cuốn sách với những hình minh họa đơn sơ, sinh động, rõ ràng nhưng thể hiện sự chăm chút của tác giả. Trang sách trình bày thoáng, đẹp, giúp học sinh dễ đọc, dễ học. Nội dung sách hay và gần gũi, mang lại sự hứng thú cho học sinh. "Hình vẽ thân thương quá, thật ghen tị với tác giả vì sở hữu những quyển sách vô giá này", chú Nguyễn Hữu Trí (sinh năm 1968) cho hay.
Theo Zing
Sách Đạo Đức lớp 1 xưa và nay khác nhau thế nào? Sau khi bộ ảnh về sách giáo khoa Đạo Đức lớp 1 được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều ý kiến nhận xét sách Đạo Đức xưa hay và khác ngày nay quá. Nếu trước đây, học sinh lớp 1 học môn Đạo Đức với cuốn sách giáo khoa (SGK) duy nhất, thì ngày nay, các em được dạy qua Sách bài...