Thủ tướng: ‘Mỗi tỉnh nên có một cụm thi THPT quốc gia’
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, mỗi tỉnh nên có ít nhất một cụm thi, tạo thuận lợi cho địa phương, chứ không chỉ có 38 cụm thi THPT quốc gia như năm 2015.
Trong phiên họp thường kỳ tháng 1 của Chính phủ ngày 29/1, về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt nhất cho học sinh, giảm chi phí, tốn kém nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT sớm công bố kế hoạch thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, tiếp tục thực hiện đổi mới thi cử theo đúng chủ trương của Trung ương và trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho phụ huynh, học sinh, song phải bảo đảm chất lượng, giảm chi phí, ít tốn kém cho Nhà nước và nhân dân.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Video đang HOT
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, mỗi tỉnh nên có ít nhất một cụm thi, tạo thuận lợi cho địa phương, chứ không chỉ có 38 cụm thi quốc gia như năm ngoái.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm từ kỳ thi 2015 để hoàn thiện phương án thi và tuyển sinh đại học, cũng như cách công bố điểm thi.
Chiều cùng ngày, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2016, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, trong phiên họp Chính phủ chiều 29/1, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trình bày phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến góp ý cần hoàn thiện phương án thi và tuyển sinh nên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tiếp thu và hoàn thiện.
Sau khi tổng hợp ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sẽ báo cáo lãnh đạo Chính phủ. “Thời gian sớm nhất sẽ công bố phương án thi đến người dân”, ông Nguyễn Văn Nên nói.
Theo Zing
Hơn 1.000 học sinh TP HCM thi thử đại học
Ngày 26/1, hơn 1.000 học sinh khối 12 trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP HCM) bước vào kỳ thi thử đại học đợt 1 do nhà trường tổ chức.
Buổi sáng học sinh thi thử môn Ngữ văn, thời gian 180 phút; buổi chiều thi môn Vật lý 90 phút.
Theo cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng nhà trường: "Mỗi năm, trường tổ chức 3 đợt thi thử đại học cho học sinh khối 12. Các em học sinh sẽ phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn và một môn tự chọn để xét tốt nghiệp cho kỳ thi THPT quốc gia.
Học sinh trường TPHT Gia Định trong ngày đầu tiên thi thử. Ảnh: Tiền Phong.
Các em sẽ thi theo đúng tốc độ giảng dạy của thầy cô ở thời điểm thi, chứ không phải lấy toàn bộ nội dung của chương trình thi đại học, nhưng đề sẽ áp dụng mức độ phân hóa như kỳ thi chính thức".
Cô Cúc cho biết, việc thi thử góp phần định hướng tốt cho các em khi bước vào kỳ thi chính thức, tránh đăng ký số môn tràn lan vì tự biết được kiến thức mình để điều chỉnh việc học, cũng như lựa chọn môn, khối thi phù hợp. Vì vậy, khi đến kỳ thi chính thức, hầu hết học sinh đều tự tin, chủ động.
Ngoài ra, thông qua từng đợt thi, lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô giáo bộ môn sẽ nắm được chất lượng học tập của học sinh, từ đó đưa ra định hướng ôn tập cho thời gian tới".
Cũng theo lãnh đạo nhà trường, kỳ thi sẽ không lấy điểm, mà chỉ ưu tiên điểm cộng cho những em điểm cao vào điểm 1 tiết. Sau mỗi đợt thi, nhà trường tổ chức khen thưởng người đạt điểm cao nhất và thứ hai từng khối thi để tạo động lực cho học sinh.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Sẽ sửa đổi quy trình xét tuyển năm 2016 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 sắp được ban hành sẽ có những sửa đổi nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Đó là thông tin vừa được Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Dự kiến quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 sẽ được ban hành trước Tết âm...