Thủ tướng Merkel khuyên nhủ người trẻ: Hãy dành ra những phút giây lắng đọng
Bài nói chuyện của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Đại học Harvard (Mỹ) đã gây ấn tượng khi bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phá bỏ “những bức tường của sự ngu dốt và hẹp hòi”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại lễ tốt nghiệp lần thứ 368 của ĐH Harvard bang Masachusetts, Mỹ ngày 30-5 – Ảnh: AFP
Theo đài NBC News (Mỹ), ngày 30-5, nữ thủ tướng kỳ cựu của Đức, bà Angela Merkel, đã có bài nói chuyện gây ấn tượng mạnh với nhiều tân cử nhân của ĐH Harvard.
“Hơn lúc nào hết, cách tư duy và hành động của chúng ta cần phải đa phương hơn là đơn phương, toàn cầu hơn là quốc gia, hướng ra bên ngoài hơn là theo chủ nghĩa cô lập”, bà Merkel nói. “Nói ngắn gọn lại thì chúng ta cần phải hợp tác với nhau thay vì làm việc một mình”.
Mặc dù không nhắc tới tên Tổng thống Mỹ Donald Trump, song gần như ai cũng có thể nhận ra “bóng dáng” của vị tổng thống đương nhiệm Mỹ phía sau những phát biểu mang tính phản biện của bà Merkel.
Nữ thủ tướng kỳ cựu có thời gian tại nhiệm hơn 14 năm của Đức đã lắc đầu mỉm cười trước lời giới thiệu bà là “nhà lãnh đạo trên thực tế của Liên minh châu Âu” khi bước lên sân khấu ngoài trời của Harvard.
Video đang HOT
Các sinh viên của trường đã nhất loạt đứng dậy vỗ tay chào mừng bà, người được trao bằng Tiến sĩ Luật danh dự của trường.
Sau những chia sẻ riêng tư và đầy cảm xúc về một thời tuổi thơ lớn lên tại Đông Đức trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bà Merkel dành một phần bài nói chuyện để gửi tới các bạn trẻ thông điệp về những chuẩn mực giá trị bà luôn trân trọng trong sự nghiệp của mình.
“Quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương dựa trên các giá trị như dân chủ và nhân quyền đã đem lại cho chúng ta một kỷ nguyên hòa bình, có lợi cho tất cả các bên”, bà nói. “Chủ nghĩa bảo hộ và những xung đột thương mại đã phá hoại nền mậu dịch tự do quốc tế, và đó cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta”.
Khi chia sẻ những lời khuyên với các tân cử nhân, bà Merkel cho rằng họ không nên hành động vội vàng, xốc nổi, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không phát tán thông tin sai lạc. Bà khuyên họ “hãy dành thời gian để dừng lại, điềm tĩnh, ngưng lại”.
“Điều đó đòi hỏi chúng ta không mô tả những điều dối trá như sự thật và mô tả sự thật như những điều dối trá”, bà nói thêm trong những tiếng hò reo tán thưởng từ các sinh viên.
Thủ tướng Đức tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phá bỏ những bức tường. “Những bức tường trong tâm trí mọi người, những bức tường của sự ngu dốt và tâm trí hẹp hòi”, bà nói. “Tôi muốn chúng ta có thể chứng kiến những bức tường này bị phá bỏ”.
Về tổng thể, bà Merkel cũng muốn truyền đi tinh thần lạc quan và nhấn mạnh rằng các cử nhân của trường Harvard có khả năng tạo ra được sự khác biệt.
Bà cho rằng thế hệ tiếp theo cần phải tạo ra thay đổi khi đứng trước những thách thức của các thập niên tới đây như sức mạnh của công nghệ, chiến tranh và khủng bố, người nhập cư cũng như biến đổi khí hậu.
Theo tuoitre
Trường đại học Mỹ sử dụng nhựa tái chế làm áo choàng tốt nghiệp
Áo choàng tốt nghiệp của sinh viên Đại học Utah Valley đã tận dụng khoảng 70.000 chai nhựa từ các bãi rác trong năm 2019.
2019 là năm thứ năm sinh viên Đại học Utah Valley (Orem, Utah, Mỹ) mặc trang phục tái chế trong buổi lễ tốt nghiệp của trường. Sự kiện được tổ chức vào ngày 2-3/5.
Áo choàng tốt nghiệp của trường Utah Valley được đặt hàng từ công ty mũ và áo choàng Oak Hall (trụ sở tại Salem, Virginia, Mỹ), doanh nghiệp chuyên sử dụng nhựa tái chế để làm lễ phục.
Mỗi chiếc áo sử dụng khoảng 23 chai nhựa. Quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn, đầu tiên nhựa sẽ được cắt và nấu chảy, rồi được chuyển hóa thành sợi tơ, sau đó sẽ được dệt và nhuộm. Áo choàng tốt nghiệp của sinh viên Đại học Utah Valley đã tận dụng khoảng 70.000 chai nhựa từ các bãi rác trong năm 2019.
Sinh viên T.J. Mullen (West Jordan, Mỹ) tốt nghiệp bằng cử nhân thiết kế kiến trúc trong trang phục được làm từ nhựa tái chế vào 3/5/2018. Ảnh: Isaac Hale/Daily Herald
Theo đại diện công ty Oak Hall, những chiếc áo choàng làm từ nhựa tái chế có khả năng chống nhăn, nhẹ và mềm hơn sợi poly thường sử dụng để làm lễ phục tốt nghiệp truyền thống.
Kevin Walkenhorst, giám đốc bộ phận quan hệ sinh viên của trường, hào hứng nói: "Mặc dù được làm bằng nhựa tái chế, mọi người đều cho rằng trang phục của trường chúng tôi mới và trang trọng".
Tiết lộ về chi phí sản xuất, giám đốc Walkenhorst cho biết, giá thành áo làm từ nhựa tái chế không khác biệt so với áo làm từ sợi poly. Nhưng sử dụng nhựa tái chế phù hợp với sứ mệnh của trường Utah Valley là bảo vệ môi trường.
"Khi sinh viên đội mũ và áo choàng, chúng tôi muốn họ biết rằng họ đang giúp xây dựng môi trường sống lành mạnh, bền vững", giám đốc Walkenhorst nói.
Tú Anh
Theo AP
Cụ bà 99 tuổi sắp dự lễ tốt nghiệp đại học ở Mỹ Ngày 10/5, cụ Johnson sẽ dự lễ tốt nghiệp tại Đại học bang Winston-Salem trong trang phục áo, mũ cử nhân màu đỏ. Elizabeth Barker Johnson, 99 tuổi, là cựu chiến binh, giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Carolina, Mỹ. Suốt cuộc đời, bà luôn nỗ lực học tập. Bà đã đến Winston-Salem để học trung học vì quê hương không có trường...