Thủ tướng kỳ vọng ĐH Cần Thơ lọt top trường ĐH hàng đầu châu Á
Chiều ngày (10/8) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Cần Thơ. Cùng đi với đoàn còn có ông Trần Thanh Mẫn – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các bộ ngành có liên quan.
Tại buổi làm việc, PGS-TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ báo cáo Thủ tướng, trường ĐH Cần Thơ là một trong 19 trường đại học trọng điểm được Nhà nước giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; là một trong ít trường đại học đa ngành ở Việt Nam có cơ cấu ổn định với 16 khoa, 3 viện nghiên cứu, 18 trung tâm, 15 phòng ban chức năng.
Hiện trường có 98 chuyên ngành đào tạo đại học với 44.000 sinh viên, trong đó có 29.380 sinh viên chính quy. Bên cạnh đào tạo đại học, trường đã phát triển 45 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với quy mô 2.558 học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, khoa học tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật và công nghệ…
Nhà trường có tổng số 1.884 cán bộ, giảng viên và người lao động. Trong đó có 1.105 giảng viên có trình độ sau đại học, chiếm 95,11% gồm: 11 giáo sư, 133 phó giáo sư, 236 Tiến sĩ, 671 thạc sĩ. Trường hiện có bốn khu hành chính với tổng diện tích 209 ha đất.
Trong hơn 52 năm, Trường ĐH Cần Thơ đã cung cấp cho đất nước mà đặc biệt là vùng ĐBSCL 160 ngàn kỹ sư/cử nhân, 9 ngàn thạc sĩ và 100 tiến sĩ. Đây là nguồn nhân lực quan trọng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi thăm và làm việc với ĐH Cần Thơ
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được mà đội ngũ nhà giáo Trường ĐH Cần Thơ đã đóng góp trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.
“Trường ĐH Cần Thơ đứng trong tốp đầu các trường đại học của Việt Nam về số lượng công bố quốc tế. Theo xếp hạng Webo, ĐH Cần Thơ xếp thứ 3 của Việt Nam; thứ 57 của khu vực Đông Nam Á; 701 của châu Á và thứ 2.704 trong số gần 12.000 trường đại học và học viện trên thế giới. ĐH Cần Thơ hoàn toàn có thể định vị với vai trò là nơi khởi nguồn các ý tưởng sáng tạo, phát kiến, khởi nghiệp. Trường nên mạnh dạn thay đổi sứ mệnh phụng sự xã hội, thông qua đổi mới trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu sáng tạo”, Thủ tướng đề nghị.
Video đang HOT
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trường ĐH Cần Thơ.
Theo Thủ tướng, Trường ĐH Cần Thơ cần hướng đến là 1 trong 20 trường đại học hàng đầu về nghiên cứu ở Đông Nam Á vào năm 2030, là mô hình đại học kiểu mẫu của Việt Nam thông qua sự kết hợp các tri thức cơ bản với giáo dục thực tế, qua đó đào tạo nên những con người có khả năng, tạo dấu ấn mới, được vinh danh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.
Thủ tướng cũng cho rằng, trường cần hướng tới sự khác biệt và suy nghĩ độc đáo; thúc đẩy sự hiểu biết và đa dạng về văn hóa. ĐH Cần Thơ sẽ là một cộng đồng biết chia sẻ, biết hợp tác, bình đẳng và sự tôn trọng. Mục tiêu chiến lược nữa là ĐH Cần Thơ tạo cơ hội và điều kiện tiếp cận cho bất cứ ai đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về mặt học thuật.
“Để đảm chất lượng, ĐH Cần Thơ phải dựa vào 3 trụ cột. Trước hết là sự cam kết của trường, từ hiệu trưởng đến mỗi giảng viên, nhân viên và đặc biệt là sinh viên. Thứ hai là sự công nhận của xã hội. Và thứ ba là kiểm định chất lượng giáo dục”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng “đặt hàng” ĐH Cần Thơ một số việc như lọt top trường đại học hàng đầu khu vực châu Á vào năm 2020, chậm nhất là 2025 đứng trong top 1.000 của thế giới.
ĐH Cần Thơ cần tăng gấp đôi số đầu báo quốc tế trong 5 năm tới. Trường tự đưa ra cam kết về số lượng bằng xác minh, sáng chế trong 5 năm tới; cam kết về số dự án khởi nghiệp của cả sinh viên và của giảng viên, tự đưa ra cam kết về số đề tài, công nghệ chuyển giao thành công cho doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng mong muốn, ĐH Cần Thơ là cơ sở nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã đến dự lễ khánh thành giai đoạn 1 khu tổ hợp đại học và công viên phần mềm FPT tại Cần Thơ.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM: 11 giảng viên có bằng tiến sĩ chưa được công nhận
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa có Kết luận thanh tra số 12/KL-TTr về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học (ĐH) Tài nguyên và Môi trường TPHCM. Kết luận cho thấy việc tổ chức, quản lý cũng như việc đảm bảo chất lượng của trường còn có những thiếu sót, sai phạm.
Giảng viên có bằng tiến sĩ chưa được công nhận, thiếu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Theo kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cũng như chưa thành lập Hội đồng trường theo quy định tại Điều 16 của Luật Giáo dục Đại học và Điều 9 Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 70/2014/QĐ-TTg. Đặc biệt, qua kiểm tra hồ sơ có 3 cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn đào tạo tiến sĩ theo quy định của Luật Giáo dục Đại học. Như trường hợp ông N.V. K., Trưởng bộ môn Trắc địa địa chính và công trình, ông T.Q.T., Trưởng bộ môn Kỹ thuật địa chất và bà B.T.T, Trưởng bộ môn Khí tượng.
Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM có nhiều thiếu sót, sai phạm
Tại thời điểm thanh tra, đội ngũ giảng viên cơ hữu có 248 người, trong đó có 2 Giáo sư, 11 Phó Giáo sư, 31 Tiến sĩ, 190 Thạc sĩ và 14 Đại học. Ngoài ra, ngành Kỹ thuật cấp thoát nước trình độ Đại học chưa bảo đảm số lượng giảng viên cơ hữu. Thanh tra Bộ GD-ĐT, kiểm tra 44 hồ sơ giảng viên cơ hữu của trường có trình độ Tiến sĩ trở lên thì có tới 11 giảng viên có bằng Tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp từ năm 2008 đến nay chưa được công nhận văn bằng.
Đồng thời, có 39/44 hồ sơ giảng viên chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy Đại học. Số sinh viên chính quy trên một giảng viên quy đổi Khối ngành III và Khối ngành V cao hơn quy định theo Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018.
Liên kết đào tạo trái quy định
Về liên kết đào tạo, trường được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo 5 chuyên ngành liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ Đại học. Theo đó, trường đang liên kết đào tạo trình độ Đại học hệ vừa học vừa làm với 3 đơn vị (tổng số 190 học viên) được Bộ GD-ĐT cấp phép là Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tân Bách Khoa (Tây Ninh), Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương và Trường ĐH An Giang.
Tuy nhiên, năm 2017, trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo 1 lớp liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ Đại học hình thức vừa làm vừa học ngành Quản lý đất đai, đặt lớp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) chưa xin phép Bộ GD-ĐT (số lượng học viên hiện đào tạo 14 người). Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu nhà trường phải rà soát thực tế, đề xuất việc xử lý đối với sinh viên lớp liên thông nói trên, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 16/7/2018.
Ngoài ra, thanh tra Bộ cũng cho rằng về diện tích sàn xây dựng trực tiếp đào tạo, trường chưa đảm bảo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 quy định về chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục đại học. Hiện trường có 2 cơ sở đào tạo với tổng diện tích đất thuộc sở hữu hơn 6ha, nhưng đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện trường đang thuê địa điểm đào tạo của Trường Dự bị Đại học TP Hồ Chí Minh.
Tháng 11/2017, đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện đánh giá tại trường. Kết quả cho thấy, trường chưa đạt yêu cầu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (có 15/61 tiêu chí chưa đạt). Kiểm tra sổ phát bằng tốt nghiệp Đại học chính quy năm 2016-2017, đoàn thanh tra còn phát hiện, trường đã thực hiện theo đúng quy định, nhưng tại thời điểm thanh tra, trường lại chưa thực hiện việc công bố công khai thông tin về văn bằng.
Với hàng loạt thiếu sót, sai phạm nêu trên, Bộ GD-ĐT kiến nghị, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan.
Lan Phương
Theo Dân trí
Lần đầu tiên mở khóa đào tạo thạc sĩ quản lý đô thị tại Việt Nam Vì yêu cầu cấp bách cần một nguồn nhân lực về quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức ra mắt chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý và phát triển đô thị. Việt Nam có tốc độ đô thị hoá nhanh, với hơn 800 đô thị lớn nhỏ trên toàn...