Thủ tướng: Không để dịch Covid-19 lây lan vòng 3
Ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
Công điện nêu rõ, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, bùng phát trở lại trong mùa Đông tại nhiều quốc gia với số trường hợp mắc liên tục gia tăng.
Ở trong nước, sau 88 ngày liên tiếp không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly tại TP.HCM; đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, UBND tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, điều trị hiệu quả ở trong nước; tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.
Các tỉnh, thành phố, trước hết là các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch, trước hết là đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng.
Video đang HOT
Các cơ sở lưu trú, trường học, khám chữa bệnh thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng, chống dịch, công khai kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các nơi vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với trường hợp lây nhiễm dịch Covid-19 tại TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ, thần tốc truy vết mọi đối tượng Fl, F2 của các ca lây nhiễm mới phát hiện, với tinh thần cao nhất, đạt kết quả tối đa, không để lây lan vòng 3.
Việc để xảy ra lây nhiễm là vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Bộ Y tế, UBND TP.HCM có trách nhiệm giám sát xử lý vụ việc vi phạm này.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Thủ tướng cho phép tiếp tục các chuyến bay chở nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao và thân nhân nhập cảnh Việt Nam và chở lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phục vụ việc thực hiện mục tiêu kép, phục hồi kinh tế. Các chuyến bay đến Việt Nam phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Bộ Ngoại giao làm đầu mối xem xét, giải quyết việc người Việt Nam ở nước ngoài về nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có phương án đưa người Việt Nam về nước phù hợp với khả năng tiếp nhận, quản lý trong nước và yêu cầu phòng, chống dịch.
Đồng thời chỉ đạo cơ quan đại diện ở nước ngoài xem xét, chỉ cho phép các trường hợp thật sự cần thiết về nước (kể cả về nước trong dịp Tết Nguyên đán) và gửi danh sách người được về nước cho Bộ Công an, Giao thông vận tải để thực hiện các việc liên quan đến hoạt động nhập cảnh và tổ chức chuyến bay.
Các bộ ngành, địa phương hỗ trợ công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại nước ngoài; giải quyết nhanh các thủ tục tại các sân bay để kịp thời đưa công dân ta đến các cơ sở cách ly theo kế hoạch, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Bộ Quốc phòng chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung.
Không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện việc bán vé cho người nhập cảnh bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh lợi dụng nâng giá, trục lợi, xử lý nghiêm các vi phạm; hạn chế các chuyến bay chở người nhập cảnh cách ly tại Hà Nội; thực hiện nghiêm việc cách ly đối với tổ bay, tiếp viên bảo đảm đúng các yêu cầu phòng, chống dịch.
Mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý và cơ sở cách ly dân sự đủ điều kiện do các địa phương quản lý, yêu cầu đúng quy trình, quy định, thời gian cách ly. Các Bộ, cơ quan liên quan, UNND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn… theo đúng quy định.
Các cấp, các ngành, địa phương khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải hỏi ý kiến của cơ quan y tế.
Trường hợp xảy ra lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, cần thực hiện giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao và được khoanh vùng hợp lý, không áp dụng giãn cách xã hội tràn lan ở phạm vi rộng ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế cả về tinh thần đề cao cảnh giác và luôn sẵn sàng đi đầu, ứng phó mọi tình huống dịch bệnh, nâng cao năng lực khám, điều trị, khả năng truy vết, xét nghiệm nhanh, trước mắt là nhằm bảo đảm an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc. Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế sớm có phương án về việc hợp tác với nước ngoài sản xuất, mua vắc xin của nước ngoài, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.
Nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng của Việt Nam trong năm 2020
Nhận lời mời của nước Chủ tịch G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) năm 2020 là Ả Rập Saudi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến trong 2 ngày 21 và 22-11. Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về hợp tác ứng phó dịch Covid-19, thương mại đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững.
Theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự cả hai phiên thảo luận của hội nghị lần này với các chủ đề: "Vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng và việc làm" và "Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có khả năng chống chịu". Việt Nam tham dự hội nghị lần này nhằm các mục tiêu: Truyền thông điệp về kết quả của Việt Nam trong ứng phó dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, khẳng định hình ảnh phát triển năng động, khả năng thích ứng, cởi mở, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy các nội dung phù hợp với lợi ích của Việt Nam, thể hiện tinh thần xây dựng và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề quản trị kinh tế toàn cầu; góp phần nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) theo hình thức trực tuyến hôm 21-11 Ảnh: TTXVN
Năm nay, là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam được nước Chủ tịch G20 Ả Rập Saudi mời tham dự các hội nghị quan trọng của G20 như hội nghị cấp bộ trưởng trong các lĩnh vực ngoại giao, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giáo dục, y tế, kinh tế số, lao động - việc làm, môi trường, năng lượng, thương mại, du lịch... Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến đặc biệt G20 về ứng phó dịch Covid-19 vào ngày 26-3, qua đó đã khẳng định trách nhiệm, đóng góp của Việt Nam và ASEAN vào nỗ lực chung của quốc tế trong chống dịch Covid-19 cũng như truyền thông điệp về quyết tâm và kết quả chống dịch của Việt Nam. Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 là một hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng của Việt Nam trong năm 2020, có ý nghĩa nhiều mặt về chính trị, đối ngoại và kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu.
Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Tại hội nghị này, Việt Nam đã đề xuất và thúc đẩy một số vấn đề được các nước đang phát triển, đặc biệt là ASEAN và Việt Nam, quan tâm như: biến đổi khí hậu, thương mại, phát triển... Sau đó, trên cương vị chủ nhà APEC năm 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm chủ tịch. Việt Nam đã tích cực tham dự và đóng góp có trách nhiệm tại hội nghị cũng như trong quá trình tham gia các hoạt động của G20 trong năm, tạo được ấn tượng tốt đối với G20 và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong APEC 2017.
Tại Hội nghị G20 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị G20 xây dựng khuôn khổ toàn cầu mới về thúc đẩy tự do thương mại, chuyển giao công nghệ các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số và xem xét lập diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về khởi nghiệp sáng tạo. Nhiều ý kiến đóng góp của Việt Nam đã được G20 ghi nhận trong Tuyên bố chung như đề cao hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, phát triển bao trùm và bền vững, nông nghiệp và an ninh nguồn nước, việc làm trong kinh tế số... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phối hợp, thúc đẩy lợi ích và quan tâm chung của các nước đang phát triển trong nghị sự kinh tế toàn cầu như thương mại - đầu tư quốc tế, chống biến đổi khí hậu, cải cách quản trị kinh tế - tài chính toàn cầu...
Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, tạo nền tảng phát triển mới Kỳ họp họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành phiên bế mạc vào chiều 17-11. Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp đã tiếp tục khẳng định rõ tinh thần đoàn kết dân tộc, nghị lực, quyết tâm cao để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn,...