Thủ tướng duyệt chi thêm 320 tỷ đồng bảo vệ đất lúa
Thủ tướng quyết định bổ sung cho 18 tỉnh 321, 636 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách trung ương năm 2014 để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Theo quy định, các dự án “động” đến đất lúa phải qua quy trình xin cấp phép rất ngặt nghèo.
18 tỉnh được bổ sung kinh phí gồm: Hà Giang 7,462 tỷ đồng, Lạng Sơn 11,778 tỷ đồng, Bắc Kạn 5,394 tỷ đồng, Hải Phòng 16,467 tỷ đồng, Hải Dương 32,026 tỷ đồng, Nam Định 38,661 tỷ đồng, Ninh Bình 16,976 tỷ đồng, Hà Tĩnh 29,456 tỷ đồng, Quảng Trị 12,067 tỷ đồng, Quảng Nam 21,713 tỷ đồng, Bình Định 24,937 tỷ đồng, Phú Yên 13,436 tỷ đồng, Khánh Hòa 7,186 tỷ đồng, Ninh Thuận 7,549 tỷ đồng, Bình Thuận 21,575 tỷ đồng, Đắk Lắk 19,797 tỷ đồng, Bến Tre 10,969 tỷ đồng, Cà Mau 24,097 tỷ đồng.
Việc quản lý và sử dụng số kinh phí bổ sung thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với các địa phương chưa được xem xét bổ sung kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
Thăm lại 'Trường Sa trên bờ" ở vùng đất lửa
Không phải vô cớ mà nhiều người nói rằng, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch là "xã Trường Sa trên đất lửa Quảng Bình". Hiện có 32 người con xã này đã và đang gắn bó máu thịt, chắc tay súng bảo vệ biển đảo tổ quốc.
Video đang HOT
Từ "xã Trường Sa"
Tây Trạch "bén duyên" với Trường Sa bắt đầu từ năm 1982. Ngay trong đợt tuyển quân đầu tiên của đơn vị hải quân năm đó, ba chàng trai trẻ là Lê Quang Trung, Hoàng Văn Thiêm, Hoàng Văn Hải đã trúng tuyển.
Từ đó đến nay, ở xã nghèo này đã có 32 người con của quê hương tình nguyện cầm súng bảo vệ tổ quốc tại Trường Sa, đó là niềm vinh dự vô cùng lớn.
Anh Dương Thanh Luyện, xã đội trưởng xã Tây Trạch không giấu nổi tự hào khi nhắc đến những con em của xã đã đến và đang có mặt tại Trường Sa.
Câu chuyện làm anh nhớ nhất có lẽ là trường hợp của anh Phan Thanh Điền (SN 1974), ở thôn Võ Thuận.
Di ảnh CCB Gạc Ma Dương Văn Lê, người đã mất vào năm 2010 vì căn bệnh ung thư sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự
"Năm đó, tôi và bốn người bạn thân cùng nhau làm đơn tình nguyện nhập ngũ hải quân với mong muốn được bảo vệ đảo Trường Sa như những lớp đàn anh đi trước trong xã.
Chỉ có 4 người đủ tuổi là tôi, anh Dương Văn Kiểm, Phạm Xuân Cường, Dương Văn Cần. Vì Phan Thanh Điền mới chỉ 17 tuổi nên phải nhờ bố viết cho một bản giấy viết tay báo mất giấy khai sinh, sau đó khai lại tuổi từ 17 thành 19 để được đủ tuổi đi bộ đội.
Trời không phụ lòng người, năm đó cả mấy anh em đều trúng tuyển đi hải quân và vào cùng một đơn vị. Cả năm anh em khi vào nhập ngũ đều viết đơn xin đi bảo vệ Trường Sa. Nhưng chỉ có anh Luyện, Kiểm, Điềm được đi, tôi và anh Cần thì được giao nhiệm vụ đi bảo vệ thềm lục địa.
Với 8 người đi Trường Sa nên đó cũng là năm có nhiều người con của xã Tây Trạch đi bảo vệ Trường Sa nhất từ trước đến nay".
Gần đây nhất là đầu năm 2014, thêm 4 chàng trai trẻ trong xã được nhập ngũ đến với Trường Sa. Hiện nay, có ba người con của xã đang làm bộ đội chuyên nghiệp ở Trường Sa, ngày đêm canh giữ biển đảo của quê hương.
Đến đảo Gạc Ma
Sự kiện ngày 13/3/1988 ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mãi mãi là mốc son của dân tộc.
Trong trận chiến bi hùng đó, tỉnh Quảng Bình có 13 người hy sinh, 2 người được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Trận chiến giữ đảo Gạc Ma được ghi lại trong lịch sử với 64 anh hùng liệt sĩ, Quảng Bình nhiều nhất với 13 người ngã xuống.
Anh Lê Văn Đông - "Chúng tôi sẵn sàng quay lại Trường Sa nếu đất nước cần"
Nhớ lại những ngày đó, anh Lê Văn Đông ở xóm Rẫy vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh nhập ngũ năm 1985, 3 năm sau thì đơn vị chuyển ra làm nhà giàn ở đảo Gạc Ma.
"Chiều 13/3/1988, cả đơn vị chúng tôi ra đảo, ngủ được 1 đêm, đến sáng ngày 14/3/1988 thì bị tàu Trung Quốc bắn. Lúc đó tôi vớ được khúc gỗ, tôi và 8 người nữa trôi lênh đênh giữa biển. Đến chiều ngày 14 thì phía Trung Quốc vớt chúng tôi lên tàu, trói vào chân ghế, không cho ăn uống gì. Tàu chạy 3 ngày trời thì vào đất Trung Quốc.
Sau đó họ mổ vết thương ở lưng cho tôi rồi giam 9 người mỗi người một phòng. Cứ vài ngày họ lại lôi chúng tôi ra hỏi cung, họ hỏi về gia đình, về đơn vị nơi tôi đóng quân. Nhưng dù họ có hỏi gì chúng tôi đều trả lời không biết.
Giam như thế được 1 năm rưỡi thì họ cho chúng tôi gửi thư về nhà, bức thư vỏn vẹn 25 chữ nhưng cũng giúp chúng tôi báo với gia đình là chúng tôi còn sống.
Sau 3 năm, 5 tháng, 15 ngày thì chúng tôi được về nước, lúc đó vợ tôi sinh được con gái đầu lòng, vì khóc nhiều quá nên đặt tên con là Lệ Thúy. Đứa con trai thứ hai của tôi tên là Lê Quần Đảo, lần đầu tôi còn định đặt cho cháu là Lê Trường Sa đấy chứ", anh nói mà không giấu nổi niềm tự hào.
"Mấy ngày nay đọc báo, xem ti vi, đâu đâu cũng nói về chuyện Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa mà tôi thấy rạo rực trong người. Sức chẳng còn nhiều nhưng chỉ cần đất nước cần là chúng tôi sẵn sàng lên đường nhập ngũ", anh Đông cho biết.
Ở cái xã Tây Trạch này đang có rất nhiều người con đang chuẩn bị tinh thần cầm súng để bảo vệ biển đảo thân yêu của tổ quốc. Đó không chỉ vì người ta gọi Tây Trạch là xã Trường Sa, mà đơn giản chỉ vì Trường Sa đã là máu thịt của dân tộc.
Hải Sâm
Theo_VietNamNet