Thủ tướng Đức: Phương Tây sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Ukraine sau xung đột
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố các quốc gia phương Tây sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi xung đột kết thúc.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AP
Ngày 5/3, nhà lãnh đạo Đức nói rằng các nước phương Tây không phản đối việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng Kiev cần phải tuân thủ một số điều kiện đối với điều đó.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Scholz thừa nhận rằng cuộc chiến kéo dài hơn 1 năm qua giữa Nga – Ukraine đã đi vào bế tắc và đang gây ra thiệt hại to lớn cho Kiev.
Video đang HOT
Theo ông, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người duy nhất có thể phá vỡ thế bế tắc giữa Moskva và Kiev, nếu như ông đồng ý rút quân.
Thủ tướng Đức khẳng định phương Tây sẽ không để mất quyết tâm chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Ông Scholz nói thêm: “Rất khó để đánh giá điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Ukraine, nhưng có một điều hoàn toàn rõ ràng là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng viện trợ tài chính, nhân đạo cũng như vũ khí”.
Hồi tháng 2, Tạp chí Phố Wall (WSJ) trích dẫn các nguồn tin cho biết Anh, Đức và Pháp đang xem xét ký kết một thỏa thuận quốc phòng giữa Ukraine và khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi cuộc xung đột với Nga chấm dứt.
Theo thỏa thuận mà WSJ nắm được, chính quyền Kiev sẽ có quyền tiếp cận rộng rãi hơn với các thiết bị quân sự, vũ khí và đạn dược tiên tiến. Tờ báo trên khẳng định bước đi này nhằm thúc đẩy Kiev tiến tới đàm phán với Nga.
Thủ tướng Đức: Ukraine 'không khôn ngoan' khi tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây
Theo các bên ký kết cái gọi là "bản tuyên ngôn vì hòa bình", điều này có nguy cơ dẫn đến "sự trả đũa hạt nhân".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Politico
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức), Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây cho biết sẽ không khôn ngoan nếu Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà họ nhận được từ phương Tây, vì nhiều người Đức ngày càng lo ngại kịch bản này có thể xảy ra.
Khi hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ phương Tây đã vượt mốc 50 tỷ euro, một số người lo sợ về khả năng sẽ xảy ra trong trường hợp Ukraine giành ưu thế.
Phát biểu với đài truyền hình ZDF trong một cuộc phỏng vấn, ông Scholz nói: "Sẽ không khôn ngoan nếu vũ khí chúng tôi cung cấp hiện nay được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Nhưng theo luật pháp quốc tế, rõ ràng là mọi thứ chúng tôi làm đều được cho phép".
Tuy nhiên, nhiều người ở Đức lo ngại lực lượng Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga nếu họ thành công trong việc đẩy lùi các lực lượng của Moskva. Theo các bên ký kết cái gọi là "bản tuyên ngôn vì hòa bình", điều này có nguy cơ dẫn đến "sự trả đũa hạt nhân".
Phát động một cuộc tấn công vào Nga "là điều mà chúng tôi đã thảo luận và đồng ý rằng điều này không nên xảy ra", Thủ tướng Scholz nói thêm.
Vào tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định về "những gì Mỹ sẽ không làm ở Ukraine" trên tờ New York Times, trong đó ông tuyên bố rằng Washington "không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công ra ngoài biên giới của mình".
Theo ông Scholz, cách tiếp cận này tiếp tục là nguyên tắc định hướng hỗ trợ (của phương Tây) cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Đức kết luận: "Tất cả chúng tôi đều phải hành động phù hợp".
Đức phản đối hủy bỏ một đạo luật quan trọng giữa NATO và Nga Bất chấp cuộc chiến chưa có hồi kết tại Ukraine và mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây với Nga, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Berlin phản đối chấm dứt Đạo luật Sáng lập về các quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. Thủ tướng Đức Olaf Scholz...