Thủ tướng Đức mong các nước duy trì hòa bình ở Biển Đông
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay khẳng định nước này quan tâm tới việc bảo đảm con đường hàng hải an toàn và tự do ở Biển Đông và mong các nước có tranh chấp thực hiện các cam kết quốc tế ở khu vực này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và bà Merkel trong cuộc đón tiếp hôm nay. Ảnh:Reuters
Trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thăm chính thức Đức, bà Merkel cho hay Đức và các nước châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ việc thực hiện các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lại lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không để tái diễn tình trạng căng thẳng, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Các tranh chấp cũng cần được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố Ứng xử của các DOC.
Đề cập tới Hội nghị Cấp cao Á – Âu (ASEM) tại Milan (Italy) cuối tuần này, bà Merkel cho biết Đức và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông để tạo nên con đường hàng hải an toàn và tự do ở khu vực này.
Video đang HOT
Khánh Lynh
Theo VNE
"Nga đang giẫm lên lưỡi dao để duy trì ảnh hưởng ở Ukraine"
Quyết định đơn phương đưa đoàn xe chở hàng viện trợ vào Luhansk đã phản ánh nhu cầu cấp thiết của Nga đối với việc phải duy trì ảnh hưởng ở Ukraine.
Quyết định bỏ qua cảnh báo của Kiev và phương Tây đưa đoàn xe chở hàng viện trợ gây tranh cãi vào lãnh thổ Ukraine của Nga đã phản ánh nhu cầu cấp thiết của Điện Kremlin trong việc phải duy trì ảnh hưởng đối với thành viên Liên Xô cũ đang chia rẽ.
Tờ Channel News Asia ngày 23/8 dẫn lời các nhà phân tích cho biết, mặc dù Moscow đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động viện trợ nhân đạo đối với người dân sống ở khu vực chiến sự ở Đông Ukraine, nhưng Tổng thống Vladimir Putin còn một lý do riêng khác để thúc đẩy đoàn xe này vượt qua biên giới trước ngày diễn ra cuộc họp quan trọng với người đồng cấp Petro Poroshenko.
Đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga di chuyển trong lãnh thổ Luhansk.
Alexander Konovalov, Viện trưởng Viện phân tích chiến lược cho biết Poroshenko đã hy vọng sẽ tham gia đàm phán với Tổng thống Putin với vị thế vững chắc hơn.
"Chính quyền Ukraine thực đã lên kế hoạch thông báo rằng đã trấn áp được lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk trước vòng đàm phán. Nga tất nhiên muốn ngăn chặn điều này", ông Konovalov nói.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh hoạt động cứu trợ của Moscow cũng là dấu hiệu cho thấy quân nổi dậy đang rất cần giúp đỡ.
"Việc Nga đưa đoàn xe tải vào lãnh thổ Ukraine mà chưa có sự chấp thuận của Kiev như một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự trấn áp của lực lượng chính phủ tại Luhansk, nơi lực lượng ly khai đang thua trận", nhà phân tích Alexander Kliment tại Eurasia Group nói.
"Bất kỳ cuộc tấn công nào của quân đội Ukraine vào đoàn xe hoặc gần đoàn xe đều có nguy cơ thu hút một phản ứng quân sự của Nga, điều mà Kiev luôn cố tránh", ông nói thêm.
Konovalov cho biết, các nhà lãnh đạo Nga hiện đang thấy mình nằm giữa "một cái búa và một cái đe". Moscow không thể bỏ rơi những người ủng hộ ở Đông Ukraine vì điều này đồng nghĩa với việc sẽ sụt giảm sự ủng hộ trong nước Nga. Nhưng nếu tiếp tục, Nga sẽ còn phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt và cô lập nữa từ phương Tây.
Theo Konovalov, ông Putin không muốn thay đổi chính sách với Đông Ukraine vì sợ sụt giảm tín nhiệm ở trong nước. "Đây là một sự cân bằng nằm trên một lưỡi dao rất nguy hiểm vì nó có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thực sự ở châu Âu", ông Konovalov nói thêm.
Nhà phân tích độc lập Maria Lipman cho rằng, quyết định đơn phương gửi viện trợ của Nga cho thấy các cuộc đàm phán sắp tới giữa Moscow, Kiev và phương Tây sẽ không có nhiều tín hiệu tốt cho điện Kremlin.
"Tình hình rất nguy hiểm", Lipman nói. "Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa quân đội Nga và Ucraine đã tăng mạnh." Theo bà Lipman, Nga đặc biệt mong muốn Ukraine ổn định, nhưng phải nằm ngoài quỹ đạo của phương Tây. Tất cả các động thái của Nga liên quan tới cuộc xung đột Ukraine đều vì mục tiêu này.
Alexei Mukhin, Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị, Tư vấn có trụ sở tại Moscow, cho biết đoàn xe sẽ cung cấp một lý do đáng tin cậy rằng cuộc đàm phán nên hủy bỏ nếu cả hai nhận ra rằng họ sẽ không thể đi đến bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa nào nhằm kết thúc xung đột./.
Theo VNE
Trung Quốc quyết duy trì tuần tra gần đảo Nhật Bản Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/4 thông báo quân đội nước này sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tuần tra gần hòn đảo Yonaguni - nơi Nhật Bản mới đặt trạm radar theo dõi và cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 150 km. Tờ Japan Today cho hay việc lắp đặt một trạm radar giám sát trên đảo Yonaguni là...