Thủ tướng: ‘Đồng bào dân tộc phải giữ rừng như giữ sinh mạng mình’
Thủ tướng nhấn mạnh đồng bào dân tộc phải giữ rừng như giữ chính sinh mạng của mình vì rừng không chỉ là sinh kế mà còn là tấm áo giáp bảo vệ khỏi thiên tai, lũ lụt, sạt lở.
Quan điểm này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II, diễn ra sáng 4/12.
Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, người đứng đầu Chính phủ cho rằng dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.
“Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh tại châu Á với GDP tăng trung bình 6,3% trong 10 năm qua. Ngay cả khi thế giới phải đối mặt với đại dịch thế kỷ Covid-19, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020″, Thủ tướng chia sẻ.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh tại châu Á với GDP tăng trung bình 6,3% trong 10 năm qua. Ảnh: VGP.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng, sự phát triển của quốc gia đến từ thành công của các địa phương. Bên cạnh các địa phương phát triển luôn duy trì sức tăng trưởng cao, các tỉnh khó khăn – nơi có đông đồng bào dân tộc thiếu số sinh sống – vẫn luôn nỗ lực để đạt tăng trưởng khá, với ý chí không để tỉnh nhà bị bỏ lại phía sau.
Bởi vậy, người đứng đầu Chính phủ khẳng định Đảng và Nhà nước luôn có ưu tiên, chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. “Chỉ chiếm chưa đến 15% dân số, nhưng đồng bào các dân tộc đã và đang góp phần to lớn vào tiến trình phát triển của đất nước”, Thủ tướng nói.
Nhắc đến tinh thần đoàn kết dân tộc, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh “khi riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng là đại dương”. Vì vậy, đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Theo Thủ tướng, so với sự phát triển của cả nước và ở từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nhận định cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời và là “máu thịt” của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau”. Đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư phát triển bền vững đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự đại hội. Ảnh: VGP.
Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, thực hiện phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với mặt bằng chung cả nước.
Thủ tướng cho rằng với đồng bào dân tộc thiểu số, rừng là tấm áo giáp góp phần bảo vệ khỏi thiên tai, lũ lụt, sạt lở. Rừng cũng là sinh kế cho đồng bào. Vì thế, đã đến lúc đồng bào dân tộc thiểu số phải giữ rừng như chính giữ sinh mạng của mình, phải cùng nhau lên án và chặn đứng tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép.
Ông khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu để ban hành cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thực tế; từng bước để đồng bào tăng thu nhập, đảm bảo lợi ích nhiều mặt từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ lá phổi xanh của đất nước, góp phần quan trọng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phát động Chương trình 'Tết ấm cho em' năm 2021
Ngày 25/11, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức phát động chương trình "Tết ấm cho em" Xuân Tân Sửu năm 2021 tập trung hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, chịu ảnh hưởng bởi bão lụt.
Tiếp nối các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em, đồng bào miền Trung, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam các cấp triển khai chương trình "Tết ấm cho em" năm 2021 vào đúng dịp Xuân Tân Sửu để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đón một cái Tết ấm no.
Những năm qua, chương trình 'Tết ấm cho em' đã giúp đỡ cho nhiều trẻ em khó khăn. (Nguồn: BTC)
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em, chương trình "Tết ấm cho em" năm 2021 tập trung hướng đến đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, chịu ảnh hưởng bởi bão lụt. Thông qua chương trình, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam mong muốn xã hội, cộng đồng không chỉ quan tâm đến các em về mặt vật chất, mà còn cả những vấn đề mang tính cấp thiết nhằm kịp thời hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các em.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ trao 2 nghìn suất quà Tết tặng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các tỉnh Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam. Các tổ chức Hội địa phương sẽ hưởng ứng thực hiện là Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre...
Đến thời điểm hiện tại, Ban tổ chức đã vận động và sẽ trao vào dịp Tết 250 suất quà, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 1 suất quà cho 250 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em người dân tộc, chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở các tỉnh Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam với tổng trị giá 350 triệu đồng. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tiếp tục kêu gọi các tấm lòng hảo tâm đồng hành cùng Hội để kết nối những vòng tay nhân ái cùng sẻ chia với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau.
Thời gian gần đây, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hướng về miền Trung cũng như chỉ đạo tổ chức Hội các địa phương cùng chung tay. Tiêu biểu là hỗ trợ 1.000 chăn, 1.000 màn, 1.000 áo ấm, 5 tấn gạo, nhu yếu phẩm, trang thiết bị cho các trường, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân, ủng hộ tiền mặt... với tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng tặng các gia đình, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị...
Phát huy vai trò tổ chức đảng trong đồng bào dân tộc ở Sóc Trăng Sóc Trăng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ gần 31% số dân toàn tỉnh. Từ đặc thù này, thời gian qua, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành nhiều chủ trương, chính sách, cách làm mới trong công tác...