Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm tốc độ, nồng độ cồn dịp nghỉ lễ 2/9
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Ngày 19/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 750 của Thủ tướng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường.
Thủ tướng nêu rõ, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, đồng thời là tháng cao điểm về ATGT khi học sinh, sinh viên trên cả nước bước vào năm học mới, dự báo lưu lượng giao thông tăng cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông.
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm TTATGT, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch của Bộ Công an về tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm nồng độ cồn dịp nghỉ lễ 2/9. (Ảnh minh họa).
” Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT và ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy, tốc độ; chở quá tải trọng, quá số người quy định; vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đi không đúng phần đường, làn đường; vi phạm khi đi qua đường ngang…“, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Công an.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn học sinh, sinh viên các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đối với học sinh, kết hợp xử lý hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các xe ô tô đưa đón học sinh; xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các bến thủy không có giấy phép hoạt động, các phương tiện thủy không trang bị phao, áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân hoặc không bảo đảm an toàn.
Video đang HOT
Cùng đó, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT, công an xã tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm trật tự ATGT tại khu vực trường học theo thẩm quyền (thông tin kịp thời cho nhà trường về các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp).
Người đứng đầu chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chỉnh trang, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông chính, các đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm thu hút khách du lịch; rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở cao và tăng cường cảnh báo nếu cần thiết.
Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động vận tải ngay từ đầu bến, bãi, nhà ga; khẩn trương xử lý các điểm đen TNGT mới phát sinh; khẩn trương hoàn thành nâng cấp, sửa chữa các tuyến giao thông trọng điểm, trong đô thị và trả lại lòng đường cho nhân dân đi lại trong thời gian nghỉ lễ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai “Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường – tháng 9″, chỉ đạo và hướng dẫn các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; tăng cường hướng dẫn học sinh chấp hành các quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện để bảo đảm ATGT.
” Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha, mẹ, người giám hộ nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, có biện pháp quản lý và ký cam kết chấp hành pháp luật về ATGT, không giao xe máy cho con điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe…“, công điện nêu rõ.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước tăng cường lực lượng, phương tiện trang thiết bị y tế để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân TNGT.
Các địa phương rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở cao và tăng cường cảnh báo nếu cần thiết trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức trực theo chế độ 24/7 trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh.
Thủ tướng ký công điện yêu cầu tập trung phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, cũng như nghiêm cấm hoạt động phá rừng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh TPO
Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 732 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.
Công điện nêu rõ, từ đầu 7/2023 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân, nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong Nhân dân, nhất là ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2023; nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để kiểm soát, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển.
Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước mắt khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét:
Đối với các khu vực đã phát hiện có nguy cơ sạt lở, lũ quét phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.
Tổ chức hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống cho các hộ bị mất nhà do sạt lở, lũ quét hoặc phải di dời để phòng, tránh sạt lở, lũ quét, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở.
Tiếp tục rà soát kỹ, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy, xí nghiệp... Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại.
Về lâu dài, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất.
Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất; quản lý, bảo vệ rừng; hoạt động xây dựng (nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng); khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.
Rà soát, chỉ đạo xây dựng dự án, báo cáo cấp thẩm quyền bố trí và huy động nguồn lực để thực hiện các dự án mang tính căn cơ, bài bản, bền vững nhằm phòng, chống sạt lở, chủ động di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm do thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và huy động các chuyên gia, nhà khoa học khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân sạt lở, nguy cơ tai biến địa chất tại khu vực Tây Nguyên, chủ động thông tin đến cơ quan chức năng và Nhân dân biết để có giải pháp ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, bất an trong Nhân dân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 8 năm 2023.
Khẩn trương rà soát, cập nhật, hoàn thiện Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" trên cơ sở bảo đảm khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 8 năm 2023 để sớm triển khai thực hiện.
Các Bộ, ngành khác chủ động nắm tình hình, chỉ đạo, triển khai xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Thủ tướng: 'Tính toán giao đầu mối quản lý xăng dầu cho Bộ Công thương' Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đang giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, đánh giá lại để tính toán phương án thống nhất theo hướng giao đầu mối quản lý xăng dầu về Bộ Công thương. Chiều 2.11, chia sẻ bên hành lang Quốc hội liên quan đề xuất giao quản lý xăng dầu về một đầu mối là...