Thủ tướng: ‘Cần có giải pháp để tăng cường tiềm lực của báo chí’
Tại cuộc gặp mặt nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các cơ quan nghiên cứu giải pháp phù hợp để tăng cường tiềm lực của báo chí.
Chiều 17.6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 – 21.6.2022).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí chiều 17.6. Ảnh NHẬT BẮC
Vũ khí sắc bén trong phòng chống tham nhũng
Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí bày tỏ sự biết ơn về những quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thường trực Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hoạt động báo chí nước nhà.
Các đại biểu cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vai trò, tình hình hoạt động báo chí hiện nay và những định hướng lớn trong công tác báo chí, tuyên truyền trong thời gian tới; nêu những khó khăn, thách thức hiện nay cũng như kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan T.Ư tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các cơ quan báo chí, đội ngũ nhà báo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, cơ quan báo chí, người làm báo trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Video đang HOT
Thủ tướng nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam: Báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ.
Theo Thủ tướng, để đất nước có được những kết quả quan trọng thời gian qua là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Trong các thành tựu chung của đất nước, có đóng góp của báo chí cách mạng Việt Nam, các nhà báo, các cơ quan báo chí, với thông tin khách quan, trung thực, kịp thời, đúng hướng, tạo chia sẻ, tạo cảm hứng và động lực cho người dân, góp phần để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.
“Người làm báo là một trong những lực lượng trên tuyến đầu của các mặt trận”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng các thành tựu mà báo chí cách mạng Việt Nam đạt được thời gian vừa qua, ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp của báo chí vào những thành tựu chung của đất nước, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Đặc biệt, báo chí là vũ khí sắc bén trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang được Đảng ta triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Giải quyết những khó khăn của báo chí
Thủ tướng cũng chia sẻ với những khó khăn của báo chí trong điều kiện hiện nay về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực…
Thủ tướng giao Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu giải pháp tăng cường tiềm lực của báo chí phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình, điều kiện đất nước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, giải quyết được những khó khăn của báo chí và hài hòa với các lĩnh vực khác, trong tổng thể chung với các ngành nghề.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng với truyền thống, bản lĩnh, trí tuệ, “mắt sáng – lòng trong – bút sắc”, báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân vượt qua những khó khăn, thách thức, phát huy các thành tựu, kết quả đã đạt được, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các nhà báo, các cơ quan báo chí tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, hạnh phúc, ấm no của nhân dân và sự phát triển của báo chí cách mạng.
Nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền con người cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong nước.
Ngày 30.5, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai mạc lớp tập huấn "Quyền con người và báo chí" dành cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Điều hành Đề án giáo dục quyền con người. Ảnh GIA BÌNH
Theo đó, lớp tập huấn kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 30.5 đến hết ngày 1.6). Trong 3 ngày này, các học viên được trang bị thêm các kiến thức về quyền con người qua các chuyên đề giới thiệu khái quát về quyền con người; chuẩn mực và cơ chế quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam. Quan điểm, chính sách, pháp luật Việt Nam về quyền con người và tự do báo chí.
Lớp tập huấn cũng trang bị cho học viên về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam; tiếp cận dựa trên quyền trong tác nghiệp báo chí.
Giảng viên giới thiệu một chuyên đề trong lớp tập huấn. Ảnh GIA BÌNH
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban điều hành Đề án giáo dục quyền con người, nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong xã hội. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết rất tốt về quyền con người; truyền thông, định hướng dư luận về quyền con người; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực về quyền con người, cũng như nêu các gương điển hình trong đấu tranh, bảo vệ quyền con người...
Trước đó, ngày 5.9.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp đến, để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, ngày 21.12.2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được giao phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả.
Học viên thảo luận trong buổi học. Ảnh GIA BÌNH
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ TT-TT tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân...
Vụ bà Phương Hằng livestream: Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Bình Dương xử lý Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng nội dung phát ngôn trong buổi livestream có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Buổi livestream ngày 14-11 tập trung đông người, trong đó bà...