Thủ tướng Campuchia kêu gọi Đông Nam Á đăng cai World Cup
Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, bày tỏ nguyện vọng đưa ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh về khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
“Năm 2022, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, tôi muốn thấy ASEAN có tầm nhìn và kế hoạch để đăng cai tổ chức World Cup vào năm 2034 hoặc 2038. Tôi sẽ xem xét tính khả thi và yêu cầu các nhà lãnh đạo ASEAN ủng hộ sáng kiến này. Đây là khả năng thực tế”, Phnom Penh Post dẫn lời ông Hun Sen trong sự kiện giới thiệu cúp vàng World Cup.
Cựu tiền vệ vô địch World Cup 1998 cùng tuyển Pháp, Christian Karembeu có mặt tại sự kiện. Thủ tướng Campuchia tặng Karembeu một chiếc áo và xem nó như thông điệp gửi đến FIFA rằng ASEAN mong muốn được đăng cai một kỳ World Cup.
Thủ tướng Hun Sen (trái) đặt ra nguyện vọng lớn. Ảnh: Phnom Penh Post.
“Tôi muốn gửi thông điệp này cùng với chiếc áo đấu đã nhận được từ Chủ tịch FIFA khi chúng tôi ký thỏa thuận giữa ASEAN và FIFA tại Bangkok vào năm 2019. ASEAN mong muốn đăng cai tổ chức World Cup và tôi sẽ thúc đẩy sáng kiến này”, Thủ tướng Hun Sen phát biểu trong buổi lễ.
Trong lần đầu tiên từ năm 1974, chiếc cúp vàng World Cup được giới thiệu tại Campuchia, thủ tướng Hun Sen tỏ ra xúc động khi được cầm trên tay thứ mà rất nhiều người muốn sở hữu.
“Tôi tự hào khi được cầm trên tay chiếc cúp vô địch World Cup đầy ý nghĩa này. Chiếc cúp này là biểu tượng và khao khát của hàng tỷ người trên hành tinh, những người yêu thích sự công bằng trong bóng đá”, Thủ tướng Campuchia chia sẻ.
Video đang HOT
Cuối cùng, ông Hun Sen cũng kêu gọi tất cả người hâm mộ trên thế giới ủng hộ SEA Games 32, giải đấu được tổ chức trên đất Campuchia: “Tôi kêu gọi những người yêu thể thao trên toàn thế giới ủng hộ sự kiện lịch sử diễn ra tại Campuchia khi chúng tôi đăng cai tổ chức các môn thể thao của ASEAN”.
Năm 2002 là lần đầu tiên châu Á được đăng cai một kỳ World Cup, khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc là nước đồng chủ nhà. Sau 20 năm, World Cup lại trở về châu Á khi Qatar là nước đứng ra tổ chức.
Những vụ chuyển nhượng luôn dẫn đến tranh cãi lớn về tiền bạc
'Những vụ chuyển nhượng đó, khi chúng tôi bán hay mua cầu thủ, luôn dẫn đến những tranh cãi lớn về tiền bạc', Arsène Wenger kể trong cuốn tự truyện.
Tôi coi chuyển nhượng là một phần không thể thiếu trong công việc của huấn luyện viên trưởng, và thành công của mùa giải phụ thuộc phần lớn vào chất lượng công việc được thực hiện trong các kỳ chuyển nhượng.
Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc loại bỏ kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải,vì nó gây bất ổn cho các cầu thủ trong suốt cả mùa,và mọi thất bại sau đó luôn khiến họ tự vấn bản thân rằng liệu mình có thi đấu tốt hơn ở nơi khác hay không...
Như tôi đã nói trước đây, thương lượng là một nghệ thuật khó, đòi hỏi một số kỹ năng của người chơi bài poker.
Mọi thương vụ chuyển nhượng đều diễn ra trong những bối cảnh đầy cảm xúc. Tôi nhớ một cuộc đàm phán vào giữa World Cup 1998: chúng tôi có một buổi gặp với West Ham United và Ian Wright để bàn về vụ chuyển nhượng của cậu ấy.
Lúc đó chúng tôi chưa biết được rằng vài hôm sau Aimé Jacquet và Zinedine Zidane sẽ dẫn dắt đội tuyển Pháp đến chiếc cúp vàng vô địch thế giới. Ian Wright, các giám đốc của West Ham, David Dein, Sasha (con gái của David)và tôi gặp gỡ dùng bữa tại hàng hiên một nhà hàng.
Sau những thủ tục lịch thiệp thông thường, chúng tôi bắt đầu thương lượng. Sasha ngồi ở một vị trí kín đáo; vốn là một người hâm mộ lớn của Ian Wright, cô bé dần dần nhận ra chúng tôi sắp bán thần tượng của mình. Không thốt nên lời, cô nhóc tiếp tục ăn nhưng nước mắt cứ lặng lẽ chảy.
Điều đó minh họa chính xác những cuộc chuyển nhượng có ý nghĩa như thế nào đối với các cổ động viên: đôi khi cực kỳ đau đớn, nhưng lúc khác lại là hy vọng và niềm vui vỡ òa.
Trong thế giới bóng đá, đặc biệt là trong kỳ chuyển nhượng, việc trở thành một con mồi dễ dãi sẽ khuyến khích kẻ khác ăn tươi nuốt sống bạn.
Trong khoảng thời gian ở Arsenal, tôi đã tham gia vào 450 vụ chuyển nhượng. Tôi luôn mong muốn đạt được các thỏa thuận một cách thẳng thắn nhất, đơn giản nhất có thể. Nhìn lại, đó là một điều tốt đẹp: trong 22 năm chúng tôi không hề gặp phải một vấn đề pháp lý nào.
Arsène Wenger và bản hợp đồng 10 triệu bảng Thierry Henry, ra mắt CLB ngày 3/8/1999. Ảnh: Reuters/Dylan Martinez.
Tôi đã chiêu mộ một số cầu thủ sau khi xem họ thi đấu trên truyền hình. Những cầu thủ khác là người tôi đã biết rõ, chẳng hạn như Patrick Vieira, Thierry Henry và Emmanuel Petit. Một số cầu thủ khác lại thu hút sự chú ý của tôi nhờ các nhà tuyển dụng và tuyển trạch viên.
Khi mua cầu thủ, không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội kiểm chứng họ trước, nhất là khi các cầu thủ còn rất trẻ. Trong những trường hợp đó, bạn phải tin tưởng các nhà tuyển dụng cầu thủ của câu lạc bộ. Tôi đã không xem Cesc Fàbregas thi đấu trước khi tuyển dụng viên của tôi đề cử mạnh mẽ rằng chúng tôi cần chiêu mộ cậu ta.
Tất nhiên, một số vụ chuyển nhượng khác diễn ra đáng tiếc. Serge Gnabry, một cầu thủ tấn công toàn diện với tương lai xán lạn đã có trận ra mắt cho Arsenal ở tuổi 17.
Sau một chấn thương đầu gối nghiêm trọng, cậu ta có một khoảng thời gian ngắn được cho West Bromwich Albion mượn, sau đó chuyển đến Werder Bremen và giờ đây trở thành Cầu thủ xuất sắc mùa giải của Bayern Munich.
Tôi đã chiêu mộ tiền đạo người Hàn Quốc Park Chu-young vì cậu ấy đã có một mùa giải tuyệt vời với Monaco và có thái độ thi đấu rất tốt. Nhưng sau đó tôi không nghĩ rằng cậu ta đã thể hiện hết khả năng của bản thân ở Arsenal.
Tôi không nghi ngờ tài năng của Park nhưng rõ ràng cậu ấy hơi thiếu tự tin. Park đã không có được một trận đấu bước ngoặt cho mình, một màn trình diễn mà cậu có thể tự nhủ với bản thân "Thấy không, mình có thể chơi tốt ở giải Ngoại hạng". Nhưng cũng có thể là tôi đã không cho Park đủ cơ hội để thể hiện mình.
Nhiều người đã hỏi tôi, tại sao tuyển thủ Đức Lukas Podolski, một cầu thủ ghi rất nhiều bàn thắng cho tuyển quốc gia, lại không được thi đấu thường xuyên ở Arsenal, và tại sao cậu ấy lại có xu hướng được sắp xếp chơi ở cánh trái hơn là ở trung tâm.
Tuy nhiên tôi không cho rằng Lukas được ra sân nhiều hơn hay ít hơn so với các cầu thủ khác. Tôi đưa Lukas vào sân khi tôi cho rằng đó là thời điểm thích hợp để sử dụng cậu ấy.
Những vụ chuyển nhượng đó, khi chúng tôi bán hay mua cầu thủ, luôn dẫn đến những tranh cãi lớn về tiền bạc: tiền của câu lạc bộ, tiền chi cho một cầu thủ, tiền chi cho lương bổng của các cầu thủ và huấn luyện viên, huấn luyện viên này có tiếng vung tay quá trán như thế nào, hoặc ngược lại, huấn luyện viên kia chặt chẽ chi tiêu ra sao.
Tiền bạc luôn là vấn đề cốt lõi. Tôi thường xuyên được hỏi về lương bổng của các cầu thủ: lương ở mức nào là hợp lý? Tôi luôn chỉ có một câu trả lời: một mức lương hợp lý khi nó không làm mất ổn định ngân sách của câu lạc bộ.
Tuy nhiên tôi hiểu rằng ở một số khía cạnh, những mức lương này có thể gây sốc cho mọi người. Đó là lý do tôi nghĩ rằng các câu lạc bộ nên thuộc về sở hữu tư nhân hoàn toàn và không nhận thêm bất kỳ các khoản trợ cấp nào từ nhà nước.
Trong bóng đá, mức lương chỉ được coi là hợp lý nếu thu nhập ngang bằng chi tiêu. Sự giàu có của bóng đá ngày nay đến từ thu nhập truyền hình. Trong khoảng thời gian từ khi tôi đến Arsenal năm1996 và lúc tôi rời đi vào năm 2018, thu nhập từ truyền hình đã tăng tám lần. Điều này lý giải cho việc tăng lên của mức lương và mọi thứ đều chỉ ra thực tế rằng lương bổng sẽ còn tăng nữa.
Messi thoát giải 'cầu thủ tệ nhất Ligue 1' nhờ đồng đội tại PSG Georginio Wijnaldum đã phải nhận giải "cầu thủ tệ nhất Ligue 1" sau mùa giải đầu tiên tệ hại tại PSG. Tiền vệ người Hà Lan đã chuyển từ vị trí trụ cột của Liverpool trở thành "người thừa" tại PSG. Anh đã đứng đầu cuộc thăm dò với 100.000 người hâm mộ bỏ phiếu về cầu thủ tệ nhất của Ligue 1....